Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3

doc 21 trang sangkien 01/09/2022 8080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_toan_lop_3.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chương trình sách giáo khoa qui định dạy đủ 6 môn, trong đó mỗi môn điều có tầm quan trọng riêng của nó. Thông qua quá trình dạy học các phân môn để hình thành cơ sở ban đầu về phát triển con người toàn diện cho học sinh. Cùng với môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, môn Toán có vị trí quan trọng vì: - Việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách tốt nhất thì cần phải có phương pháp giảng dạy và đổi mới các phương pháp cũ như thế nào cho thích hợp. Song việc đổi mới như thế nào, bắt đầu từ đâu, người thực hiện ra sao thì quả là không dễ dàng chút nào. Muốn làm được việc đó phải dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Mà trước hết là người giáo viên giảng dạy. Thấm nhuần tinh thần đó, thời gian qua bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, chủ động nắm bắt để giảng dạy có hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thành công bước đầu; - Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán đối với từng lớp ở tiểu học đã được quy định tại Chương trình sách giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; - Bên cạnh đó, Toán là một môn có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà toán học còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em; - Mặt khác, trong trường tiểu học hiện nay, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán là môn có thời lượng giảng dạy cao hơn hẳn các môn học khác. Điều đó cho thấy môn Toán hết sức quan trọng trong việc dạy học, đặc biệt là lớp 3; - Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn toán. 2. Lịch sử của đề tài Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo 1
  2. khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. 3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán. Hình thành cho các em kĩ năng tính toán để giải được các bài toán trong chương trình sách giáo khoa Toán lớp 3 và các bài toán nâng cao. Giúp các em biết vận dụng vào cuộc sống. b. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Môn Toán lớp 3; - Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu a. Nhiệm vụ Xuất phát từ tình hình thực tế, để giúp các em nắm và biết cách làm các dạng toán, các bài toán trong sách giáo khoa.Để làm được điều đó thì cần phải có phương pháp phù hợp như sau: ➢ Bước 1: Giúp học sinh nắm chắc các kiến thức lí thuyết của môn toán; ➢ Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận dạng các dạng toán; ➢ Bước 3: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp làm từng loại bài; ➢ Bước 4: Luyện tập, làm các bài tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Để giải quyết các nhiệm vụ trên, tôi càng bám sát vào các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3A nói riêng. Tạo hứng thú cho học sinh học tốt và vận dụng vào cuộc sống. b. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với học sinh lớp 3A; * Phương pháp quan sát, điều tra; - Truyền đạt, phỏng vấn giáo viên; - Điều tra học sinh, các loại vở bài tập. * Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Đọc các tài liệu cần thiết; - Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, và các tài liệu tham khảo khác. 2
  3. * Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả: - Kiểm tra chất lượng qua các lần kiểm tra, thực hành; - Thống kê kết quả ở mỗi lần kiểm tra, thực hành. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: - Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản. c. Thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: năm học 2013 – 2014; thời gian bắt đầu: đầu tháng 10 năm 2013; thời gian kết thúc: cuối tháng 2 năm 2014. 5. Phạm vi nghiên cứu Để làm rõ mục đích nói trên, tôi đã lấy đối tượng là học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2. Trong 2 năm học gần đây nhất đó là 2011 – 2012 và 2012 – 2013, lấy kết quả đối chứng trong từng giai đoạn của hai năm này. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Tiếp thu kinh nghiệm từ các bậc giáo viên đi trước và quá trình tự tìm tòi tích lũy chuyên môn, bản thân tôi đã vận dụng các phương pháp đã tích lũy khi đang học trên ghế nhà trường cao đẳng và tình hình thực tế của lớp, trường đang tham gia giảng dạy. - Ưu tiên sử dụng những bài tập trong sách giáo khoa; - Tận tâm giảng giải, gợi mở để học sinh hiểu các bài tập và làm các bài tập dễ dàng hơn. Đề ra phương pháp để giảng dạy môn toán cho học sinh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, là rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất vốn có của con người. Thông qua học Toán để đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện. Chương trình Toán Tiểu học là một công trình khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán Tiểu học phải được đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, về cung cách lên lớp, về chấm chữa và đánh giá học sinh. Nghiên cứu chương trình Toán lớp 3, chúng ta thấy rằng đó là một nội dung hoàn chỉnh sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ từ 6 tuổi trở lên. Nghiên cứu để thấy rõ nội hàm của nó, bản chất của nó mới có phương pháp giảng dạy đúng. Sáng kiến kinh nghiệm là một tập hợp về nhận thức, cách nhận định, đánh giá, phân tích tình hình để tìm ra con đường đi mang lại kết quả theo mong muốn. Nếu chỉ dựa vào các văn bản của cấp trên, dựa vào thiết kế bài dạy và sách giáo khoa để giảng dạy theo lối áp đặt thì quả là phản khoa học, không mang tính sư phạm tí nào. Như vậy dễ cho người dạy 3
  4. song lại khó cho người học. Và như vậy thì vai trò của người thầy sẽ không rõ. Qua đó tính sáng tạo cũng không có. Dạy toán là dạy sáng tạo là dạy cách suy luận lôgíc thì phải mở rộng ngoài sách giáo viên, sách giáo khoa, sách thiết kế của Bộ. Dạy toán là dạy cách làm việc sáng tạo, cách suy luận, cách sống nhân văn thời hiện đại. Thế nên, người giáo viên phải có tầm nhìn. Tầm nhìn đó vừa xa, vừa thực tế, phải nắm được lý thuyết song phải có kỹ năng khái quát vừa hết sức cụ thể. Như vậy phải đọc nhiều, tích luỹ nhiều, và phải rút ra được những điều cần thiết để tận dụng; Trong quá trình dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, môn toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở tiểu học; Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, . . .) Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động; Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học, đó là: Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại; 2. Thực trạng Trong thực tiễn có nhiều điều khác so với sách vở, có nhiều điều không sách vở nào nói hết. Toán học cũng vậy. Sách vở không nói hết mới cần đến vai trò của người thầy. Trong thực tiễn sách học không lường hết những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học. Bởi vậy, sách dạy chúng ta phương pháp truyền thụ kiến thức. Song, chúng ta cũng có thể giúp người viết sách hoàn thiện phương pháp giảng dạy một cách tốt hơn. Chưa nói đối tượng học sinh ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau. Nhận thức của các em có sự chênh lệch, do đó người giáo viên tuỳ theo học sinh của lớp mình, của địa phương mình để có cách dạy thích hợp; Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 là trường thuộc vùng sâu, vùng xa, gồm 3 điểm trường thuộc 3 thôn. Học sinh Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 có đặc điểm riêng, lớp 3A có những điểm khác biệt so với lớp 3 trong trường. Một số em môn toán còn yếu, phương pháp học tập chưa rõ ràng, còn thụ động trong việc tiếp thu bài. Song điều đáng nói, đây là vùng sâu, vùng xa. Trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Hơn phân nửa số học sinh là con nhà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn phụ giúp gia 4
  5. đình. Một số học sinh cha mẹ phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc, . . . Vì vậy, các em còn lo chơi chưa chú ý về học tập. Những bài học bài tập còn lơ là. Như vậy, trách nhiệm nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng lớp; Mặt khác, bản thân đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy toán 3 mới. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều, một số học sinh trung bình, yếu, . . . Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: + Chưa thuộc bảng nhân, chia; + Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục); + Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc); + Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn; + Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán. Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3A tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 . 3. Giải pháp Để rèn luyện và bồi dưỡng học sinh học tốt môn toán, ngay từ đầu năm tôi được phân công giảng lớp 3A. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua các tiết ôn tập toán đầu năm, tôi đã phân loại học sinh cụ thể vào sổ tay như sau: + Chưa thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2 đã học: 10/25 học sinh; + Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 4/25 học sinh; + Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính: 5/25 học sinh; + Giải toán có lời văn chưa được: 8/25 học sinh; + Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 20/ 25 học sinh. - Để tìm hiểu về gia đình, điều kiện sống, sự chăm lo của phụ huynh đối với con em. Ngay từ đầu năm tôi đề nghị Ban Giám Hiệu cho họp phụ huynh học sinh. Thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại tình hình học tập của từng học sinh đặc biệt là học sinh yếu môn Toán; - Trong cuộc họp tôi động viên phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh; - Cần tạo điều kiện cho các em có góc học tập ở nhà. Đặc biệt là phụ huynh nhắc nhở việc học tập của các em và học thuộc bảng cửu chương. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp; 5