SKKN Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 - Chương trình thí điểm

doc 17 trang honganh1 15/05/2023 8342
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 - Chương trình thí điểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hoat_dong_khoi_dong_warm_up_tich_cuc_trong_day_h.doc

Nội dung text: SKKN Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 - Chương trình thí điểm

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay Tiếng Anh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. Vì vậy nhu cầu học Tiếng Anh đang không ngừng gia tăng, nhưng nó vẫn là một trong những môn học khó đối với học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng khó khăn. Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên cao hoặc có thể áp dụng được vào cuộc sống. Tuy nhiên, đa số học sinh rất ngại khi học bởi vì hầu hết các em không có môi trường giao tiếp, kiến thức và vốn từ còn hạn chế. Các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết còn chậm. Trước đây các em học theo kiểu thụ động, chủ yếu tập trung vào những điểm ngữ pháp, cấu trúc câu. Đa số các em còn phụ thuộc vào đáp án có sẵn trong sách giải hoặc chờ giáo viên viết sẵn để chép vào vở. Các em chưa thực sự tập trung hết sức mình để viết bài. Do đó tiết học viết trở nên nhàm chán, hiệu quả kém. Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho các em đối với một tiết học Tiếng Anh ngay từ những phút đầu tiên? Đó là câu hỏi luôn trăn trở đặt ra trong suy nghĩ của mỗi khi soạn bài, tiến hành các bước lên lớp. Qua nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, dự giờ, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú tích cực học tập cho các em phần lớn phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên lớp của giáo viên. Trong hoạt động dạy học, phần khởi động “Warm up” đóng vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù nó chỉ chiếm một thời gian rất ngắn so với toàn bộ một tiết học. Nhưng hoạt động này thường bị giáo viên bỏ qua, cho là không quan trọng, không cần thiết, hoặc có một số giáo viên không biết cách đổi mới hình thức “Warm up” sao cho hấp dẫn, cuốn hút học sinh, giúp học sinh chuẩn bị tâm lí, kiến thức cho bài mới. Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra cho mình một kinh nghiệm là nếu học sinh được tham gia một hoạt động (warm up) trước khi bắt đầu vào bài học thì giờ học sẽ hiệu quả và thành công hơn. Vậy làm thế nào để kích thích và tạo sự hưng phấn cho các em phát huy tốt các kĩ năng, yêu thích tiết học. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương Trình Thí Điểm” nhằm phá tan sự “đóng băng” trong lớp học, và “hâm nóng” nó lên ngay từ đầu tiết học khơi gợi niềm đam mê, sự hứng thú, tích cực học tập, kích thích học sinh học ngoại ngữ tốt và hiệu quả hơn tại trường Trung học phổ thông Vĩnh Linh. II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp sắp xếp, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh với đặc điểm của từng lớp, môn học. Tu dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh học tập sao cho phù hợp. Việc thực hiện đề tài tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy giúp tạo ra tính tích cực cho hoạt động cao hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số hoạt động khởi động tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 _ Chương trình thí điểm IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM. _ 40 học sinh lớp 10A5 Trường THPT Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Tri V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1
  2. Phương pháp điều tra khảo sát: Giáo viên đưa các hoạt động để kiểm tra, đánh giá việc nắm nội dung bài của học sinh. Phương pháp phân tích- tổng hợp: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp ,đồng nghiệp dự giờ của tôi, đồng nghiệp và tôi tiến hành trao đổi,thảo luận để từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho tiết dạy. Phương pháp quan sát: Tôi tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu: Một số bài dạy trong chương trình sinh học Tiếng Anh lớp 10 Chương trình mới. Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 + Tháng 9/2018 - 10/2019: Lập đề cương sáng kiến + Tháng 11/2018 – 04/2019: Điều tra, khảo sát, tổng hợp hiệu quả của các giải pháp áp dụng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài dạy. + Tháng 05/2019: Viết và hoàn thành các nội dung của sáng kiến. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Các hình thức và thủ thuật để khởi động bài học có lẽ đã được nhiều nhà sư phạm chú ý và nghiên cứu sâu. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng đây là một đề tài rất bổ ích, cần được nghiên cứu để có những sáng kiến kinh nghiệm hay nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp cho học sinh có nhiều hứng thú học tập, tiếp thu bài học tốt hơn. Trong thực tế, những hình thức và thủ thuật khởi động bài học có thể dùng cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập bài cũ. Đồng thời giúp học sinh chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài mới. Nhận thấy sự cần thiết của các hình thức và thủ thuật khởi động bài học, nên ngay từ đầu năm hoc 2018-2019 tôi đã tiến hành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh 2
  3. lớp 10 – Chương Trình Thí Điểm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG THPT VĨNH LINH 1. Thuận lợi: Tiếng Anh giúp cho học sinh không những nâng cao kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này mà nó còn trang bị những kỹ năng mềm để người học thấy tự tin hơn khi tham gia các hoạt động giao tiếp. Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của môn tiếng Anh đối với người học, các giáo viên trường trung học phổ thông Vĩnh Linh vẫn nỗ lực không ngừng, tìm tòi các phương pháp dạy học tiếng Anh hợp lý để giúp sinh viên học một cách hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh). Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt. Được Ban Giám Hiệu quan tâm, tổ chuyên môn các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt,bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh. 2. Khó khăn: Trước hết một số lớp học có lượng học sinh khá đông, phần lớn các em là học sinh đến từ nông thôn nên các em còn rụt rè, ngại ngùng, chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã học và thực tế giao tiếp hàng ngày, nhà ở xa trường, điều kiện sống và đi lại khó khăn. Thêm vào đó trình độ học sinh còn không đồng đều một số em chưa thật sự yêu thích môn học, cũng như chưa nắm được mục đích đúng đắn học với hình thức đối phó. nhiều học sinh còn không có động cơ học tiếng Anh đúng đắn. Phân phối chương trình với quỹ thời gian có hạn nên ít giáo viên có điều kiện mở rộng bài học cũng như tiến hành các trò chơi để tạo không khí sinh động. Chính những điều này đã gây không ít khó khăn cho người dạy tiếng Anh. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TIẾT HỌC I. Bản chất của hoạt động khởi động lớp (Warm_up activity). 1. Khái niệm: “Warm up activity” là một hình thức hoạt động ngắn( khoảng 3- 5 phút được dùng để phá tan sự “ đóng băng” trong lớp học và “ hâm nóng” nó lên ngay từ đầu tiết học. Các hoạt động này thường đơn giản và phải đủ sức hấp dẫn để kích thích học sinh học ngoại ngữ tốt hơn. 2. Nguyên tắc của hoạt động khởi động: Xác định đối tượng: 40 học sinh Lớp 10A5 học chương trình thí điểm tại trường trung học phổ thông Vĩnh Linh. Hướng dẫn học sinh cụ thể cách thức tham gia và thể lệ ( nếu đó là trò chơi và là trò chơi mới học sinh chưa bao giờ được chơi trước đó). Khống chế thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động (Warm up) tối đa chỉ từ 3 - 5 phút để dành thời gian chủ yếu còn lại cho các hoạt động trọng tâm của bài học chính. Chủ động điều khiển hoạt động và chủ động xử lí tình huống nếu có xảy ra trong quá trình tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chính của hoạt động mà giáo viên đã thiết kế: ôn lại bài cũ, dẫn dắt logic vào bài mới và gây hứng thú cho học sinh. 3
  4. Khai thác triệt để hết tác dụng của hoạt động mà mình đã thiết kế. Luôn luôn làm mới bài giảng của mình bằng nhiều hoạt động phong phú khác nhau qua mỗi tiết dạy để tránh làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán. Tuy nhiên mỗi giáo viên cần tránh lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi trong một tiết học sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi. 3. Chuẩn bị: * Đối với học sinh - Tích học bài( từ vựng, mẫu câu), ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp vì đó là nền tảng quan trọng nhất giúp các em có thể tham gia tốt các hoạt động ngôn ngữ trên lớp. - Khi tham gia các hoạt động, không sợ mắc lỗi bởi vì có sai, nhận thấy các lỗi sai và sửa sai thì lần sau sẽ thực hiện đúng. - Cần tập trung trong quá trình học tập. * Đối với giáo viên Trước khi thực hiện: - Tìm tòi, học hỏi, thiết kế ra nhiều dạng hoạt động phong phú trong suốt tiết học, trong đó có các hoạt động khởi động vào bài, nhằm giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập mà không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. - Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm tiết kiệm được thời gian, kênh hình đẹp, phong phú, hiệu ứng hấp dẫn, phù hợp hoặc sử dụng pictures, posters, handouts, clip, charts nhằm gây hứng thú cho học sinh. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên phân chia lớp theo cặp, nhóm, đội sao cho phù hợp với từng hoạt động Warm up. - Phát handouts, sử dụng tranh ảnh, clip sinh động, hoặc chơi các trò chơi và hướng dẫn cho học sinh từng hoạt động một cách rõ ràng, cụ thể. - Cộng điểm thưởng nếu cá nhân, cặp hay nhóm làm tốt để khuyến khích các em, tạo sự hưng phấn trước khi vào bài mới. II. Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng anh 10 – chương trình thí điểm: 1. Sử dụng Video/ Clip Sử dụng âm thanh, hình ảnh (Video/clip) kết hợp với các dạng bài tập như trắc nghiệm, trả lời câu hỏi, tick vào các câu tương ứng với những hình ảnh có trong clip, . Tạo hiệu quả rất cao trong việc dẫn dắt vào một bài dạy. Cách này kích thích sự sáng tạo và sự tập trung của học sinh, các em học sinh sẽ có tâm thế tốt để bước vào một tiết “Listening” mà không thấy nhàm chán. Ví dụ 1: Unit 1: Family Life Listening Family life- changing roles 4