Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 3

doc 28 trang sangkien 27/08/2022 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_tro_choi_nham_nang_cao_chat_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 3

  1. ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3 1. Đặt vấn đề: Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán có vai trò quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Toán là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh ở bậc Tiểu học, bậc học nền tảng, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.Trong khi đó, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vậy làm sao để việc dạy và học môn Toán có hiệu quả tốt, đặc biệt là tạo ra sự say mê, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Toán? Làm sao để trong mỗi bài học học sinh xác định đúng trọng tâm kiến thức, kỹ năng, say sưa, yêu thích môn học hơn? 1.1 Lý do chọn đề tài: a) Lý luận: Giáo dục là vấn đề đã và đang được xã hội và nhà nước rất quan tâm. Trong chiến lược phát triển đất nước Đảng ta đã đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng ta được thể hiện rất rõ ràng trong văn kiện đại hội XII: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với 1
  2. tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII ) Nhằm đưa ngành giáo dục phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả, Bộ giáo dục và đào tạo đã đầu tư rất nhiều cả về vật chất và tinh thần cho việc phát triển toàn diện của học sinh, đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho các môn học, trong đó có môn Toán Tiểu học. Trong thời kì đổi mới đất nước, nguồn lực con người có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo những con người phát triển về thể chất, trí tuệ, năng lực ứng dụng sáng tạo là vấn đề cấp bách. Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn ngành, của từng nhà trường, của mỗi giáo viên. Nguyên tắc giáo dục toàn diện, “học” đi đôi với “hành” là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, do đó việc tổ chức hoạt động vui chơi học tập cho học sinh tiểu học trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ rất bức thiết hiện nay, bảo đảm phù hợp về tâm, sinh lý và năng lực hành động của học sinh lứa tuổi này. Đây cũng là hoà nhập âm dương trong môi trường giáo dục, tạo đà cho trẻ phát triển cân đối giữa trí lực (học tập) và thể lực (vận động) góp phần “giải trí” cho học sinh tiểu học hiện nay. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động vui chơi học tập là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của các em, nhất là ở môn Toán – môn học đòi hỏi các em phải vận dụng đầu óc, tư duy nhiều. b) Thực tiễn: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học: Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy, quan điểm “ Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với môi trường Tiểu học. Để giúp học sinh học toán đạt kết quả cao, tự tin trong học toán thì việc giáo viên tổ chức trò chơi toán học là không thể thiếu trong các tiết học toán. Khi tham gia trò chơi thì trẻ được tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ rằng mình đang học. Sự khô khan trong giờ học toán được giảm nhẹ, quá trình học tập sẽ diễn ra một cách tự nhiên hơn, hứng thú hơn. 2
  3. Vì vậy tôi tiếp tục đi sâu vào vận dụng từng phương pháp dạy học cụ thể, từ lí thuyết đến thực hành, đổi mới từng bài dạy của giáo viên, từng bài học của học sinh. Tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, áp dụng các trò chơi, các phương pháp dạy học tích cực để giúp cho học sinh thực hành góp phần giúp các em tự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá kiến thức mới một cách chủ động. 1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài : Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy và học môn Toán tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể, hoạt động tập thể, hoạt động giao tiếp, giao lưu giúp các em yêu thích môn học, ghi nhớ tốt kiến thức và đạt kết quả học tập tốt nhất. Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan và cứng nhắc với học sinh thì việc sử dụng tranh ảnh, đồ dùng, trò chơi học tập là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm mục đích để các em không chán nản môn học, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Nó không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa . 1.3 Đối tượng nghiên cứu : Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện trong quá trình giao tiếp. Tạo sự thích thú cho học sinh học tập nhằm giúp các em tự hình thành, lĩnh hội tri thức bằng việc sử dụng tranh ảnh, các trò chơi trên lớp có hiệu quả củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi chúng ta đưa ra các phương pháp phù hợp thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày càng nâng cao và có kết quả tốt. Xuất phát từ lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến “Ứng dụng trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học toán lớp 3.” nhằm mục đích chia sẻ thông tin và mong được sự giúp đỡ, đóng góp và bổ sung của các đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn. 1.4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Đề tài được vận dụng linh hoạt trong các tiết học Toán cho học sinh lớp 3 trường TH số 2 Hoài Tân nơi mà tôi trực tiếp giảng dạy, cho các giáo viên và một số đoàn thể trong nhà trường. 3
  4. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: a) Nghiên cứu tài liệu: Xem các tài liệu, sách, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài. Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo khác. b) Nghiên cứu thực tế: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi, các phương pháp dạy học tích cực có lồng ghép trò chơi học tập. Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm, soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài thông qua các tiết dạy. 1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài : Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2017 đến tháng 3/2018. 2. NỘI DUNG: 2.1.Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong khoản 2 Điều 28 Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. 4
  5. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày càng nâng cao. Trong nền giáo dục cổ điển, I.B.Bszedov cho rằng: trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu trên tiết học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Vào những năm 30 – 40 – 60 của thế kỉ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học trên “tiết học” được phản ánh trong công trình của R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova, E.I.Udalsova . R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tìềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội những tri thức mới. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã và đang có những đóng góp giá trị cho việc tổ chức dạy học bằng trò chơi đối với môn Toán ở Tiểu học. Một số tác giả như Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Lê Bích Ngọc .đã để tâm nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập không chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý của người học. 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu : Hầu hết học sinh ở lứa tuổi Tiểu học rất ham chơi do vậy khi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc sẽ làm cho học sinh học tập một cách 5