SKKN Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh

pdf 51 trang sangkien 27/08/2022 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_phan_vecto_cua_sach_giao_khoa_hinh_hoc_10_co_ba.pdf

Nội dung text: SKKN Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh

  1. SỞ GD – ĐT HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT QUỐC OAI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2009 – 2010 I.SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Quốc Huy Ngày tháng năm sinh: 31/03/1977 Năm vào ngành: 1999 Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ sư phạm Toán Ngoại ngữ: Anh văn C Khen thưởng: Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 2008 -2009 HUYCHK2-ĐT:0915964960 1
  2. II. KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Tên đề tài: “Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh”. 2.Lý do chọn đề tài: * Tự học không những giúp cho người học lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và bền vững mà còn rèn luyện cho họ những đức tính kiên trì, tự giác, tinh thần vượt khó, lòng say mê khoa học * Việc tự học giúp giải quyết được vấn đề thiếu thời gian dạy học trên lớp do lượng kiến thức quá nhiều. Tự học giúp "Giảm nhịp độ và sức ép của việc giảng dạy. Như vậy, giáo viên có điều kiện giải quyết những tài liệu khó với tốc độ chậm hơn và tăng thời gian cho các hoạt động chủ động của học sinh" . * Do sự bùng nổ thông tin yêu cầu mỗi người phải học tập suốt đời nên cần phải rèn luyện cho học sinh năng lực tự học. "Phát huy kĩ năng tự học và thái độ đúng đắn là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục" ."Phương pháp tự học có thể giúp người học thích ứng được đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Nó phải là phương pháp học tập cơ bản và suốt đời của mỗi người" . * Việc tự học giúp cho người học có thể học với tốc độ, khả năng, phong cách, sở thích và quĩ thời gian của riêng mình. "Nhiều hoạt động học tập tốt nhất là làm một mình, và do đó phù hợp với thời gian tự học hơn là làm ở lớp" . * Sự phát triển của xã hội và nhu cầu đổi mới của đất nước đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, điều này được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh." . * Nội dung "Vectơ" chứa đựng đầy đủ các tình huống dạy học Toán như: khái niệm, định lý, qui tắc, bài tập, ôn tập nên việc lấy ví dụ cho các giải pháp sẽ rất thuận lợi. Hơn nữa, thời HUYCHK2-ĐT:0915964960 2
  3. gian dạy học nội dung này ở các trường THPT phù hợp với thời gian nghiên cứu nên có thể tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của các giải pháp đưa ra. * Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về tự học Toán cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà các công trình đó ít nhiều còn tồn tại một số hạn chế sau: + Chưa đưa ra được những biện pháp có tính khái quát để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho việc tự học ở nhà. + Chưa đưa ra được một hệ thống các bước lên lớp phù hợp với việc tự học ở nhà của học sinh. + Những tác giả tập trung vào việc thiết kế nhiệm vụ học tập ở nhà thì lại chưa có điều kiện nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh và ngược lại. Bằng kinh nghiệm dạy học của mình, tôi tin rằng: với cách viết khá rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu của SGK hiện nay, việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập để định hướng cho việc tự học (chủ yếu là tự học ở nhà) của học sinh THPT là hoàn toàn phù hợp. 3. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng phương án dạy học phần vectơ của SGK hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và khả năng tự học của học sinh. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu việc dạy học phần vectơ của SGK hình học lớp 10. - Đề xuất phương án dạy học phần vectơ của sách giáo khoa hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh với 3 biện pháp: + Biện pháp thực hiện các bước lên lớp. + Biện pháp thiết kế câu hỏi và bài tập. + Biện pháp nghiệp vụ sư phạm tác động tích cực đến việc dạy học theo định hướng nói trên. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của phương án dạy học đã đề xuất. HUYCHK2-ĐT:0915964960 3
  4. 5.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học phần vectơ của SGK hình học 10 cơ bản. 6.Giả thuyết khoa học: Nếu thiết kế được một phương án dạy học phần vectơ của SGK hình học 10 cơ bản theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh một cách hợp lí thì có thể nâng cao được chất lượng dạy học Toán và khả năng tự học của học sinh. 7.Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu những tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề tự học. + Nghiên cứu những tài liệu về dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. + Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh và việc dạy học phần vectơ hình học lớp 10. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong việc dạy học Toán nói chung và dạy học phần vectơ của SGK hình học 10 nói riêng. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: để kiểm tra hiệu quả của phương án dạy học đã đề xuất. HUYCHK2-ĐT:0915964960 4
  5. III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Một số vấn đề về tự học: 1.1. Khái niệm về tự học: "Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, ý muốn thi, biết biến khó khăn thành thuận lợi ) để chiếm lĩnh lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực hiểu biết đó thành sở hữu của mình". Về bản chất, tự học chính là sự tự lực của người học trong việc tìm kiếm tri thức cho bản thân; tức là tự tổ chức, tự điều khiển, tự điều chỉnh, tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình. Ở các trường THPT, quá trình tự học được hiểu là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh mang tính chất tự nghiên cứu dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy học. 1.2. Ưu, nhược điểm của tự học: Tự học có rất nhiều ưu điểm, chẳng hạn như: - Giúp cho người học nắm kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc, bởi những gì mà người ta tự tìm ra thì người ta thường hiểu rất rõ và nhớ rất lâu. - Giúp nâng cao hứng thú học tập vì nó đem lại cho người học niềm vui mỗi khi họ tự tìm ra kiến thức mới cho mình. - Tự học giúp cho con người có khả năng học tập suốt đời, điều này vô cùng quan trọng bởi kiến thức thì mênh mông mà những năm tháng học ở nhà trường là có hạn. - Tự học giúp cho người học có thể tiết kiệm được tiền bạc và thời gian trên lớp. - Tự học giúp cho người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. - Tự học giúp cho người học có thể học tập với khả năng, tốc độ, phong cách và sở thích riêng của mình. - Tự học giúp người học làm quen với hoạt động nghiên cứu, vì vậy nó tạo nền móng cho sự hình thành nên các nhà khoa học. HUYCHK2-ĐT:0915964960 5
  6. - Tự học giúp người học hình thành và phát triển nhân cách: rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác, ý chí vượt khó, lòng say mê khoa học Bên cạnh những ưu điểm, tự học cũng còn có một vài nhược điểm nhưng có thể khắc phục được, đó là: - Người học khó xác định được trọng tâm của bài học. Điều này có thể khắc phục bằng cách: khi thiết kế nhiệm vụ tự học cho học sinh, người giáo viên phải hướng vào các mục đích, yêu cầu chính của bài học; đến khi giao nhiệm vụ tự học cho học sinh, người giáo viên có thể nêu rõ trọng tâm của bài học cho cả lớp. - Khi tự học, người học không có thầy, cô giáo bên cạnh để hỏi. Tuy nhiên, nhược điểm này dễ dàng khắc phục bằng các phương tiện liên lạc như điện thoại, email, các diễn đàn trên mạng Internet - Việc tự học diễn ra thầm lặng, không sôi nổi, thiếu khí thế thi đua vì không có sự giao lưu, trao đổi giữa người học với bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, nhược điểm này không tác động nhiều đến học sinh, sinh viên bởi vì bên cạnh thời gian học ở nhà, họ vẫn có những thời gian hoạt động ở trên lớp. Với rất nhiều các ưu điểm nêu trên, tự học không chỉ là một phương pháp mà còn đang trở thành một mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học. 1.3. Các mức độ tự học của học sinh: Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân chia các mức độ tự học. Căn cứ vào sự tác động của giáo viên, tôi chia làm 3 mức độ sau: * Mức độ 1: Người học tự học dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều chỉnh trực tiếp của giáo viên trong suốt thời gian học tập . * Mức độ 2: Người học tự học một mình sau khi đã được giáo viên giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ đó. * Mức độ 3: Người học tự xác định và thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần có sự hỗ trợ của giáo viên. Căn cứ vào các đặc điểm tâm lý của học sinh THPT, trong đề tài này tôi tập trung chủ yếu vào mức độ thứ hai. HUYCHK2-ĐT:0915964960 6
  7. 1.4. Các nguyên tắc tổ chức tự học cho học sinh THPT: Qua việc nghiên cứu tài liệu và tổng kết kinh nghiệm dạy học, tôi cho rằng khi tổ chức tự học cho học sinh THPT, người giáo viên cần phải chú ý đến một số nguyên tắc sau: - Phải làm cho học sinh cảm thấy việc tự học là cần thiết và có thể làm được. - Phải đảm bảo cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, lĩnh hội được phần trước rồi mới tiếp tục học phần sau. - Trong từng đơn vị kiến thức, các câu hỏi và bài tập phải được sắp xếp theo hướng tăng dần về độ khó. - Phải đảm bảo cho tất cả học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập. - Học sinh cần phải được kiểm tra kết quả công việc của mình với đáp án, với yêu cầu cần đạt được. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tự học của người học là: những phẩm chất nhân cách của người học như sự tự tin, tính kiên nhẫn ; vốn kiến thức về chuyên môn và phương pháp của người học; thói quen học tập của mỗi cá nhân; năng lực trí tuệ của người học; hoàn cảnh gia đình và xã hội của người học; cách dạy của thầy; chất lượng và số lượng của tài liệu và phương tiện dạy học Nếu người học có động cơ học tập mạnh mẽ, luôn tự tin vào khả năng tự học của mình, có tính kiên trì vượt khó, nắm chắc các kiến thức về chuyên môn và phương pháp ở các lớp trước của môn học, có chỉ số thông minh cao, hoàn cảch gia đình và xã hội có nhiều thuận lợi; cách dạy của người thầy luôn chú ý phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; phương tiện dạy học đầy đủ, chất lượng tốt; tài liệu học tập được viết rõ ràng, dễ hiểu và có nhiều phần mang tính định hướng cho người học thì việc tự học nhất định sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Còn nếu như người học có động cơ học tập yếu ớt, luôn nghĩ mình không đủ khả năng tự học, nôn nóng muốn chiếm lĩnh kiến thức bằng con đường nhanh chóng, dễ dàng; người học bị rỗng kiến thức từ lớp dưới, năng lực trí tuệ kém, hoàn cảnh gia đình - xã hội không thuận lợi; người thầy coi mình là trung tâm, dạy theo kiểu truyền thụ một chiều; cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng kém; tài liệu học tập được viết khó hiểu thì việc tự học khó có thể diễn ra và nếu diễn ra thì hiệu quả cũng không cao. HUYCHK2-ĐT:0915964960 7