Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy các chuyên đề tại trung tâm học tập cộng đồng

doc 16 trang sangkien 05/09/2022 2700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy các chuyên đề tại trung tâm học tập cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_cac_chuyen_de_ta.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy các chuyên đề tại trung tâm học tập cộng đồng

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC CHUYÊN ĐỀ TẠI TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN Bước vào thập kỷ 60, khi khoa học và công nghệ phát triển nhanh, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều nhận thấy GDCQ chỉ đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 20% dân số. Xu hướng tập trung hoá, đô thị hoá giáo dục đã làm mất cân đối nghiêm trọng về giáo dục, giáo dục ít có cơ hội đến với những vùng khó khăn, đến với người nghèo. Theo báo cáo của Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI, tại thời điểm năm 1991 toàn thế giới có khoảng 900 triệu người lớn mù chữ, 130 triệu trẻ em trong độ tuổi chưa được đến trường tiểu học và trên 100 triệu trẻ em phải sớm rời bỏ nhà trường. Đến năm 2001 ( sau 10 năm ), toàn thế giới vẫn còn khoảng 800 triệu người lớn mù chữ, trong đó 64% là nữ; 103,5 triệu trẻ em không được đến trường, trong đó 57% là trẻ em gái. Đến năm 2005, cả thế giới vẫn còn 771 triệu người từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, 100 triệu trẻ em trong độ tuổi không được nhập học ở trường Tiểu học. Những cố gắng để nâng cao trình độ, kiến thứcc, kỹ năng sống cho thanh niên và người lớn đạt được ở các nước đang phát triển là rất nhỏ nhoi. Từ thực tế đó, cần thiết phải quan niệm rộng hơn về giáo dục. Coi việc chính thức đi học trong nhà trường chỉ là một bộ phận của kế hoạch hoá đời sống. Giáo dục không chỉ giới hạn trong độ tuổi học sinh, sinh viên mà là một quá trình diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Chính bản thân cuộc sống là một quá trình học tập thường xuyên, là môi trường thử thách để mỗi cá nhân tự học, tự phấn đấu, nâng cao trình độ hiểu biết và hoàn thiện nhân cách. 1
  2. Để đáp ứng và duy trì nhu cầu học tập suốt đời, rất đa dạng, nhiều mặt của mọi thành viên trong cộng đồng cần phải xây dựng xã hội học tập. Xã hội học tập ra đời đã mở ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng về nhân lực ở các nước, giáo dục cho người lớn (giáo dục không chính quy ) là một bộ phận quan trọng, cùng với nhà trường chính quy cung ứng nhu cầu học tập suốt đời cho mọi người. Một trong những giải pháp quan trọng để tạo điều kiện giáo dục cho người lớn là việc xây dựng các cơ sở giáo dục cộng đồng. Người đề xuất ra mô hình Trung tâm học tập cộng đồng là giáo sư Teranaka Sakuto - một nhà cải cách giáo dục Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ở Nhật Bản liên quan sâu sắc đến việc xây dựng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trở thành nền móng vững chắcc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay. Dự án phát triển trung tâm HTCĐ trong khuôn khổ châu á- Thái Bình Dương về giáo dục cho mọi người đã triển khai từ năm 1998. Trung tâm HTCĐ phục vụ cho các đối tượng người lớn, thanh thiếu niên thuộc mọi đối tượng trong cộng đồng thông qua các hoạt động xoá mù chữ và giáo dục thường xuyên. Ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003- 2015” và phê duyệt đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2003- 2005” trong đó đề ra kế hoạch quốc gia đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 80% số xã phường, thị trấn xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng, đến năm 2013 là 100%. Luật giáo dục năm 2005 quy định: TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, được trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng xuất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân 2
  3. và cả cộng đồng, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội; TTHTCĐ còn là nơi để chính quyền địa phương phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật rộng rãi và nhanh nhất đến từng người dân. Trung tâm HTCĐ tổ chức cácc hoạt động chính như tổ chức các lớp học xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, mở các lớp học phổ cập giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật, biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp học chuyên đề phổ biến kiến thức về các lĩnh vực. Việc biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp học đều do các thành viên trong Ban chỉ đạo TTHTCĐ đảm nhiệm, tất cả các thành viên trong Ban chỉ đạo TTHTCĐ đều là cán bộ kiêm nhiệm, chỉ được tập huấn rất ít về việc tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ, chưa ai được đào tạo qua trường lớp về quản lý và giảng dạy ở TTHTCĐ. Như vậy, việc tổ chức các lớp học chuyên đề còn rất nhiều bỡ ngỡ. Là một giáo viên Tiểu học, được phòng GD&ĐT cử biệt phái sang làm thường trực TTHTCĐ, tuy là cán bộ thường trực nhưng chúng tôi phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức tất cả các hoạt động của TTHTCĐ, trong đó có cả việc biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy một số chuyên đề. Trong quá trình tham gia giảng dạy cũng như cùng các anh chị em khác triển khai các chuyên đề tại Trung tâm THCĐ tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy các chuyên đề cho phù hợp với đối tượng học viên là người lớn. Đó chính là lý do khiến tôi viết sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp thực hiện về việc giảng dạy các chuyên đề thông tin tư vấn tại Trung tâm HTCĐ. ` 3
  4. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN: - Căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm HTCĐ tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ là một cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống gioá dục quốc dân, hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời Trung tâm HTCĐ tổ chức có hiệu quả công tác xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục, triển khai các chuyên đề khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương - Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch của TTHTCĐ để thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập và các chỉ tiêu phấn đấu đã đề ra. - Căn cứ đặc điểm đối tượng người học là người lớn có những đặc điểm khác biệt với trẻ em, việc học của người lớn cũng có những đặc điểm khác biệt với trẻ em. Nên việc giảng dạy cho người lớn cũng phải có phương pháp cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhắt. 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 2.1. Phạm vi sáng kiến: Như đã trình bày ở trên, vị trí của trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Trung tâm học tập cộng đồng là nơi tổ chức các lớp xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật; triển khai các chuyên đề phổ biến kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: chuyển giao khoa học về chăn nuôi, trồng trọt, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt 4
  5. động văn hoá, văn nghệ, thể dạc thể thao, xây dựng các câu lạc bộ phát triển cộng đồng Trong 10 năm qua, Trung tâm HTCĐ xã Lập Chiệng chúng tôi đã triển khai được rất nhiều chuyên đề về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, được sự tham gia học tập của đông đảo quần chúng nhân dân mọi đối tượng, chúng tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động của trung tâm cũng như việc triển khai các chuyên đề. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm về việc tổ chức giảng dạy một buổi chuyên đề về thông tin tư vấn tại câu lạc bộ phát triển cộng đồng. 2.2. Biện pháp thực hiện: 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm của người học: Đối tượng người học ở trung tâm học tập cộng đồng là người lớn có một số đặc điểm cần lưu ý như: - Người lớn là những người trưởng thànhvề mặt xã hội, phần lớn đã có gia đình, con cái, lao động sản xuất, kiếm sống là chủ yếu. - Người lớn có lòng tự trọng, có tính độc lập và chủ động cao. - Người lớn có hiểu biết và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất nhất định. - Người lớn nhất là những người có trình độ văn hoá thấp ở cộng đồng có một số khó khăn cần lưu ý trong quá trình dạy học đó là; có tính bảo thủ cao, dễ tự ái,có những hạn chế nhất định về khả năng nhận thức; tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi nhớ của người lớn nhìn chung bị giảm sút, tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm bị hạn chế, quen tư duy bằng hành động- trực quan- cụ thể. - Người lớn không có nhiều thời gian dành cho việc học, đến lớp thường mệt mỏi và tư tưởng dễ phân tán do vừa học vừa làm, vừa bận công việc, gia đình, con cái 5
  6. Tuy nhiên người lớn vẫn có những điểm mạnh như: sự chú ý của người lớn di chuyển chậm nhưng họ có khả năng tập trung lâu bền, chú ý chủ định của người lớn tương đối phát triển, họ có thể tập trung chú ý hàng giờ liền, nếu vấn đề thiết thực, có ý nghĩa. Ghi nhớ máy móc của người lớn bị giảm sút, nhưng ghi nhớ ý nghĩa vẫn còn tốt. Họ dễ nhớ và nhớ lâu những gì thiết thực, gần gũi và và vận dụng được vào trong sản xuất và đời sống. Đặc điểm học tập của người lớn không phải khác biệt hoàn toàn so với học tập của trẻ em, cũng tuân theo những quy luật, cũng mang bản chất học tập của con người. Tuy nhiên, người lớn có những nhu cầu và đặc điểm khác biệt so với trẻ em. Học tập của người lớn có những đặc thù riêng, có tính chất và ý nghĩa hoàn toàn khác so với học tập của trẻ em: - Học tập của người lớn có tính mục đích rõ ràng. Người lớn học cho ngày hôm nay, chứ không phải học cho ngày mai, người lớn chỉ học những cái thiết thực, những cái có khả năng vận dụng được ngay vào cuộc sống, sản xuất hiện tại của mình. - Việc học của người lớn mang tính chất tự nguyện, mọi sự ép buộc, áp đặt hay mọi biện pháp hành chính đều không có tác dụng, người lớn chỉ học khi có nhu cầu, khi thấy việc học có tác dụng, nếu không họ sẽ từ chối không đi học, hoặc sẽ thờ ơ, thụ động ở trên lớp. Học tập của người lớn không thụ động, luôn ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh nghiệm sống: Trong học tập, người lớn luôn so sánh, đối chiếu những điều được học, được nghe với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân. Những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của người lớn có thể hỗ trợ cho người lớn học dễ dàng hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, những kinh nghiêm, hiểu biết đã có của người lớn nhiều khi tạo ra tâm lý bảo thủ, cảm giác biết rồi, cản trở người lớn tiếp thu cái mới. 6