Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh

docx 9 trang honganh1 15/05/2023 5240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_cong_doan_co.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Đề tài được định hướng từ khẩu hiệu hành động của Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Trị nhiệm kỳ 2018- 2023 là “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, vì lợi ích thiết thực của nhà giáo và lao động, vì tổ chức công đoàn vững mạnh” với nhiệm vụ chính là tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo và người lao động; đổi mới và triển khai có chiều sâu các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động trong ngành. “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học ” và các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và và sáng tạo”; “ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. 2. Việc xây dựng Công đoàn cơ sở (CĐCS) vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho tập thể giáo viên phấn đấu thể hiện được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với tổ chức công đoàn. 3. Đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS, góp phần xây dựng CĐCS ngày càng tiến bộ và hoạt động có hiệu quả hơn. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh” như là một giải pháp giúp Công đoàn cơ sở có thêm kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn. II. Mục đích nghiên cứu 1. Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể của người làm công tác Công đoàn ở trường học, nhằm góp phần nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn, bám sát vào thực tiễn hoạt động của nhà trường mà đề ra những nội dung, biện pháp hoạt động cho phù hợp. 2. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp bản thân làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể trao đổi tư vấn cùng đồng nghiệp để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động tại mỗi cơ sở công đoàn trường học. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi mà đề tài đề cập đến là CĐCS trường học, áp dụng trong vòng 03 năm. Bắt đầu từ năm học 2017-2018 tại trường THPT Hướng Hóa. 2. Đề tài tập trung nêu ra những biện pháp để góp phần xây dựng CĐCS vững mạnh, cũng như những kinh nghiệm tổ chức hoạt động của CĐCS. 3. Đề tài tập trung vào những mặt đã làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình hoạt động ở CĐCS có hiệu quả. 4. Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 11 năm 2019 cho đến tháng 6 năm 2020. V. Phương pháp nghiên cứu Trang 1
  2. 1. Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức và điều hành hoạt động công đoàn trong các năm học trước và năm học 2019-2020. 2. Dựa vào thực tế hoạt động của CĐCS trường THPT Hướng Hóa, của Công đoàn ngành mà định hướng những hoạt động cơ bản góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động ở công đoàn cơ sở. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Công đoàn là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân - lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lí cơ quan, đơn vị; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia. Ngày nay trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của CĐCS càng ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng CĐCS vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn từ trung ương đến địa phương lớn mạnh. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng đội ngũ: Tổng số CĐV: 72 người, trong đó: Nữ 49. Trình độ Chuyên môn: Đại học: 60, Trên đại học: 12. Ban Chấp hành gồm có 5 đ/c (Trong đó: có 2 nữ - có 5 đảng viên). CĐCS gồm có 11 tổ: 10 tổ chuyên môn và tổ Văn phòng. Tổ chức cơ sở đảng: Có 01 chi bộ - 40 đ/c (Trong đó đảng viên nữ: 23). 2. Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Công đoàn ngành giáo dục và Cấp ủy chi bộ nhà trường. Được sự giúp đỡ, phối hợp tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường. Ban Chấp hành trong nhiệm kì mới có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, trẻ khoẻ, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị. 3. Khó khăn: Các đồng chí trong Ban Chấp hành đều là kiêm nhiệm, việc phân bố thời gian cho hoạt động công đoàn còn gặp không ít khó khăn. Trang 2
  3. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ CĐCS còn hạn chế vì chưa qua trường lớp đào tạo cán bộ công đoàn. Các phong trào thi đua còn mang tính chủ đề, chủ điểm và phụ thuộc vào kế hoạch của nhà trường và công đoàn cấp trên. Kinh phí tổ chức các hoạt động còn hạn chế, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động, đa số các hoạt động lớn phải nhờ chuyên môn hỗ trợ và Hội cha mẹ học sinh hoặc đóng góp của công đoàn viên. Một số công đoàn viên còn nặng về chuyên môn nên ít có thời gian để tham gia các hoạt động phong trào. III. Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ NGNLĐ: thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền vận động CBNGNLĐ thực hiện chủ trương đường lối Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật mới của Nhà nước liên quan đến tổ chức Công đoàn và người lao động; triển khai thực hiện Nghị quyết Công đoàn các cấp; những tác động của cuộc cách mạng khao học công nghiệp 4.0 đến đời sống, việc làm, những thách thức của Công đoàn Việt Nam trong thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dường (CPTPP); tập trung tuyên truyền, triển khai tới CBNGNLĐ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 29/NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo; triển khai Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) và Luật Giáo dục (sửa đổi). Tuyên truyền về các hoạt động nổi bật của Công đoàn Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của CNVCLĐ về ý nghĩa, tinh thần, tầm quan trọng và các nội dung cơ bản của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ NGNLĐ gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/BCT của Bộ Chính Trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Vận động CBNGNLĐ tích cực tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối đổi mới đất nước. Thực hiện tốt Chủ đề năm học 2019 – 2020 của Sở GD&ĐT: “Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh”. Động viên đoàn viên học và tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự bồi dưỡng năng lực ứng xử văn hóa, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và hoàn thành xuất sắc nhiệm chính trị của mình. Động viên khen thưởng kịp thời đoàn viên đạt thành tích cao trong công tác, đồng thời nghiêm túc, thẳng thắn phê bình, điều chỉnh đối với những sai trái, lệch lạc. Thứ hai: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, kiện toàn Ban chấp hành và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ CĐCS và lựa chọn đoàn viên có năng lực tổ chức các hoạt động công đoàn. Trang 3
  4. Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn để cán bộ, đoàn viên tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt, có khả năng quy tụ, động viên đoàn viên tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và chăm lo đời sống cho người lao động. Một tổ chức mạnh phải mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hai yếu tố này luôn bổ sung thúc đẩy lẫn nhau. Trước hết Ban chấp hành phải được kiện toàn; xây dựng quy chế hoạt động và phân công cho từng uỷ viên, để các uỷ viên phát huy khả năng của mình và giúp cho đồng chí Chủ tịch lãnh đạo Ban chấp hành hoàn thành nhiệm vụ, cũng tiện cho việc đánh giá cán bộ, bình xét thi đua Ban chấp hành phải thực hiện sinh hoạt thường kỳ hoặc đột xuất theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ Công đoàn sinh hoạt thường kỳ thực hiện công tác và phân công đoàn viên giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt công tác thăm hỏi, động viên lẫn nhau. Để có đội ngũ cán bộ CĐCS đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ, hàng năm và đầu năm học Ban chấp hành cần tham mưu bí thư chi bộ, Ban giám hiệu tổ chức lấy ý kiến và thành lập mạng lưới tổ chức Công đoàn. Bầu chọn tổ trưởng phải là những đoàn viên có nhiều kinh nghiệm, uy tín trong công tác. Thường xuyên tổ chức cho các đồng chí trong Ban chấp hành và các tổ trưởng tổ công đoàn tham gia các lớp tập huấn và giao lưu học tập, đồng thời mỗi cán bộ công đoàn tăng cường học tập kinh nghiệm từ thực tiễn công tác và nêu cao tinh thần tự học qua mọi kênh thông tin. Các đồng chí trong Ban chấp hành phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của công đoàn viên; tôn trọng mọi sáng tạo, những tham mưu về giải pháp, tình huống do công đoàn viên đưa ra; dám nói lên quan điểm của mình trong giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; làm tốt công tác khen thưởng. Thứ ba: Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp và xây dựng quy chế hoạt động Đầu năm học Ban Chấp hành xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm học và từng học kỳ thông qua Cấp ủy chi bộ xét duyệt, góp ý để lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Tham mưu với Ban chi ủy xây dựng “Quy chế dân chủ”, phát động phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức học tập tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, học tập quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và vận động cán bộ công chức tích cực tham gia học tập. Ban chấp hành cần quan tâm xây dựng các quy chế hoạt động và quy chế phối hợp hoạt động với nhà trường, cũng như phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thực hiện chương trình công tác công đoàn. Cần xác định rõ trách nhiệm cũng như mối quan hệ công tác để từng bộ phận hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Phối hợp với nhà trường tổ chức tốt Hội nghị CBCC đầu năm học, phát huy dân chủ trong mọi hoạt của cơ quan đơn vị, xây dựng các tiêu chí thi đua và vận động cán bộ công chức đăng kí các danh hiệu thi đua và đăng ký thực hiện nhiệm vụ năm học, phối hợp với chính quyền xây dựng và tổ chức kí kết giao ước thi đua. Trang 4