Vài kinh nghiệm ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả nhất!

doc 20 trang sangkien 27/08/2022 9901
Bạn đang xem tài liệu "Vài kinh nghiệm ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả nhất!", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docvai_kinh_nghiem_on_thi_mon_tieng_anh_hieu_qua_nhat.doc

Nội dung text: Vài kinh nghiệm ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả nhất!

  1. Vài kinh nghiệm ôn thi môn tiếng anh hiệu quả nhất! Vài kinh nghiệm ôn thi môn tiếng anh hiệu quả nhất! Rùa mới đọc được cái này, thấy hay, share cùng các bạn ai có kinh nghiệm ôn nhớ chia sẻ cùng các bạn học sinh nhá 1. Tập trung vào cái đúng Cạnh đó phải hệ thống hóa lại những vấn đề phi hệ thống. Ví dụ: xếp lại động từ bất qui tắc: buy -> bought -> bought, cut -> cut -> cut. Một số trạng từ ngoại lệ: I need him badly (tôi rất cần nó). He hardly works (nó hầu như không làm việc). I'll go to Namdinh shortly (chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi Nam Định). Tôi thấy hiện đang khá phổ biến quan niệm: “Thi trắc nghiệm (TN) thì học kiểu thi TN”. Điều này chỉ đúng một phần, song rất nguy hiểm nếu sa đà vào loại hình bài tập sửa lỗi. Ví dụ: nếu ta thường xuyên “tiếp xúc” với những câu: “a) Although rained he came; b) Although raining he came; c) Although rains he came; d) Although it rained he came ”, qui luật xóa mờ của trí nhớ sẽ làm ta không những quên mà còn loạn trí nhớ. Tránh làm quá nhiều bài tập sửa lỗi. Nếu cần, sau khi làm xong và được xác định đáp án, tuyệt đối không nhìn vào cái sai nữa, hãy tập trung cao độ vào cái đúng và nói liên tục vài lần đồng thời nhắm mắt nghĩ lại nó, sau đó tưởng tượng tình huống, như vậy sẽ nhớ rất lâu. Đây là một dạng của thiền: “nhìn sâu, nghe sâu - tập trung cao độ”. Nói ra tức là tạo đường mòn ngoại ngữ, tạo cách học xoáy ốc cho não bộ. Chúng tôi đã thực nghiệm thành công một số phương pháp năng động. Số học sinh từ chỗ phàn nàn, “khó chịu” nay đã quen và rất hoan nghênh. Do đó trong phần mềm ôn thi ĐH theo phương pháp TN, chúng tôi đang nâng cấp và soạn những bài TN thiết thực hơn. Ngược lại, các bạn cần làm nhiều bài TN về đọc hiểu để nâng cao tư duy logic. Sau đó rút ra từ/cấu trúc gì hay dùng mà khó dùng trong những bài đó để học. Kẻ những bảng tổng kết, viết sau những tờ lịch to treo khắp mọi nơi trong nhà để học. Tốt hơn nữa là hãy thực hiện “văn hóa nghe”: thường xuyên bật băng/đĩa (những lúc làm việc ở nhà), với những nội dung thiết thực, lắng nghe hay không lắng nghe bài học vào đầu lúc nào không biết. Chúng tôi đề xướng ra “văn hóa nghe” trong đó có phương pháp “tắm ngoại ngữ” (language bath) vô cùng hiệu quả trong học tập nhất là ngoại ngữ. Chúng tôi đã trình bày với trường phổ thông chuyên ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), Hội Tài năng trẻ Hà Nội, Trung tâm Phương pháp luận sáng tạo về
  2. các cách học. 2. Về cách làm bài trắc nghiệm Kinh nghiệm cho thấy việc đọc thành tiếng giúp bạn sửa lỗi rất hiệu quả (vì nhìn thì không thấy nhưng nói ra nghe chỏi tai, lạ tai là có vấn đề). Khi mới sang Úc năm 1977, chúng tôi phải làm một bài TN (100 câu trong khoảng 80 phút) cùng HS hàng chục nước sang học. Khi làm bài đọc, nghe đôi khi tôi nhắm mắt lại, tưởng tượng tình huống hoặc suy diễn logic để tìm đáp án. Và kết quả là tôi đạt được 96/100 câu, dù đề thi không đơn giản chút nào! Không có “kỹ năng thi” như nhiều người quan niệm (kể cả các trung tâm nước ngoài quảng cáo), nói chính xác là “quen cách làm bài”, chả lẽ đầu óc rỗng tuếch và cứ thi nhiều là đỗ ư! Cái quyết định là bạn có “mấy kilô” tri thức trong đầu. Đừng thi thử nhiều, lãng phí tiền, công sức. Tôi có một số “bí quyết” muốn chia sẻ với các bạn thí sinh để làm bài thi TN tiếng Anh thật tốt. Thứ nhất, về bình diện tâm lý và ý thức: + Trước khi làm bài: xác định một tư tưởng thoải mái, tự tin, bình tĩnh. + Đọc kỹ câu hỏi, yêu cầu, hướng dẫn (chú ý từng dấu phẩy, từng phần gạch chân, phần chấm chấm ). + Chọn câu dễ, bài dễ làm trước. + Không chủ quan. Nếu làm xong trước giờ không nên rời phòng thi sớm. Nhắm mắt, nghỉ, thư giãn vài phút sau đó đọc lại từng câu, từng chữ, từng dấu chấm để tự sửa lỗi cho mình. Kinh nghiệm cho thấy một số thí sinh ra trước sau đó đã hối tiếc. Thứ hai, về bình diện ngôn ngữ: luôn cân nhắc các nét cơ bản nhất và tự hỏi mình: + Từ gì/Cấu trúc gì? + Thời gì/Thời đã hài hòa chưa? + Dạng gì (chủ động/bị động)? + Danh từ số nhiều hay số ít? + Quán từ gì (a/an/the/0)? + Giới từ gì (động từ cụm/dạng bị động: dễ quên giới từ)? + Từ loại hợp lý chưa (noun, adj hay là adv )?
  3. + Chủ/vị thế nào ? Ở đâu? Hài hòa chưa? + Ý nghĩa, văn phong đúng chưa? Có logic không? Kinh nghiệm học ngoại ngữ của một kỳ tài Mỗi người có thể tự tìm cho mình một phương pháp học ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, việc tham khảo kinh nghiệm của một số người thành công trong việc học ngoại ngữ cũng rất cần thiết và có ích. Những kinh nghiệm thực tế sẽ rất có ích cho những người muốn học ngoại ngữ. Lara Lomubus là một nữ phiên dịch nổi tiếng của Hungari. được tôn xưng là một kỳ tài ngoại ngữ. Bà đã thông hiểu hơn mười thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật, Tây Ban Nha, ý, Ba Lan Để hồi đáp những bức thư thỉnh nguyện từ khắp nơi trên thế giới, bà đã khái quát kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân sau nhiều nǎm mày mò học tập như sau: 1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
  4. Cǎn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt. 2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học. Thường xuyên sử dụng một phương pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, kể cả những người có nghị lực cũng không là ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học, chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem bǎng hình như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức. 3- Không thoát ly ngữ cảnh. Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải. 4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên. Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả nǎng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung. 5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ. Nghĩa là cần phải ghi nhớ những cái đã được khẳng định là đúng. Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
  5. 6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện. Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem bǎng, tham dự các buổi đàm thoại. 7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai. Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí. 9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng. Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có các từ, ngữ pháp, cú pháp và tập quán. 10- Cần phải tự tin, kiên trì mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài nǎng học ngoại ngữ. Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi", nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được. Học ngoại ngữ và để sử dụng được ngoại ngữ cần phải có một quá trình. Với mức độ cao hơn là làm chủ được ngoại ngữ đó, bạn cần nắm được vốn từ vựng cần thiết, hiểu được các dạng ngữ pháp cơ bản, phải học, ôn luyện và thực hành nhiều ngày, nhiều giờ và nên lưu ý là khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công Vì thế, hãy đừng nôn nóng! Đối với việc học ngoại ngữ, kinh nghiệm cho thấy: “đầu tư thời gian” cũng là một yếu tố quan trọng. Bí kíp cải thiện học ngoại ngữ Học anh văn như thế nào hiệu quả? Đây không phải là bài viết tổng hợp kinh nghiệm họp anh văn của nhiều tác giả, mà là những đúc kết từ những kinh nghiệm của người khác. Các bạn cùng tìm hiểu nhé! 1. Luyện nghe tiếng anh (kỹ năng trước tiên): Để nghe tiếng anh tốt bạn cần có tài liệu nghe tiếng anh của người
  6. bản xứ và nhiều giọng các nhau Nghe bảng chữ cái: a-z Nghe các âm gió: s, Nghe không cần hiểu Mỗi ngày nghe một ít Tập nghe các câu ngắn Nghe theo cấp độ nếu mới tạp nghe cần nghe đọc chậm. Nếu chán thì chuyển các cách học khác nhau để khỏi nhàm chán Tạo điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài Đến các hôi thảo mà diễn giả là người nước ngoài, đến các câu lạc bộ nói chuyện bằng tiếng anh có sự tham gia của người nước ngoài, đến các nơi cà phê, hồ bơi có người nước ngoài. Nghe bao lâu thì có thể nghe tốt? kiên trì, duy trì nghe liên tục khoảng 2 năm, khi chán phải đổi hình thức học để không bị nhàm chán. 2. Đọc tiếng anh: Nếu từ nghe chưa được thì cần tra từ điển để nghe và tra phiên âm. Không đọc tiếng anh như tiếng việt (bị lỗi này hơi bị khó chữa phải kiên trì nghe để sửa lại): - hello -client -computer Đọc các sách và ebook tiếng anh Đọc các sách phổ thông. Đọc các sách chuyên nhành của bạn 3. Luyện dịch tiếng anh Tập dịch văn nói trước, các câu ngắn gọn, nắm một ít ngữ pháp 4 Luyện nói tiếng anh: Để nói được tiếng anh bạn cần trang bị 3 kỹ năng nghe à đọc à dịch tiếng sang tiếng anh. Nếu bạn đi đúng trình tự như thế bạn sẽ nói đúng tiếng anh.
  7. Khi nói cần nói lớn để tại của bạn nghe rõ. Bạn cần chọn các cuốn sách giao tiếp tiếng anh trong thương mại, du lịch, văn phòng . 5.Học từ vựng Học theo chủ đề: thời tiết, Đọc ebook bằng tiếng anh theo chuyên ngành của bạn Kiên trì đọc sách tiếng anh đọc không cần hiểu, cần notes lại các từ vựng khi học. Học từ vựng như thế nào để nhớ lâu: - nghe từ vựng - học phiên âm - đọc được từ vựng - viết từ vựng - học nghĩa của từ vựng trong ngữ cảnh. Nếu một từ mà nghe không được thì xem như chưa học được từ đó. Ví dụ từ: world,child nếu không nghe kỹ thì khó nhận dạng khi người ta nói 6. Luyên ngữ pháp tiếng anh: Bạn cần gối đầu giường các cuốn ngữ pháp tiếng anh English Grammar in Use, 7.Học tiếng anh gấp tốc: Luyện các mẫu câu giao tiếp căn bản từ các chủ đề sau: Tiếng anh thương mại, tiếng anh du lịch, tiếng anh cho ngành nghề của bạn GIÚP HỌC VIÊN TỰ TIN GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh giao tiếp là giúp học viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ này một cách tự tin và hiệu quả. Tuy nhiên, đây