Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi Toán học để dạy phép tính về số tự nhiên Lớp 3

doc 17 trang sangkien 27/08/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi Toán học để dạy phép tính về số tự nhiên Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_toan_hoc_de_day_phep.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi Toán học để dạy phép tính về số tự nhiên Lớp 3

  1. A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đất nước ta đang trên đà phát triển, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Vì vậy cần có những con người đáp ứng với thời đại và xu thế đó. Do vậy, đòi hỏi Giáo dục và đào tạo cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 khoá VIII ghi rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hoá thắng lợi phải phát triển Giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững” và cụ thể hơn để tạo ra những con người có đủ đức và tài phục vụ đất nước Đảng đã thể chế hoá nghị quyết trên bằng luật giáo dục sửa đổi 2005 trong đó nêu rõ về vấn đề đổi mới phương pháp “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học ”. Như vậy, tư tưởng và mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Trong những năm học vừa qua phong trào đổi mới phương pháp dạy học một số giáo viên tâm huyết với nghề, nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần cũng như xu thế mới. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn “Thuyết trình kết hợp đàm thoại” vì thế học sinh chưa biết cách tự học, học tập còn mang tính thụ động dẫn đến học sinh lĩnh hội kiến thức một cách máy móc Việc nhận thức của các em chủ yếu dựa vào hoạt động trực giác hoặc thông qua các trò chơi học toán. Bởi tâm lý của các em vẫn mang tính thích chơi “Học mà chơi - chơi mà học”, “Chơi vui - học càng vui” Với lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế trò chơi toán học để dạy phép tính về số tự nhiên lớp 3”. 2. Mục đích nghiên cứu: Qua tìm hiểu tại đơn vị tôi nhận thấy đã có nhiều đồng chí nghiên cứu các mảng đề tài toán học khác nhau. Mỗi mảng đề tài tìm hiểu các khía cạnh khác nhau như: Các yếu tố về hình học, giải toán có lời văn hay những kinh nghiệm được rút ra từ phương pháp dạy học của giáo viên, song chưa có đề tài nào đề 1
  2. cập tới khía cạnh “Thiết kế trò chơi toán học để dạy phép tính về số tự nhiên lớp 3”. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trên. 3. Đối tượng và cơ sở nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Sốp Cộp. 3.2. Cơ sở nghiên cứu: Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh chưa biết cách học tập, học còn mang tính thụ động hơn nữa đây cũng là môn học khá trừu tượng. Việc nhận thức của các em chủ yếu dựa vào các hoạt động trực giác hoặc thông qua các trò chơi học toán. Nhiều học sinh không tham gia xây dựng bài mà chỉ chăm chú ghi chép . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học toán Tiểu học ở lớp 3. + Tìm hiểu trò chơi học toán cho việc thực hiện tốt bốn phép tính ở lớp 3. + Tìm hiểu giúp trẻ học toán thông qua trò chơi toán học. + Thực nghiệm thiết kế một số trò chơi để thực hiện tốt dạy học bốn phép tính ở lớp 3. 5. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp thực nghiệm. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, mục tiêu của quá trình dạy học bậc Tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, giúp học sinh hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho các em những kiến thức kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở những lớp kế tiếp. Cụ thể hơn mục tiêu môn Toán ở Tiểu học đã thể hiện rõ: “Môn Toán nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản”. 2
  3. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động linh hoạt, sáng tạo”. Chúng ta đều biết , với học sinh tiểu học hoạt động chủ đạo cả các em là hoạt động học. Tuy nhiên tâm lí thích chơi vẫn chiếm ưu thế “Chơi mà học - Học mà chơi, Chơi vui học càng vui”. Do vậy trò chơi là một phương pháp hữu hiệu, để chuyển tải kiến thức cho các em một cách tự nhiên và hấp dẫn. * Một số vấn đề về trò chơi toán học ở Tiểu học: + Khái niệm và đặc điểm về trò chơi toán học ở Tiểu học: - Khái niệm: Trò chơi sư phạm trong học tập toán được hiểu là hình thức học tập môn toán theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ môn toán mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học toán mà việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm giúp học sinh lĩnh hội, củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống một cách tự giác, tích cực độc lập sáng tạo. Như vậy ở góc độ dạy học toán Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng. Quan điểm dạy học giải quyết vấn đề ở mức độ cao là giải quyết tình huống. Một trò chơi sư pham trong dạy học toán có các đặc điểm sau: Trò chơi phải là tình huống mang vấn đề toán học, hướng đích vào việc dạy học. Nhằm giúp học sinh vào hoạt động toán học, hoạt động trí tuệ, tích cực hoá hoạt động của học sinh. Trò chơi phải là cầu nối giữa kiến thức toán học và thực tiễn cuộc sống. - Đặc điểm: Nội dung chơi phong phú nhưng cần chú ý đặc điểm tâm lý của học sinh. Các phương tiện, vật liệu của trò chơi khá phong phú. - Luật chơi: Là quy tắc của một bước trò chơi, luật thắng thua, luật điểm tốt, Giáo viên cần diễn đạt trò chơi một cách ngắn gon, chính xác, dễ hiểu để các em nắm 3
  4. vững luật chơi. Giáo viên cần duy trì đúng luật chơi vì nếu làm ngược lại trò chơi chỉ mang tính chất là một bài tập thông thường. - Thời gian quy định chơi: Việc xác định thời gian chơ một trò chơi tương ứng với việc xác định kiến thức cho một nội dung chơi. Giáo viên cấn chú ý tới tiến độ đúng đắn trong khi chơi, nếu nhanh quá thì học sinh chỉ trả lời bằng dự đoán mà không suy nghĩ. Còn nếu chậm quá thì trò chơi trở nên nhạt nhẽo, khô khan giảm hứng thú học tập của học sinh và ảnh hưởng tới thời gian của giáo viên. - Tính thi đua: Học sinh tham gia thực hiện trò chơi phải tìm tòi chiến lược để dành phần thắng. Việc tìm tòi đó đòi hỏi học sinh phải biết toán học hoá các tình huống, phải biết các thao tác tư duy: đặc biệt hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, biết dự đoán các tìm tòi có lý. Việc tìm tòi chiến lược để thắng là việc tìm tòi thuật toán, thuật giải tương ứng. + Vai trò của trò chơi trong dạy toán ở Tiểu học: Các hoạt động về lĩnh vực trò chơi như: Mẫu luật chơi, tìm cách chơi để dành phần thắng chính là các hoạt động toán học, lĩnh hội các tri thức toán học tiềm ẩn trong trò chơi được cho ở dạng môi trường với các tình huống có vấn đề toán học. Học sinh trong quá trình thích nghi với môi trường nhờ việc vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp đã học cũng như kinh nghiệm của học sinh để biến đổi môi trường, giải quyết vấn đề. Qua đó rèn các kĩ năng toán học hoá tình huống, từ chỗ vận dụng toán học tới chỗ tích luỹ thêm kiến thức cũng như kĩ năng mới. Trò chơi toán học là phương tiện, phương pháp hấp dẫn, cuốn hút học sinh hình thành năng lực, phẩm chất, trí tuệ. Vì quá trình tham gia trò chơi của học sinh cần huy động các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá cũng như các hoạt động toán học khác một cách chủ định. Thông qua trò chơi rèn luyện học sinh giải quyết vấn đề tự giác, hình thành ý thức vượt khó, theo đuổi kết quả tới cùng, phát triển các phẩm chất tư duy linh hoạt, sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng không gian. Thông qua việc thực hiện các trò chơi toán ở lớp có thể tiến hành phương pháp cá nhân hoá việc học. Các trò chơi tiến hành trong giờ học toán được tiến hành từng căp, từng nhóm hoặc cả lớp tham gia tuỳ mức độ phức tạp của nội dung chơi hoặc các phương tiện sử dụng khi chơi. 4
  5. Thông qua trò chơi có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục học sinh tính nghiêm túc kỷ luật, tính trung thực, tính tự giác, tính kiên trì vượt khó để tiếp nhận tri thức toán học. Trò chơi toán học trong dạy học ở Tiểu học, kích thích hứng thú học tập của học sinh trong dạy học toán phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi vì thế học sinh tự giác tư duy tích cực, lớp học sôi nổi. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy trò chơi học toán có những ưu điểm và hạn chế sau: + Giúp học sinh tiếp cận hay củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành một cách nhẹ nhàng tự nhiên, tạo tâm thế hào hứng khi tham gia các hoạt động học tập. Phát huy tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lý nhanh các tình huống khi tham gia các trò chơi. + Phát huy năng lực cá nhân, hoà nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác. Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đồng đội khi tham gia trò chơi. * Xuất phát từ mục tiêu toán và tác dụng của mỗi trò chơi ta có thể phân loại trò chơi: - Trò chơi vận động. - Trò chơi trí lực. - Trò chơi kết hợp vận động với trí tuệ. * Song cũng có thể phân loại trò chơi theo mục đích sử dụng như: - Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức. - Trò chơi củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành. - Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn luyện tư duy + Tổ chức trò chơi học tập một cách hình thức. Có thể khẳng định không phải tiết nào cũng triển khai trò chơi một cách hứng thú cho học sinh. Tuy vậy, trong một số tiết dạy nếu đưa trò chơi học tập vào thì hiệu quả tiết dạy sẽ khả quan hơn, bởi một điều chắc chắn là tiết học sẽ sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn, sôi nổi hơn, dẫn đến kết quả học tập sẽ cao hơn là điều dễ hiểu. Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tế dạy học cho thấy; đổi mới phương pháp dạy học là điều thiết yếu. Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? Thiết kế trò chơi học toán ra sao ? và đưa vào bài học nào? cho có hiệu quả. Chương II: Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn 5