Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tính giá trị biểu thức ở Lớp 3

doc 24 trang sangkien 27/08/2022 9540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tính giá trị biểu thức ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tính giá trị biểu thức ở Lớp 3

  1. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Môn toán là một trong những môn học được quy định bắt buộc trong kế hoạch giáo dục và đào tạo ở bậc Tiểu học, là môn học góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc ở các em nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Trong chương trình tiểu học mới các nội dung yếu tố đại số được tích hợp trong số học, góp phần nâng tầm khái quát hoá của nội dung số học và tăng điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức số học, nhằm phát huy tối đa tư duy lôgic toán ở mỗi học sinh. Biểu thức là mảng kiến thức của vấn đề các yếu tố đại số. ở Tiểu học không định nghĩa khái niệm biểu thức mà chỉ giới thiệu "hình thức thể hiện" là các số, các chữ liên kết bởi dấu các phép tính. Mục tiêu chủ yếu của môn toán ở Tiểu học là bồi dưỡng kĩ năng tính toán, người học phải thực hiện thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. ở Tiểu học vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ lớp 1 thông qua phép cộng, trừ. Đến cuối lớp 2 dạy học về phép nhân, phép chia. Vấn đề biểu thức bắt đầu từ lớp 3 đã trở nên phức tạp hơn đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức chứa nhiều dấu và nhiều số hơn. Trong giờ dạy vấn đề biểu thức giáo viên chưa thật sự cảm thấy hứng thú với vấn đề thực hiện biểu thức. Vấn đề biểu thức được giới thiệu ngay từ Tiểu học thế nhưng trong báo Toán học tuổi trẻ Số 1 năm 1998 có 1 học sinh PTCS hỏi: "Khi viết A : B x C thường hiểu là A hay A x C B x C B Vậy tại sao học sinh PTCS lại không thực hiện thứ tự phép tính đó được. Theo tôi nghĩ nguyên nhân chính ở đây là do kỹ năng thực hành về mảng biểu thức của học sinh còn kém. Chưa nắm chắc quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính, chính vì thế mà tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tính giá trị biểu thức ở lớp 3". Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 1
  2. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học Qua đề tài này tôi muốn hệ thống hoá nội dung, mức độ về vấn đề biểu thức trong chương trình toán 3. Từ đó đưa ra một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 3. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu cấu trúc, nội dung mạch kiến thức và đưa ra những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3 ở các trường tiểu học miền núi Quan Sơn - Thanh Hóa. III. đối tượng và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Tính giá trị của biểu thức ở lớp 3. 2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3 ở các trường tiểu học. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát thực trạng dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3 ở các trường tiểu học miền núi Quan Sơn - Thanh Hóa. Phát hiện ra những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức trong chương trình Toán lớp 3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 cho các trường tiểu học miền núi Quan Sơn. V. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung và các phương pháp dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức trong chương trình Toán lớp 3 ở các trường tiểu học miền núi Quan Sơn. Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nội dung Tính giá trị của biểu thức trong chương trình Toán lớp 3. VI. Các phương pháp nghiên cứu Dựa vào quan điểm hệ thống cấu trúc, thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp cơ bản sau đây: Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 2
  3. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 1. Dùng phương pháp điều tra - Xã hội học. Chủ yếu để khẳng định tính chân xác, tính đúng đắn của thực trạng, nguyên nhân và hệ thống biện pháp. 2. Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết nhằm thống nhất một số quan điểm dùng làm cơ sở khoa học cho đề tài. 3. Sử dụng phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm để xác định bản chất của thực trạng, nguyên nhân và rút ra hệ thống các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung nói trên. Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 3
  4. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học B. Phần nội dung Chương I Thực trạng của việc dạy học tính giá trị biểu thức Cho học sinh lớp 3 hiện nay Trong chương trình toán 3. Số tiết hình học và đo lường chiếm không quá 18% tổng số tiết toán. Do đó dạy và học tốt các tiết về vấn đề biểu thức, giải toán liên quan đến vấn đề biểu thức có ý nghĩa quyết định thành công của dạy và học môn toán lớp 3 . Đây là mảng kiến thức chiếm số lượng rất lớn trong chương trình toán lớp 3. Trong mỗi bài có một mục đích khác nhau, nhưng mục đích chung chính là học sinh phải biết tính giá trị biểu thức thật chính xác. Đối với phép tính đơn giản thì học sinh thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đối với dạng phức tạp có rất nhiều nhầm lẫn. Chẳng hạn: 12 : 3 x 4 = = 4 x 4 = 16 Phép tính đó phải thực hiện từ trái qua phải nhưng do các em nắm quy tắc không đúng nên đã đưa ra kết quả: 12 : 3 x 4 = 12 : 12 = 1 Hoặc: 81 - 70 - 3 = 9 - 3 = 6 Nhưng do nắm quy tắc sai nên học sinh đã đưa ra kết quả khác nữa: 81 - 70 - 3 = 81 - 67 = 14 Khi thực hiện phép tính có nhiều dấu, học sinh hay lúng túng không biết thực hiện như thế nào mà học sinh Tiểu học có đặc điểm "dễ nhớ nhanh quên". Do đó trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học toán thì nhất thiết phải chú trọng đến mảng kiến thức này. Vào đầu năm học 2009- 2010 sau khi nhận lớp, tìm hiểu tình hình học tập của các em tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học cho mình. Đối với môn Toán là một môn học có nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng nên tôi đã rất chú trọng kiểm tra việc Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 4
  5. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học nắm kiến thức và kỹ năng lớp dưới của các em để kịp thời bổ sung những thiếu hụt cần thiết cho các em. Qua khảo sát đầu năm học về vấn đề tính giá trị biểu thức của học sinh lớp 3B, Trường Tiểu học Mường Mìn, Quan Sơn, Thanh Hoá thu được kết quả như sau: Loại Loại yếu Loại TB Loại khá Loại giỏi Tổng số học Số lượng 3 5 2 0 sinh(10 em) Tỷ lệ (%) 30% 50% 20% 0% Kết quả khảo trên cho chúng ta thấy số học sinh khá giỏi về tính giá trị của biểu thức đang còn chiếm tỉ lệ rất thấp, số học sinh còn yếu, trung bình về kĩ năng này chiếm tỉ lệ khá cao. Về cơ bản các em đang còn thiếu rất nhiều các kĩ năng và kiến thức đặc biệt là quy trình về Tính giá trị của biểu thức ở lớp 3. Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 5
  6. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học Chương 2 Nội dung, mức độ và các phương pháp dạy học biểu thức trong môn toán lớp 3 I. Nội dung và mức độ của dạy học biểu thức ở lớp 3 Nội dung tính giá trị biểu thức chương trình toán 3 thể hiện trong SGK chiếm số lượng rất lớn. 1. Nội dung Qua thống kê ta thấy các bài tập thuộc vấn đề biểu thức có nội dung thể hiện như sau: Số lượng TT Dạng bài tập Ví dụ Trang bài tập Tính nhẩm1. (Biểu thức chứa 2 số) 400 + 300 = 4 8 268 - 68 + 17 = 79 8 81 : 9 x 7 = 80 6 Tính2. giá trị biểu thức 41 x 5 -100 = 93 - 48 : 8 = 82 8 (65 + 15 ) x 2 = 5000 + 1000 = 103 8 Thực hiện phép tính trong phạm 7000 - 2000 = 105 8 3. vi 10 000 2000 x 2 = 113 6 3224 : 4 = 119 4 18 257 + 64 439 = 155 4 Thực hiện phép tính trong phạm 63 780 - 18 546 = 157 3 4. vi 100 000 3000 x2 = 162 8 15 000 :3 = 165 3 Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 6
  7. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học 2. Mức độ TT Loại Dạng biểu thức Ví dụ 1 - Thực hiện tính giá trị biểu thức chỉ có 8129 + 5936 = 2 số. 2918 :9 = Tính biểu - Thực hiện tính giá trị biểu thức chứa 281 + 142 + 304 = thức đơn nhiều số(giữa các số trong một phép 148 : 2 x 3 = giản tính chỉ liên kết bằng một dấu +. -, hoặc x, : ) ta thực hiện từ trái qua phải. 2 - Trong biểu thức có cả dấu +, -, x , : 3 x 18 + 64 :4 = Tính biểu (ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ thức phức sau) tạp - Trong biểu thức có cả dấu ngoặc (ta (85 x 3 + 7) : 9 = thực hiện trong dấu ngoặc trước) 3Các bài toán - Các bài toán giải bằng cách tính biểu - Một quyển vở có 32 giải liên thức đơn giản trang. Hỏi 9 quyển quan đến - Giải toán bằng cách tính biểu thức vở cùng loại có tất cả biểu thức phức tạp. bao nhiêu trang? II. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) tron g dạy tính giá trị biểu thức ở lớp 3 Do đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học "dễ nhớ nhanh quên" vì vậy nội dung của vấn đề biểu thức nói riêng và toán 3 nói chung xây dựng theo hướng vòng tròn đồng tâm các kiến thức và cácc khái niệm về biểu thức được sắp xếp và phát triển. Nhờ đó mà nội dung của môn toán được củng cố thường xuyên và được phát triển dần từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học các vấn đề biểu thức ở Tiểu học hiện nay cùng với phương pháp dạy học hiện đại vào nhà trường. Tôi thiết nghĩ để dạy tốt về những vấn đề biểu thức nhất thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp dạy học tương ứng với hệ thống mức độ kiến thức đã đề ra và trong các phương pháp dạy học này phải huy động một cách tối đa khả năng tích cực nhận thức của học sinh. Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 7
  8. Đề tài kết thúc môn học Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học PPDHTC là dạng tìm tòi sáng tạo (thầy hướng dẫn, trợ giúp trong vai trò chủ đạo trò tự mình chủ động tìm ra kiến thức và tập dượt sáng tạo) bao gồm các PP chủ yếu như: gợi mở, đàm thoại, vấn đáp, trực quan. Việc sử dụng các phương pháp dạy học trong việc giải quyết vấn đề biểu thức ở Tiểu học cần phải linh hoạt , sáng tạo phù hợp với mục đích nội dung và điều kiện tìm các giá trị số. Sau đây tôi sẽ trình bày phương pháp dạy học vấn đề biểu thức ở Tiểu học lớp 3. 1. Biểu thức số 1.1 Mức độ 1: Thực hiện các biểu thức đơn giản chính là khái niệm tính tổng, hiệu, tích, thương. Đây là dạng được sử dụng rộng rãi nhất. Ngay từ lớp 1 khái niệm thực hiện phép tính cộng, trừ đã được hình thành và lên lớp 2 tiếp tục hình thành kỹ năng nhân, chia và dần xây dựng kiến thức cao hơn để giúp cho học sinh có tư duy trong việc thực hiện biểu thức phức tạp. a. Thực hiện phép tính 2 số Phép cộng, phép trừ ngay từ lớp 1 các em đã làm phép tính cộng, trừ 2 số có một chứ số thành thạo đó chính là nền tảng để giúp các em thực hiện phép tính 2 số có nhiều chữ số Ví dụ 1: 3526 + 2759 = Học sinh chỉ việc đặt vị trí sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, - Cộng từ phải qua trái 3526 + 2759 6285 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ1 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6 Ví dụ 2: 8652 - 3917 = Trước tiên các em đặt các số sao cho đúng vị trí tương tự ví dụ1 - Trừ theo thứ tự từ phải qua trái Dạy học tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 Phạm Thị Hoa 8