Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thi IOE có hiệu quả

doc 18 trang sangkien 31/08/2022 5800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thi IOE có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thi IOE có hiệu quả

  1. 1 1. Lí do chọn đề tài: Trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, Tiếng Anh thực sự trở thành một ngôn ngữ quốc tế. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực phát triển của xã hội nói chung, với giáo dục nói riêng. Ngày nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng Tiếng Anh trong việc giảng dạy ở các trường học cũng như trong việc giao tiếp hàng ngày. Tiếng Anh là phương tiện thông tin quan trọng nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ chính của 44 quốc gia. Chính vì thế mà việc tiếp cận và hiểu biết Tiếng Anh là điều rất cấp thiết trong xã hội CNH- HĐH đất nước. Cuộc thi tiếng Anh trên Internet ( IOE ) do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo phối hợp với tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC tổ chức từ năm học 2010- 2011 đã thu hút hàng triệu học sinh cả nước tham gia. Hiện tại đã có thành viên thứ 6 triệu. Cứ bắt đầu mỗi năm học cả thầy và trò đều háo hức tham gia cuộc thi này. Đây là một cuộc thi bổ ích giúp các em mở rộng vốn từ, ngữ pháp, giúp các em hứng thú học tập môn tiếng Anh hơn. Các em trong một lớp, một trường thi đua lẫn nhau, sự thi đua này lan tỏa cả sang giáo viên và phụ huynh tạo một môi trường học tập lành mạnh. Là giáo viên Tiếng Anh THCS. Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi đã rất suy nghĩ tìm tòi và sáng tạo, cố gắng tìm kiếm nhiều biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học bộ môn tiếng Anh hơn. Một trong những biện pháp đó là tạo niềm đam mê tham gia thi tiếng Anh trên mạng. Liên tục nhận trách nhiệm hướng dẫn học sinh thi IOE bản thân tôi đã thu gặt được một số thành tích đáng kể và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thi IOE có hiệu quả mong muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để phong trào thi IOE ngày càng phát triển. 2. Giải quyết vấn đề: 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Tiếng Anh là ngôn ngữ đã được giảng dạy khá phổ biến ở các vùng miền trong cả nước đặc biệt là ở các thành thị. Ngôn ngữ này bao gồm khá nhiều từ ngữ, ý kiến và ý tưởng, cho nên sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ làm phong phú trí óc ta, giúp ta diễn đạt được ý tưởng tốt hơn, suy nghĩ tốt hơn, hiểu biết hơn về đất nước và nền văn hoá Anh nói riêng cũng như các đất nước khác trên thế giới. Tuy nhiên để biết được Tiếng Anh là điều khó, để hiểu biết sâu sắc và vận dụng nó như một công cụ giao tiếp, phục vụ cho mục đích của chúng ta là điều càng khó khăn hơn. Đặc biệt đối với học sinh miền núi, đây là môn học mới, học sinh phải tiếp cận với ngôn ngữ của một đất nước khác, một nền văn hóa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chung trong công tác giảng dạy. Trong nhà trường, tiếng Anh là một bộ môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn Người viết sáng kiến : Đinh Thị Lan Anh – Cư Mgar – Đăk Lăk
  2. 2 làm nản chí người học. Do đó giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích bộ môn mình phụ trách. Bên cạnh đó giáo viên nên bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động tình cảm đem lại niềm vui hứng khởi cho học sinh. 2.2. Cơ sở thực tiễn Học tiếng Anh đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và mức độ vận dụng của người học trong thực tiễn; đòi hỏi người học phải có thái độ đúng đắn, xác định rõ mục đích của việc học để nỗ lực đạt đến mục tiêu đã định sẵn. Ngoài ra phải có sự đam mê, luôn luôn muốn khám phá, luôn luôn tận dụng mọi cơ hội để có thể học hỏi và luyện tập trong cuộc sống hàng ngày. Ở những vùng đô thị, thành phố, tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều người. Nhiều trung tâm, câu lạc bộ mở ra đáp ứng nguyện vọng học tập của mọi tầng lớp nhân dân. Xong ngược lại, ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi khi mà chưa bao giờ các em được gặp một người nước ngoài, các em chưa nhận thức được học tiếng Anh để làm gì, tiếng Anh trở nên mới mẻ lạ lẫm khó hiểu với các em, do vậy tạo được niềm ham thích học tiếng Anh không phải là dễ dàng. Tiếng Anh là một bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao từ phía người học nếu không kiến thức sẽ dễ dàng đứt quãng và dễ quên. Tạo được dấu ấn cho các em, giúp các em đam mê học ngoại ngữ thông qua hoạt động rèn luyện thi IOE là niềm băn khoăn trăn trở của bản thân tôi. Hầu hết các dạng bài tập có trong cuộc thi IOE đều mang tính chất nâng cao, vượt chương trình sách giáo khoa rất nhiều, nếu giáo viên không đầu tư nghiên cứu và hướng dẫn các em kịp thời thì các em rất dễ nản chí không muốn tham gia luyện thi nhất là học sinh ở các vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin, với các loại sách nâng cao bổ trợ môn học, thêm vào đó nhiều em học sinh gia đình khó khăn không có máy vi tính hoặc một số phụ huynh sợ không quản lí được con cái nên không lắp đặt mạng Internet nên một số em có năng lực nhưng chưa có điều kiện tham gia cuộc thi. Vì vậy muốn có học sinh đạt giải cao trong các kì thi các cấp thì giáo viên đóng một vai trò rất lớn trong kết quả đạt được của học sinh. * Phạm vi nghiên cứu Tất cả học sinh THCS đang học môn tiếng Anh có năng khiếu và yêu thích bộ môn. 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: I. Giới thiệu các dạng đề thi trong cuộc thi IOE: Các dạng bài tập trong các vòng thi chủ yếu là bài tập trắc nghiệm với mức độ nhiễu rất cao đòi hỏi học sinh phải được học nâng cao thì mới làm tốt phần thi của mình nếu đơn thuần chỉ học trong sách giáo khoa thì không thể đủ kiến thức để làm được. Đề ra bao gồm 8 dạng bài tập: - Hình thức 1: Thủ môn bắt bóng: Defeat the Goalkeeper: Người viết sáng kiến : Đinh Thị Lan Anh – Cư Mgar – Đăk Lăk
  3. 3 - Hình thức 2: Chọn cặp tương ứng: Cool Pair Matching: - Hình thức 3: Giúp gấu tìm mật: Find the Honey: - Hình thức 4: Điền từ - chữ cái còn thiếu: Fill the Blank: - Hình thức 5: Thứ tự nào đúng: - What’s the Order? - Hình thức 6: Chú khỉ thông minh - Smart Monkey - Hình thức 7: Loại chữ cái thừa - Leave Me out! - Hình thức 8: Lái xe an toàn: - “ safe driving” • Với 8 dạng bài tập này giáo viên phải dạy theo chuyên đề từng loại bài tập riêng biệt rồi đi vào dạng tổng hợp luyện thi ở các quyển sách tự luyện sau đó tiến hành cho các em làm trên máy tính. II. Các chuyên đề cần thiết khi ôn luyện thi IOE cho học sinh. 1. Chuyên đề 1: Ngữ âm. Sách giáo khoa THCS không đi sâu dạy ngữ âm nên kiến thức về ngữ âm của các em không nhiều, các em chưa hiểu cách làm dạng bài tập chọn từ đọc khác với các từ còn lại, thêm vào đó năm nay ở các vòng tự luyện có thêm phần thi nghe nếu các em không đọc đúng, không biết các nguyên tắc đọc nối trong tiếng Anh thì các em không thể nào nghe được.Vậy dạy ngữ âm cho các em là rất cần thiết, nhưng thời lượng dành cho dạy ngữ âm không có, do đó tôi đã khéo léo lồng ghép dạy ngữ âm vào phần luyện đọc từ mới và các bài đối thoại, bài đọc, sau đây tôi xin giới thiệu một số cách dạy ngữ âm đơn giản mà hiệu quả như sau: Từ một vần: đọc như kiểu đánh vần của tiếng việt - “My” giáo viên hướng dẫn cách đọc y như tiếng việt là: /mờ/, / ai/, ->/mai/; để học sinh nhận diện từ này có 2 chữ cái và đọc thành 1 vần. - fine / fờ /, / ai /, /n/ -> /fain/; giáo viên chú ý cho các em biết từ này có 4 chữ cái và đọc thành 1 vần, đặc biệt có đọc chữ n ở cuối từ nhưng chỉ đọc nhẹ thôi, hầu hết các em nuốt từ này. - “night”: ta tập cho các em đọc / nờ/, / ai/, / t/ -> / nait/ và chú ý phụ âm /t/ ở vị trí cuối, từ này có 5 chữ cái nhưng đọc 1vần . - “board”: / bờ/, /o:/, / d / -> / bo:d/ chú ý phụ âm / d/ ở cuối, từ này có 5 chữ cái nhưng chỉ đọc 3 âm thành 1 vần. - Miss / m /, / i /, / s/-> / mis/ chú ý âm /s/ở cuối, từ này có 4 chữ cái nhưng đọc thành từ 1 vần 3 âm. - / book/ ta đọc: / bờ/, /u/, / k/ -> / buk/ chú ý âm / k/ ở cuối. Từ này có 4 chữ cái nhưng chỉ đọc 3 âm, oo đọc thành / u / - “clock” ta đọc / kl/, / o/, / k/ -> / klok/ chú ý âm / k/ ở cuối và cặp âm / kl / này trong tiếng việt không có. - “ close” ta đọc / kl/, / ou/, / z/ -> / klouz/, cho các em biết từ này có 4 chữ cái nhưng đọc 3 âm, chú ý âm / z/ ở cuối. - “come”: / k /, /^ /, /m/, -> / k^m/ từ này có 4 chữ cái nhưng đọc 3 âm. Người viết sáng kiến : Đinh Thị Lan Anh – Cư Mgar – Đăk Lăk
  4. 4 Tương tự như thế với các từ một vần khác tôi khéo léo dạy lồng ở phần hướng dẫn đọc từ vựng, dần dần hình thành khái niệm ngữ âm cho các em ở ngay từ lớp 6, trong khi dạy cũng cần hướng dẫn các em vị trí để răng, môi, lưỡi như thế nào cho đúng để đọc đúng. Sau khi đã hướng dẫn các em xong các từ một vần tôi tiếp tục hướng dẫn các em đọc các từ 2 vần: “classroom” tôi hướng dẫn đọc như sau: / kl/, / a:/, /s/ -> /klas/,/r/,/ u/, / m / -> / ru:m/ -> /‘kla:srum/, chú ý âm / s/ ở giữa từ, lồng ghép thêm dấu nhấn ở vần 1. - Tương tự như vậy với các từ 3, 4 vần. - Cách dạy trọng âm như sau: + Đối với từ 2 vần mà nhấn vần 1 giáo viên bày cho các em theo tiếng việt như sau: “ đá đà” ví dụ ‘classroom + Đối với từ 2 vần mà nhấn vần 2 thì giáo viên bày cho các em đọc theo tiếng việt là “ đà đá” ví dụ arm’chair . - Cách dạy đọc danh từ số nhiều và động từ ngôi thứ 3 số ít: /s/ tận cùng là các phụ âm k, f, p, t, th. /IZ/ : tận cùng là sses, xes, ches, shes, ges, ces. /Z/ còn lại Đối với lớp 7 ta dạy thêm cách đọc động từ bất quy tắc ở quá khứ: /t/: tận cùng là các phụ âm: c, p, f, k, ss, sh, x, ch. / d/: tận cùng là các phụ âm: b, g, n, l, z, v, m, r, i, y. / id/ : tận cùng là các phụ âm: t, d. Mỗi dạng bài tập ngữ âm tôi đều cho bài tập áp dụng làm thêm hoặc phát bài tập cho các em về nhà làm rồi thu lại chấm điểm. 2. Chuyên đề 2: Ngữ pháp, cấu trúc. @.Các thì cơ bản: a/ Thì hiện tại đơn: • to be: S+ is / am / are. • S + is / am / are + not • V -> Vs/es • S + don’t / doesn’t + V1 • Do / Does + S + V1 ? b/ Thì hiện tại tiếp diễn: • S + am/ is / are + V-ing • S + am / is / are not + V- ing • Is / Are + S + V- ing .? c/ Thì tương lai dự định: • S + be + going to + V1 . d/ Tương lai đơn: • S+ will + V1 Người viết sáng kiến : Đinh Thị Lan Anh – Cư Mgar – Đăk Lăk