Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm trong đổi mới phương pháp giảng dạy

doc 5 trang sangkien 30/08/2022 5540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm trong đổi mới phương pháp giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_nhom_trong_doi_moi_phuong_ph.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm trong đổi mới phương pháp giảng dạy

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU Đơn vị : Trường THPT Khánh Hưng. Đơn vị : Trường THPT Khánh Hưng. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỀ TÀI : HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY -Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Ngoại ngữ -Họ và tên : Trịnh tuyết Trinh -Chức vụ , nhiệm vụ đang phụ trách : Giao viên -Đơn - Đề vị tài công thuộc tác lĩnh : Trường vực chuyên THPT môn Khánh : Ngoại Hưng ngữ - Họ và tên : Trịnh tuyết Trinh - Chức vụ , nhiệm vụ đang phụ trách : Giao viên - Đơn vị công tác : Trường THPT Khánh Hưng Khánh KhánhHưng ,Hưng ngày 04, ngày tháng 04 04 tháng năm 04 2009 năm 2009
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY A . ĐẶT VẤN ĐỀ : Để hòa nhập với sự phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới nói chung , bộ môn Tiếng Anh có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi học sinh , giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin tiên tiến hiện đại khoa học, kỷ thuật , để các em có thể áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường một cách hiệu quả . Các cấp giáo dục đã liên tục mở ra các chuyên đề, thi giáo viên giỏi, dạy mẫu, .nhằm xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp học ngoại ngữ trong nhà trường . Hiện nay, hoạt động nhóm là một trong những yêu cầu cần thiết trong đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường .Với mỗi giáo viên có những cách thức tổ chức khác nhau theo từng mục đích yêu cầu lượng kiến thức ở mỗi bài giảng. Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả chúng ta cần thống nhất một phương pháp chung sao cho dễ đáp ứng, thực hiện mọi hoàng cảnh nhằm đem lại kết quả cao nhất cho mọi tiết dạy trên lớp của chúng ta có thể thực hiện một cách dễ dàng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I. Cơ sở lí luận: Qua quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường Trung Học Phổ Thông Khánh Hưng từ năm 2000 đến nay, qua các buổi tham gia các chuyên đề, tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi đả trình bày những quan điểm của mình về phương pháp hoạt đông nhóm trong một tiết dạy như sau: 1. Đối với giáo viên: a. Việc chuẩn bị:
  3. - Trước hết cần nghiên cứu thật kỷ nội dung cần truyền đạt trong bài giảng, xác định rỏ trọng tâm bài nhằm phân bố hợp lý cho từng tiểu mục. - Lập dàn ý những ý tưởng về tiến trình tiết dạy thât cụ thể nhằm khai thác hết nội dung của bài. - Xác định rỏ nội dung cần thiết cho hoạt động nhóm, nội dung nào không thật cần thiết, tránh việc dành quá nhiều thời gian cho hoạt động nhóm hoặc bỏ quên những trọng tâm cần thiết cho hoạt động này. - Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi thật cô đọng, xúc tích, có khả năng phát huy tính tư duy sáng tạo của học sinh, tránh những câu hỏi dài dòng và những câu hỏi từ sách giáo khoa. - Chuẩn bị phiếu học tập hoặc các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận để phát cho các nhóm vào lúc cần thiết. - Việc phân nhóm cũng rất quan trọng, cần có sự phân chia nhóm cụ thể từ đầu năm học, mỗi nhóm không nên đông hoặc ít quá ( phù hợp nhất là nhóm 4 đến 6 học sinh ), mỗi nhóm có một nhóm trưởng chỉ huy, mộ thư ký viết chữ rỏ ràng, sạch đẹp. b. Việc tiến hành hoạt động nhóm : -Yêu cầu số lần hoạt động nhóm chỉ nên từ một đến hai lần cho một tiết dạy, nhiều quá dễ nhàm chán, ít quá lớp học sẻ trầm không sôi nổi. - Mỗi lần yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần nêu câu hỏi thật rỏ ràng, mạch lạc, tránh để học sinh hiểu lầm ý giáo viên hoặc không hiểu hết nội dung giáo viên yêu cầu. - Có sự chuẩn bị trước cho những tình huống sư phạm có thể xảy ra ngoài yêu cầu của bài nhầm không bị động trước tư duy của học sinh. - Yêu cầu những “ trợ giảng ’’ đứng lên làm việc sau một thời gian nhất định nào đó, kiểm tra nhanh những nhóm yếu để có những gợi ý kịp thời giúp học sinh có định hướng đúng theo nội dung cần thảo luận. - Yêu cầu`` trợ giảng’’ báo cáo nhanh kết quả hoạt động nhóm của những nhóm còn lại. - Giáo viên đối chiếu kết quả của các nhóm, đưa ra những nhận xét ngắn gọn và biểu dương kịp thời những nhóm hoạt động tốt. 2.Với học sinh: a. Chuẩn bị:
  4. - Cần có sự chuẩn bị thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên từ tiết trước, học sinh có thể tìm tòi, sưu tầm thêm kiến thức từ các nguồn từ sách giáo khoa phục vụ cho bài học. b.Việc thảo luận trên lớp: - Tuyệt đối phục tùng sự chỉ huy của nhóm trưởng. - Phải có ý thức học tập cao, không ỷ lại cho người khác hoặc tránh thảo luận đi quá xa yêu cầu của bài. - Không thảo luận quá lớn tiếng để tránh làm ồn làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các nhóm khác. II. QUÁ TRÌNH THỰC NGHỆM VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC: + Qúa trình thực nghiệm của tôi đã và đang tiến hành từ đầu năm học 2006 – 2007 đến nay tôi nhận thấy kết quả giảng dạy và học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt được tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường đánh giá khá cao. Học sinh ngày càng say mê và hào hứng trong các tiết dạy của tôi. + Học sinh có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo để tìm ra câu trả lời từ một đề tài lớn hoặc nội dung trọng tâm của bài. + Học sinh hào hứng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng chiếm tỉ lệ tới 85%- 90% so với trước đây đạt chừng 30- 35%. +85% học sinh trở lên hiểu bài tại lớp và có khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên. +Giáo viên có điều kiện kiểm tra nhiều học sinh cùng với sự trợ giúp của học sinh khá giỏi . Từ đó rút ngắn được thời gian phần thực hành của học sinh dành thời gian cho những hoạt động khác . C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ; 1. Kinh nghiệm cụ thể : -Qua thời gian thực hiện phương pháp trên ,tôi nhận thấy sự nhiệt tình của cả thầy và trò trong một tiết dạy có vai trò hết sức quan trọng . -Với giáo viên cần có sự chuẩn bị dạy và dặn dò kỉ cho học sinh chuẩn bị bài mới trước đó khi tiến hành dạy . -Học sinh cần chuẩn bị phần trọng tâm của bài mà không lan man với những phần không quan trọng . -Thái độ của giáo viên đối với học sinh cũng rất cần thiết, cần có thái độ cởi mở ,chan hòa và vui vẻ với học sinh, biết khích lệ đúng lúc sẽ giúp các em tự tin hơn khi tham gia vào bài giảng đạt hiệu quả tốt hơn. 2. Kết luận chung và kiến nghị ; -Để đáp ứng tốt với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp trung học cơ sở ,điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của giáo viên
  5. trong một tiết dạy , sự chủ động của học sinh . Theo tôi bất cứ phương pháp nào cũng cần có sự thống nhất và có tính khả thi để mọi giáo viên đều có thể dễ dàng thực hiện được như phương pháp tổ chức hoạt động nhóm. -Tôi có một số kiến nghị nhỏ về chương trình Anh Văn cấp trung học cơ sở, đặc biệt là lớp 8-9 quá nặng so với trình độ nhận thức của học sinh vùng sâu như ở trường chúng tôi , chẳng hạn như dồn kỉ năng nghe và kỉ năng nói trong cùng một tiết ,thực sự chúng tôi còn gặp nhiều lúng túng vì thời gian không đủ cho cả hai hoạt động cùng lúc .Ngoài ra nếu có thể xem xét được ,mong ngành ,sở, phòng ,trường xem xét về sỉ số lớp còn quá đông so với yêu cầu thực tế , nên việc học tập hoạt động thực hành luyện tập,luyện nói ,hoạt động nhóm rất khó khăn -Qua kinh nghiệm của bản thân tôi ,học hỏi ở đồng nghiệp khi áp dụng phương pháp hoạt động nhóm tại trường THPT KHÁNH HƯNG trong thời gian qua.Tuy trường tôi ở vùng sâu ,vùng xa còn thiếu thốn về đủ mọi thứ nên tôi chưa có điều kiện tìm hiểu ,tham khảo tài liệu về đề tài này , nhưng tôi thấy rằng học sinh ham học hơn ,giờ học sôi nổi hơn ,các em càng yêu thích học môn Tiếng Anh . Và chất lượng tăng hơn so với các năm học trước . Tuy vậy ,với khả năng có hạn ,tôi rất mong sự đóng góp của lảnh đạo và đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa về chuyên môn của bản thân tôi , phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục địa phương-trường Trung Học Phổ Thông KHÁNH HƯNG chúng tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn . Khánh Hưng, ngày 04 tháng 04 năm 2009. NGƯỜI THỰC HIỆN TRỊNH TUYẾT TRINH