Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hồng Quang

doc 26 trang sangkien 31/08/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hồng Quang

  1. TRANG MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: ĐẠT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến. 3 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 4 1.1. Một số khái niệm về đạo đức 4 1.2. Thế nào là học sinh cá biệt 7 1.2.1. Phân loại học sinh cá biệt 7 1.2.2. Những biểu hiện của học sinh cá biệt 7 1.2.3. Nguyên nhân 9 2. Thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Hồng Quang 10 3. Một số biện pháp giáo dục HSCB trong nhà trường 12 3.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm 12 3.1.1. Những điều nên tránh 13 3.1.2. Những điều nên làm 13 3.2. Đối với giáo viên bộ môn 17 3.3. Đối với Đoàn thanh niên 18 3.4. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh 18 4. Hiệu quả của sáng kiến 19 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
  2. BẢNG VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông HSCB: Học sinh cá biệt GVCN: Giáo viên chủ nhiệm BGD: Bộ giáo dục
  3. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn SKKN Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo như: Số học sinh học giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên, đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Ngành: "Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn” đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có lúc, có nơi đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, rượu chè bê tha, cờ bạc, có lối sống tha hóa, buông thả, số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội, gây nỗi đau, và là vấn đề đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhân dân ta cũng có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" Các câu nói trên đều khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức trong sự nhìn nhận, đánh giá, sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng một thế hệ trẻ có phẩm chất
  4. đạo đức tốt, có trình độ học vấn cao, có thể chất cường tráng, có tâm hồn trong sáng lành mạnh, có khả năng thích ứng và kỹ năng sống cao. Bởi vậy, bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng rất quan tâm về giáo dục hạnh kiểm cho học sinh. Ở nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt (HSCB). Vấn đề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là với gia đình và nhà trường. HSCB, trường nào cũng có. HSCB không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm trí là thế lực đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó có trường THPT Hồng Quang- Lục Yên- Yên Bái. Và điều này thì ai cũng biết: quá cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn. Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như cái cây không mọc thẳng. Đối với loại cây này người GVCN phải gia công nhiều hơn. Thàng công trước mắt là học sinh ra trường với học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài, năm năm,mười năm hai mươi năm sau học sinh gặp mình còn biết gật đầu chào, biết nói một lời thăm hỏi, biết nhắc lại những sai phạm xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ. Niềm vui thật sự của người GVCN là lúc đó. Khi người học sinh chưa ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp giáo dục của mình phần nào đó đã thành công. Tóm lại góp phần hình thành nhân cách học sinh- đặc biệt là học sinh cá biệt- là nhiệm vụ quan trọng của người GVCN đó không chỉ là nhiệm vụ trong
  5. một năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người - một thế hệ. Vậy làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hồng Quang” (Cụ thể ở lớp chủ nhiệm 10A4 năm học 20-13-2014 và lớp 11A4 năm học 2014-2015) 2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN + Đăng kí tên SKKN: tháng 8 năm 2014 + Viết đề cương cơ bản của SKKN: Tháng 8- 2014 + Viết đề cương chi tiết của SKKN: Tháng 9 10-2014 + Điều tra khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Năm học 2013- 2014 và học kì I năm học 2014-2015 + Thống kê kết quả điều tra khảo sát thực trạng, phân tích nguyên nhân: Năm học 2013-2014 và học kì I năm học 2014-2015 + Viết SKKN: Tháng 11-2014 đến tháng 2-2015
  6. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 1.1. Một số khái niệm về đạo đức. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Đạo đức được xem là khái niệm về luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt- xấu, hơn nữa xem như là đúng- sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức bao gồm các phẩm chất: Lịch sự, lòng biết ơn, lòng tự trọng, tính thật thà, tính giản dị, tính tiết kiệm, tính trung thực, lòng tôn sư trọng đạo, lòng tự tin, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm, lòng khoan dung, tính siêng năng, lòng tương trợ, tính liêm khiết, chí công vô tư, ý chí tự lập, biết giữ chữ tín, tính tự chủ, lý tưởng, tinh thần năng động sáng tạo, tôn trọng danh dự, về lương tâm con người. Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân với xã hội.
  7. Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Hạnh kiểm là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong đối xử với mọi người, với xã hội và thiên nhiên. Do đó, nói đến hạnh kiểm của học sinh trung học phổ thông (THPT) là nói đến phẩm chất đạo đức của học sinh thể hiện qua ý thức tổ chức kỷ luật, là sự chấp hành của học sinh về điều lệ trường trung học, và nội quy, quy chế của nhà trường; về động cơ thái độ học tập; tinh thần tập thể, tinh thần xây dựng chi đội, xây dựng lớp; tham gia các phong trào của lớp của nhà trường và các hoạt động của đội. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trung học hiện nay của Bộ giáo dục (BGD). Tuy nhiên, chừng nào BGD chưa thay đổi thì phải tuân thủ quy định sau: 1. Loại Tốt (T) a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại Điều lệ trung học: - Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường: đoàn kết giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tôt đẹp của nhà trường; thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt các quy tắc trật tự, an toàn xã hội. - Hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo và của nhà trường. - Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường. - Tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp, của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, giúp đỡ gia đình, tham gia công tác xã hội. b) Thực hiện đầy đủ, tích cực 4 hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch dạy học và hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức, thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
  8. c) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh theo quy định tại Điều lệ trường trung học: - Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường. - Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn, đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội. - Đánh bạc, vận chuyển , tàng trữ và sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại: lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ. - Hút thuốc lá, uống rượu, bia. d) Có thái độ tích cực đấu tranh ngăn chặn hành vi bị cấm ở trong trường và giúp bạn cùng tiến bộ. 2. Loại khá (K). a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này: có những vi phạm nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật, không tái phạm sau khi được giáo dục. b) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này, nhưng chưa có thái độ rõ ràng trước những vi phạm của bạn. 3. Loại trung bình (TB). a) Thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ học sinh quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này, được nhắc nhở và giáo dục thì có tiếp thu sửa chữa nhưng tiến bộ chậm, đôi khi còn tái phạm. b) Không vi phạm những điều cấm đối với học sinh nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm, đôi khi còn đồng tình với vi phạm của bạn. 4. Loại yếu: Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây: a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;