SKKN Phương pháp tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

doc 16 trang sangkien 31/08/2022 5801
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_3_nham.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm : " Phương pháp tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh". 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : môn toán lớp 3 3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 5 tháng 9 năm 2013 đến ngày 15 tháng 5 năm 2015. 4. Tác giả : Họ và tên : Đới Thị Hồng Năm sinh : 1974 Nơi thường trú : Nghĩa Đồng - Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn : Cao đẳng Chức vụ công tác : Giáo viên Nơi làm việc : Trường Tiểu học xã Nghĩa Đồng Địa chỉ liên hệ : Trường Tiểu học xã Nghĩa Đồng Điện thoại : 03503871625 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : Tên đợn vị : Trường Tiểu học xã Nghĩa Đồng Điện thoại : 03503871625 1
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Theo yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên không còn đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải để học sinh thụ động nghe và ghi nhớ như trước đây mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên nói ít, học sinh làm việc nhiều. Trò chơi trong dạy học môn toán được hiểu là hình thức học toán theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực tiễn hay tình huống có vấn đề trong dạy học toán nhằm để học sinh lĩnh hội, cũng cố, vận dụng kiến thức kỹ năng phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Trò chơi trong học toán ở mức độ nhất định là cầu nối giữa kiến thức toán học và thực tiễn cuộc sống, bước đầu hình thành năng lực toán học hoá các tình huống thực tiễn, hướng học sinh vào hoạt động học toán, hoạt động trí tuệ, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Lâu nay chúng ta thường chú trọng kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt trong các tiết học nên bằng mọi cách buộc học sinh hoàn thành các bài tập trong chương trình. Chúng ta đã quên mất rằng với lượng kiến thức đó nếu chúng ta tạo ra cho học sinh những trò chơi mà vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng cần đạt thì việc học snh củng cố kiến thức vừa học, kiến thức có tính chất hệ thống sẽ dễ dàng hơn, tạo được các giờ học đầy hứng thú, kích thích được sự phấn khới học tập của học sinh. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua thực tế giảng dạy môn toán ở lớp 3, chất lượng học sinh đại trà còn thấp, trong giờ học toán học sinh yếu, trung bình còn rất căng thẳng, sợ sệt vì đôi lúc các em tiếp nhận kiến thức một cách miễn cưỡng, khá xa với kiến thức ở lớp 2. Các em rất chóng quên kiến thức cũ khi phải tiếp nhận một lượng kiến thức mới. 2
  3. Vì vậy những tiết học giáo viên củng cố, hệ thống kiến thức đã học các em sẽ mệt mỏi, rụt rè với những kiến thức chưa nắm chắc, Học sinh khá, giỏi có lúc lại nhàm chán với kiến thức cơ bản được giáo viên nhắc lại nhiều lần. +Nguyên nhân: Năng lực học toán học sinh đại trà còn hạn chế, các em phải tiếp nhận một lượng kiến thức tưong đối lớn với các em. Các em còn nhút nhát chưa dám đưa ra ý kiến của bản thân, mặc khác gia đình ít quan tâm hoặc không nắm được phương pháp chỉ học sinh học tập. Về giáo viên đôi khi còn chạy theo nội dung tiết dạy nên cố gắng hướng dẫn toàn bộ các bài tập mà không quan tâm trong việc làm sao cho học hiểu bài nhanh, vận dụng tốt kiến thức được học vào bài tập. Từ cơ sở lý luận, thực tiễn trên tôi viết ra sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán thông qua các trò chơi, đảm bảo 3 đối tượng được tham vào trò chơi một cách tích cực, tự giác, sáng tạo và hào hứng mà vẫn đảm bảo kiến thức, kỹ năng cần đạt. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.NHỮNG THỰC HIỆN, THỰC TIỄN CỦA CÔNG VIỆC: Trong quá trình phối hộp hoạt động dạy và học trên lớp, sau khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận một đơn vị kiến thức toán hay củng cố lại kiến thức đã học, giáo viên giúp học sinh củng cố lại lượng kiến thức đó dưới dạng trò chơi: Điền kết quả vào một bảng tóm tắt, trả lời miệng, điền số thích hợp vào ô trống, nối kết quả thích hợp Nhìn kết quả các trò chơi đó học sinh có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết đối với kiến thức các em vừa luyện tập. Có thể tiến hành tổ chức trò chơi theo từng cá nhân, từng cặp học sinh, từng nhóm hay cả lớp tuỳ thuôc vào mức độ phức tạp của nôi dung trò chơi được chọn. Việc giúp các em nhớ được kiến thức vừa học và hệ thống kiến thức cũ giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo trong việc đưa ra hệ thống câu hỏi, hệ thống bài 3
  4. tập phù hợpvới từng đối tượng học sinh dưới dạng trò chơi. Việc tổ chức các trò chơi trong học toán đòi hỏi giáo viên là người có nghệ thuật tổ chức, có hứng thú với trò chơi của học sinh, biết cách điều khiển, là người trọng tài nghiêm ngặt. Không chú trọng cho học sinh làm nhiều bài tập trong một thời gian quy định, cần phát hy tính tự giác, tích cực của học sinh, cần hứng học sinh học toán dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học mà vẫn đạt kết quả cao trong học toán và đặc biệt là các em khắc sâu kiến thức một cách có hệ thống. II.PHẠM VI ÁP DỤNG : Trò chơi trong học toán ở lớp 3 có thể áp dụng xuyên suốt trong quá trình học toán ở lớp 3, được thực hiện trong từng tiết học (có thể vận dụng bài tập trong chương trình toán làm trò chơi hoặc bài tập đưa thêm vào cuối tiết học để củng cố), trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, trong giờ phụ đạo thêm cho học sinh. Trong quá trình áp dụng cho lớp tôi dạy, tôi đã tổ chức cho học sinh các dạng bài tập dưới dạng trò chơi trong từng phần học toán như sau: *Khi dạy phần đọc, viết, so sánh số có bốn chữ số, năm chữ số, thực hiện các trò chơi: Ví dụ 1: Đọc (viết) số tiếp sau có bốn (năm) chữ số Trò chơi này được thực hiện cuối tiết học hoặc xen kẽ trong tiết học, cho học sinh thi đua giữa hai dãy bàn trong một thời gian quy định (số người trong từng dãy bàn bằng nhau), một học sinh đầu bàn đọc (viết) một số có bốn chữ số bất kỳ, học sinh tiếp theo đọc (viết) số tiếp sau. Trò chơi này củng cố tìm số liền sau của một số, thứ tự của dãy số. Ví dụ 2: Trò chơi “chính tả toán” : Giáo viên đọc số, học sinh viết số (cứ viết 1 số xuống dòng) viết khoảng 10 số. Trò chơi được tổ chức cho cả lớp cuối tiết học. Cả lớp thống nhất kết quả đúng, học sinh tự kiểm tra và đánh giá bài làm của mình . 4
  5. Ví dụ 3: Điền vào ô trống các số còn thiếu của dãy: 3766 3767 3769 3772 1478 1482 1486 1492 3125 3130 3150 3165 79500 79600 80100 80400 59000 61000 64000 66000 Để học sinh hiểu quy luật các dãy số, có thể cho 5 nhóm của lớp thi đua làm riêng. Việc kiểm tra có thể để các nhóm đổi cho nhau để đánh giá dưới sự kiểm tra của giáo viên về tính đúng đắn hoặc sai lầm. Ví dụ 4: Đọc nhanh, đúng các số trên thẻ học tập theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại 1267 1254 1345 1247 1348 1384 1245 1354 1250 Trò chơi được tổ chức cho từng nhóm đôi thi đua, nhau trình bày trước lớp, thời gian qui định không quá 2 phút. Trò chơi dạng trên phát triển khả năng quan sát tổng thể, các trường hợp riêng, khả năng chú ý và năng lực so sánh đồng thời tạo không khí sôi nổi của học sinh. *Khi dạy đến phần Chia só có hai (ba, bốn, năm) chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư) nếu không có phương pháp dạy tốt thì việc thực hiện từng lần chia của học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là một bước chuyển kiến thức tương đối khó với học sinh từ chia trong bảng sang chia ngoài bảng (Đặt 5
  6. tính và thực hiện tính). Có thể tổ chức cho học sinh củng cố kiến thức dưới dạng trò chơi sau: Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 36083:4 (cho hai đội thực hiện dưới dạng trò chơi tiếp sức trong thời gian quy định) Trò chơi này thực hiện cuối tiết học. Trước tiên giáo viên cho học sinh xác định bài toán này phải thực hiện mấy lần chia? (4 lần chia). Vậy tổ chức cho học sinh thi đua giữa hai đội, mỗi đội 4 học sinh lên thực hiện từng lần chia dưới dạng trò chơi tiếp sức (em thực hiện lần chia thứ nhất phải đặt tính, em thực hiện lần chia cuối cùng phải ghi kết quả phép chia). Cũng trò chơi này giáo viên có thể cho hai đội thi đua trong một thời gian nhất định nhưng lần lượt từng đội lên thực hiện, mỗi học sinh thực hiện phải nêu cách thực hiện lần chia của mình. Trò chơi này giúp học sinh cũng cố thực hiện phép chia số có hai (ba, bốn, năm) chữ số cho số có một chữ số. Có thể áp dụng cách chơi này khi dạy cách đặt tinh và thực hiện tính các phép tính cộng, trừ, nhân các số có bốn (năm) chữ số. *Trong quá trình dạy học sinh thực hiện bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (phạm vi số tự nhiên được học). Để giúp học sinh củng cố kỹ năng thực hiện bốn phép tính và kỹ năng giải bài toán có hai phép tính,ta có các trò chơi: Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau: Số lớn Số bé Tổng số lớn Hiệu số lớn và số bé và số bé 3782 109 983 2149 1862 385 3173 97 6
  7. Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau: Số lớn Số bé Tích số lớn thương số lớn Và số bé và số bé 968 8 6 7452 63 7 7 235 Trò chơi được thực hiện ở cuối tiết học (nếu còn thời gian) hoặc thời gian phù hợp. cho các nhóm thi đua làm riêng(mỗi nhóm 4 học sinh), mỗi học sinh đều được thực hiện Để giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp ta có các dạng bài tập ở mức độ cao hơn sau: Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau Số lớn Số bé Tổng số Hiệu số Tích số lớn Thương số lớn và số lớn và số và số bé lớn và số bé bé bé 28 7 93 96 8 128 9 121 Trò chơi này vẫn đảm 3 đối tượng tham được (tuỳ theo khả năng học của các bạn mà nhóm phân công thích hợp). *Khi học phần Gấp một số lên nhiều lần, Giảm đi một số lần, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, phân biệt với kiến thức đã học ở các lớp trước, ta có các bài tập tổ chức dưới dạng trò chơi : 7
  8. Ví dụ 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau Số đã cho 96 168 456 1232 9056 Thêm 8 đơn vị Gấp 8 lần Bớt 8 đơn vị Giảm 8 lần Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau Số Số bé Số lớn gấp số bé Số bé bằng Tổng của số lớn lần số lớn lớn và số bé 846 6 798 7 239 1 8 8 1728 Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau Số lớn Số bé Số lớn Số bé Số lớn Số bé ít Tổng gấp số bé bằng hơn số hơn số của số lần một bé đơn lớn lớn và phần vị đơn vị số bé số lớn 84 6 981 872 26 1 8 7 2345 8