Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học toán có văn ở Lớp 3

doc 21 trang sangkien 31/08/2022 12860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học toán có văn ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_toan_co_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học toán có văn ở Lớp 3

  1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TOÁN CÓ VĂN Ở LỚP 3 PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1- Cơ sở lý luận . Trong tất cả các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng .Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, nó có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để học các môn học khác để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Mặt khác khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán là rất to lớn, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy logíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết trong thế giới hiện thực trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích ,tổng hợp, so sánh ,dự toán chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nề nếp phong cách và tác phong làm việc khoa học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người góp phần giáo dục ý trí và những đức tính tốt như cần cù nhẫn nại, ý thức tự vượt khó. Việc giải toán có văn ở tiểu học được ví như là " hòn đá thử vàng " của dạy học Toán. Trong giải Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tính huống khác nhau trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh trong chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo vì vậy giải toán còn là một trong những biểu hiện " năng động " trong hoạt động trí tuệ của học sinh. 1
  2. Đối với học sinh lớp 3 các em đã nắm vững cách giải một bài toán có văn xong các bài toán có liên quan đến phân số, gấp, giảm một số lần thì đây là bước đầu tiên các em được làm quen. Do vậy các em gặp không ít khó khăn khi giải các bài toán có văn ở dạng này, vì bài toán có chứa các dữ kiện là số phần, số lần bước đầu là một vấn dề trừu tượng với học sinh lớp 3 vì vậy nhiều em đã hiểu lầm và dẫn đến giải bài toán sai. 2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2014- 2015 tôi được Ban Giám Hiệu phân công tiếp tục dạy lớp 3 từ đó qua các ngày sinh hoạt chuyên môn tôi tìm ra cách dạy đạt hiệu quả cao nhất. Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi và qua trao đổi với đồng nghiệp trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đều thống nhất ý kiến. Học sinh lớp 3 thường gặp khó khăn khi học một số dạng bài toán cơ bản như sau: - Tìm một trong các phần bằng nhau của một số - Gấp một số lên nhiều lần - Giảm một số đi nhiều lần - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé - So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn Nguyên nhân chủ yếu là do tư duy của học sinh tiểu học nói chung và tư duy của học sinh lớp 3 nói riêng còn hạn chế nên việc đọc kĩ đầu bài với các em còn chưa có, nắm cái đã cho, cái cần tìm còn lơ mơ. Khi đọc đầu bài toán các em cảm thấy nó cứ giống với những bài nào đó đã làm rồi nhưng thực tế bản chất của nó khác nhau vì các em thường bị nhầm lẫm, ngộ nhận bởi các từ " Cảm ứng " hoặc bị lôi cuốn vào các yếu tố không tường minh. Từ thực trạng trên kết hợp với việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi. Tôi thiết nghĩ chất lượng giải toán có văn được nâng cao nếu có những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, khắc phục những tồn tại và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh . 2
  3. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi không tham vọng trình bày tất cả các vấn đề có liên quan đế bài toán có lời văn mà chỉ đề cập đến việc dạy toán có văn ở lớp 3, đặc biệt là một số dạng bài cơ bản mà qua giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng khi tiếp thu và đưa ra cách dạy mà tôi cho là hiệu quả nhất. PHẦN II : NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh. Muốn dạy thành công môn toán nói chung và toán có lời văn nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững trình độ nhận thức của lớp mình để từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học ( tuần 1) khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát phân loại học sinh theo hai đề: Đề 1: Thực hiện phép tính, tính giá trị biểu thức, tìm x. Đề 2: 3 bài toán có văn. Kết quả cụ thể như sau : ( Tổng số học sinh trong lớp là 22) Đề Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB SL % SL % SL % SL % Đề 1 7 31,8 8 36,3 6 27,4 1 4,5 Đề 2 3 13,6 6 27,3 9 40,9 4 18,2 Qua khảo sát và thực tế giảng dạy chương trình sách giáo khoa lớp 3 tôi nhận thấy: - Phần kĩ năng cơ bản và tính toán học sinh khá thành thạo có 21/22 em đạt điểm từ trung bình trở lên. Trong đó có 15/22 em đạt điểm khá giỏi. - Phần thực hiện kĩ năng giải toán kém hơn có 18/22 em đạt điểm trung bình trở lên trong đó điểm khá giỏi chỉ có 9/22 em. 2. Nguyên nhân dẫn đến kĩ năng giải toán có văn của học sinh còn hạn chế 3
  4. Qua khảo sát và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán của học sinh còn hạn chế là do các em thường gặp một số khó khăn trong giải toán có văn cụ thể là : - Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán, khó nhận thức được bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái cần tìm với cái đã cho nhất là không nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan hệ lôgíc giữa dữ kiện và ẩn số. - Nội dung bài toán lớp 3 thường nêu ra những tình huống quen thuộc gần gũi với học sinh trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng. Khi học sinh tìm hiểu bài toán các em thường bị phân tán vào các nội dung cụ thể của đại lượng hơn là các yếu tố cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của bài toán theo yêu cầu của câu hỏi. - Trong các bài toán có văn ở lớp 3 các dữ kiện thường là không thừa hoặc không thiếu. Vì vậy học sinh thường quan niệm bài toán bao giờ cũng có đáp số, vấn đề là tìm cách nào đó để có đáp số. Nhưng khi đề toán ra ngoài cách đó thì học sinh rất lúng túng kể cả học sinh giỏi. - Nhiều bài toán ở lớp 3 chứa các từ gọi là từ " Chìa khoá " hay từ " cảm ứng nội dung của nó thường gợi ra những phép tính cụ thể. Chẳng hạn : thêm " gợi phép tính cộng, "bớt " gợi phép tính trừ Vì vậy học sinh không đọc kĩ đầu bài, không nắm vững cách làm bài, các em thường bị ám ảnh bởi tác dụng của từ " cảm ứng " nên dẫn đến chọn sai phép tính. - Học sinh lớp 3 thường xử lý các điều kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa ra trong đầu bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự việc. Nếu đảo ngược các sự việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì nhiều học sinh còn gặp khó khăn. - Học sinh hay bị ngộ nhận giữa số lần và số đơn vị. Do học sinh không đọc kỹ đầu bài nên không xác định được yếu tố cơ bản của bài toán. Do đó việc thực hiện giải toán còn gặp nhiều khó khăn. 4
  5. Qua kết quả khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán có văn của học sinh lớp 3 còn hạn chế. Tôi xin đưa ra những giải pháp chung để nâng cao chất lượng giải toán có văn của học sinh và cách dạy một số bài cơ bản trong chương trình sách giáo khoa toán 3. II- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU. 1. Những giải pháp chung. a) Nắm vững nội dung chương trình. Việc nắm vững nội dung, chương trình là yêu cầu cần thiết và bắt buộc đối với giáo viên. Bởi vì mỗi đơn vị kiến thức toán ở tiểu học nói chung và toán ở lớp 3 nói riêng như những mắt xích nằm trong hệ thống logic kiến thức và kỹ năng của chương trình. Nếu không nắm vững nội dung chương trình người giáo viên không thể cung cấp cho học sinh một cánh có hệ thống các kỹ năng, kỹ sảo mà học sinh phải lĩnh hội. b) Thực hiện nghiêm túc các quy trình giải toán có văn. Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải toán có văn còn chưa đạt hiệu quả một phần là do giáo viên chưa tuân thủ quy trình giải toán có văn đặc biệt là ở bước 1 (tìm hiểu kỹ đầu bài) và bước 2 ( lập kế hoạch giải). Bước 1 có vị trí vô cùng quan trọng, có thể ví như "chiếc chìa khoá" để mở ra cách giải, bởi lẽ có làm tốt bước này thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Vì vậy khi dạy giải toán tôi luôn thực hiện đầy đủ quy trình giải toán có văn và coi trọng hơn bước 1 của quy trình. c) Tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh khi học toán có văn. Như chúng ta đã biết trực quan đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết không những hỗ trợ việc nắm kiến thức mà nó còn tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh. Vì vậy khi giải toán có văn tôi luôn cố gắng cho học sinh sử dụng đồ dùng học tập để nắm bài một cách bản chất hơn. Ngoài ra tôi còn có tổ chức các hình thức học tập sinh động như: Trò chơi, sưu tầm những bài toán vui những bài toán gần gũi với 5
  6. cuộc sống, đọc cho các em nghe, giải thích cho các em cách giải Tôi luôn khuyến khích các em tự sưu tầm đề toán hoặc tự đặt đề toán cho cả lớp giải hoặc tham khảo. d) Giáo viên cần nắm được định hướng đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng. Qua nghiên cứu tài liệu chuyên môn và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: về mặt bản chất đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Như vậy mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách mình. - Đổi mới phương pháp dạy học toán được thể hiện đậm nét ở chỗ: + Đổi mới phương pháp dạy học toán được định hướng ngay trong quá trình xác định mục tiêu từng môn học, đặc biệt trong khâu thể hiện nội dung của từng bài học, trong quá trình soạn bài. + Tập trung vào dạy cách học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách và có nhu cầu tự học. Khuyến khích dạy học cá nhân và dạy học hợp tác để phát triển năng lực theo khả năng của từng học sinh và để tận dụng môi trường giáo dục tạo ra mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh và môi trường giáo dục. + Coi trọng khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học, do đó học sinh có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và biết vận dụng chúng với sự hỗ trợ hợp lý của giáo viên và môi trường giáo dục .Giáo viên là chủ 6