SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Đông Xuân - Đông Sơn nắm vững cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng a:bxc

doc 22 trang sangkien 01/09/2022 5401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Đông Xuân - Đông Sơn nắm vững cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng a:bxc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_truong_tieu_hoc_do.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Đông Xuân - Đông Sơn nắm vững cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng a:bxc

  1. A. ĐẶT VÊN ĐỀ Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng ở nhân cách con người. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống. Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đây là giai đoạn quan trọng giúp các em hình thành các kĩ năng giải toán có lời văn. Lớp 3 các em được làm quen với các dạng toán có lời văn như tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, và đặc biệt là học sinh biết giải toán có lời văn bằng hai phép tính như dạng bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày. Vì vậy, việc biết giải toán có lời văn đối với các em là rất quan trọng. Nhờ giải toán các em có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Qua việc dạy học giải toán có lời văn sẽ giúp các em tự phát hiện vấn đề, giái quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra qui tắc ở dạng khái quát nhất định hay nói một cách khác dạy học giải toán sẽ phát triển khả năng suy luận, lập luận và trình bày các kết quả theo một trình tự hợp lý làm cơ sở vững chắc để các em giải tốt các dạng toán có lời văn ở giai đoạn II bậc tiểu học và là tiền đề cho quá trình dạy học toán ở các lớp cao hơn sau này. Năm học 2015- 2016, tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp 3B. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy khả năng giải toán có lời văn của học sinh còn nhiều hạn chế nhất là những bài toán hợp giải bằng hai phép tính. Nguyên nhân chính là do các em còn nhầm lẫn giữa các dạng bài toán giống nhau, rập khuôn theo mẫu hoặc công thức mà không hiểu được bản chất của dạng toán nên không giải thích được cách làm. Xác định được vị trí, tầm quan trọng trong việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3. Trăn trở với việc làm thế nào để nâng cao chất lượng của lớp mình phụ trách. Tôi xét thấy mình cần tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 trường Tiểu học Đông Xu©n - Đông Sơn nắm vững cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng a:bxc ”. B.GIẢI QUYẾT VÊN ĐỀ 1
  2. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong học toán, HS không phải chỉ cần nắm chắc kiến thức là có thể làm toán tốt, nhanh, chính xác. Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Việc hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không phải chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi HS phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính, đòi hỏi khả năng bộc lộ suy nghĩ của HS, đòi hỏi HS phải biết làm tính thông thạo. 1. Yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học - Giúp HS luyện tập, cũng cố, vận dụng các kiến thức toán học, các kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hành vào thực tiễn. - Phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp và thao tác phân tích - tổng hợp, so sánh, suy luận , qua đó nâng cao năng lực hoạt động trí tuệ cho HS. - Rèn cho HS kĩ năng đặt tính, đặt lời giải cho bài toán có lời văn và phong cách làm việc khoa học, học tập linh hoạt, sáng tạo. 2. Yêu cầu cơ bản về giải toán có lời văn ở lớp 3 : - Biết giải và trình bày bài giải có đến 2 phép tính. - Biết giải và trình bày bài giải một số dạng bài như: tìm một trong các phần bằng nhau của một số bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Mçi bµi to¸n c¸c em cã lµm tèt ®­îc hay kh«ng ®Òu phô thuéc vµo c¸c ph­¬ng ph¸p gi¶i to¸n ®­îc vËn dông ë mçi b­íc gi¶i bµi to¸n ®ã. - Một số bước chung để giải một bài toán có lời văn như sau: *Bước 1: Đọc kĩ đầu bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm. Sau đó thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và tóm tắt bài toán bằng lời, bằng kí hiệu ngắn gọn hoặc minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng. * Bước 2: Lập kế hoạch giải: Suy nghĩ hướng trả lời của bài toán và xác định cách giải, các phép tính. (Cần thực hiện phép tính gì? Mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán có thể cho biết được gì? Phép tính đó có giúp trả lời câu hỏi của bài toán không?) * Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải (Giải bài toán theo trình tự đã thiết lập). * Bước 4: Kiểm tra lời giải, đánh giá cách giải. Đây là bước bắt buộc trong quá trình giải toán. Thực hiện bước này nhằm mục đích: - Kiểm tra, rà soát lại công việc giải toán. - Kiểm tra kết quả vừa tìm được và đối chiếu với các dữ kiện của bài toán xem có chính xác không. - Tìm kiếm cách giải khác. Các bước này nó có ý nghĩa rất quan trọng và là 4 bước không thể thiếu trong khi giải bất kì một bài toán nào. II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối với giáo viên: Qua thực tế giảng dạy, dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp tôi thấy giáo viên thường tiến hành như sau: 2
  3. * Đối với bài hình thành kiến thức mới: Ví dụ: Tiết 122 trang 128 SGK Toán 3 - Bài toán 1: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? (Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đề, phân tích bài toán, lựa chọn phép tính thích hợp và ghi bài giải như sách giáo khoa) - Bài toán 2: Giáo viên tiến hành tương tự như bài toán 1 và rút ra các bước giải của dạng toán. - Phần bài tập giáo viên tổ chức cho học sinh làm lần lượt các bài tập trong sách giáo khoa sau đó chữa bài và nêu cách làm đúng. Qua dự giờ tiết này tôi thấy: Khi hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức mới qua hai bài toán mẫu giáo viên còn mắc một số thiếu sót sau: + Chưa giải thích cho học sinh rõ các thuật ngữ, các khái niệm toán học có trong bài toán. + Chưa khắc sâu được đặc điểm dạng toán thông qua các thuật ngữ toán học có trong bài . + Hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt, gây nhàm chán trong tiết học, học sinh chưa hứng thú học tập. * Đối với bài ôn luyện kiến thức: Ví dụ: Dự giờ tiết luyện tập ( tiết 123 trang129 SGK Toán 3) Giáo viên đã tổ chức cho HS làm các bài tập theo các hình thức phong phú hơn nhưng học sinh còn làm sai nhiều do chưa hiểu được bản chất của dạng toán và sau mỗi bài tập giáo viên chưa củng cố và khắc sâu đặc điểm của từng bài cụ thể. 2. Đối với học sinh: Qua thực tế giảng dạy và qua dự giờ thăm lớp tôi thấy học sinh còn những hạn chế sau: - Học sinh còn thụ động trong suy nghĩ, thường nôn nóng, đọc qua loa đề bài, chưa chú ý đến các dữ kiện, dữ liệu của bài toán. Khi tìm hiểu đề toán các em còn lúng túng trước những khái niệm, những thuật ngữ toán học. - Các em chưa nắm được bản chất của dạng toán nên đưa ra cách giải sai hoặc rập khuôn máy móc theo bài mẫu. - Học sinh còn lúng túng khi gặp những bài toán có cấu trúc giống nhau về nội dung nhưng câu hỏi khác nhau. Khả năng suy luận của học sinh còn hạn chế dẫn đến máy móc, bắt chước, chỉ giải được các dạng toán có sẵn, khi gặp bài toán ở dạng biến đổi thì không làm được. - Kĩ năng tính toán còn thiếu chính xác dẫn đến khi giải toán hay sai kết quả. - Một số em chưa biết cách đặt lời giải cho yêu cầu của bài toán, chưa biết cách trình bày bài toán. ( Do chưa phân tích được bài toán, chưa biết cách giải bài toán ) . 3. Kết quả khảo sát: Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành ra đề bài khảo sát, từ đó biết những lỗi mà học sinh thường mắc để có biện pháp giúp đỡ. Đối tượng khảo sát : Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Đông Xu©n - Đông Sơn- Thanh Hóa. 3
  4. Số học sinh tham gia khảo sát : 22 em Đề khảo sát gồm 2 bài toán có liên quan đến rút vế đơn vị dạng a : b x c Kết quả khảo sát: + Số học sinh làm đúng cả 2 bài : 2 em chiếm tỉ lệ 9% + Số học sinh làm được cả 2 bài nhưng lời giải còn chưa phù hợp: 7 em chiếm tỉ lệ 31,8 % + Số học sinh chỉ làm đúng được 1 bài: 10 em chiếm tỉ lệ 45,4% + Số hoc sinh chưa biết đặt lời giải hoặc làm tinh nhân chia chưa thạo: 3 em chiếm tỉ lệ 13,6% Nhận xét kết quả qua bài khảo sát: Chất lượng làm bài của học sinh còn thấp. Cụ thể nhiều em còn chưa xác định được cái cần tìm nên giải sai phép tính, sai câu lời giải hoặc câu lời giải chưa chính xác, chưa phù hợp với phép tính, có học sinh trình bày lời giải chưa đủ ý. III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Để giúp học sinh nắm vững dạng toán và biết cách giải các bài toán dạng “Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị” người giáo viên cần nắm được mối quan hệ giữa dạng toán với các kiến thức liên quan đó là: Trước khi học dạng toán này, học sinh đã được các dạng: “Tìm các phần bằng nhau của một số”, “Gấp một số lên nhiều lần”, “Bài toán giải bằng hai phép tính”. Dạng bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị được đề cập ở sách giáo khoa Toán 3 qua 1 tiết hình thành kiến thức mới (tiết 122) sau đó là 2 tiết luyện tập (tiết 123,124). Khi đã xác định được vị trí của dạng toán “Bài toán toán liên quan đến việc rút về đơn vị” trong chương trình Toán 3 tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: * Biện pháp 1: Phân loại đối tượng để nắm rõ trình độ, nhận thức của từng học sinh trong lớp Muốn tiến hành dạy học hiệu quả thì người dạy cần phải hiểu được trình độ nhận thức của người học, nhằm hướng các hoạt động của học sinh vào mục đích chung của tập thể, phân loại đối tượng và lựa chọn nội dung, phương pháp truyền đạt phù hợp. Nếu giáo viên dạy không hiểu được tính cách, khí chất, năng khiếu của học sinh dẫn đến quá trình dạy học khó phát huy được sở trường và những tiềm năng vốn có của các em, dẫn đến các em sẽ bị mệt mỏi, nhàm chán. Bởi, trong một tập thể học sinh luôn có những cá nhân với đặc điểm tâm lý riêng, có người rụt rè, nhút nhát; có người mạnh dạn, năng nổ, nhiệt tình, cần cù, chịu khó; có người rất mạnh về mặt này, yếu về mặt khác Nắm vững được đặc điểm trên thì trong dạy học, GV sẽ thực hiện tốt quá trình cá biệt hóa, nhất là đối với số học sinh có đặc điểm tính cách, khí chất khác biệt. Hơn nữa, hiểu rõ tính cách, khí chất, năng khiếu học sinh sẽ giúp GV biết cách tổ chức lớp học, xây dựng lực lượng nòng cốt, cá nhân điển hình tiên tiến thúc đẩy tập thể lớp phát triển. Ngoài ra, GV quan tâm đến hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh và nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, từ đó lựa chọn liệu pháp tâm lý phù hợp để dẫn dắt, hướng các em phát triển theo chiều hướng tích cực. Căn cứ vào chất lượng học sinh của lớp, tôi có thể phân loại như sau: - Nhóm 1: Những học sinh có khả năng giải toán ( 10 em) 4