Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống "Về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa"

doc 21 trang honganh1 15/05/2023 7320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống "Về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_ve_suc_khoe_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống "Về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa"

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG “VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH THPT QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA” Lĩnh vực/ Môn: Sinh học Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà GV môn: Sinh học Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi Năm học 2020-2021
  2. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 1 2.1. Cơ sở lý luận 1 2.1.1. Hoạt động ngoại khóa 1 2.1.2. Kỹ năng sống định hướng cho học sinh 2 2.1.3. Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3. Giải pháp thực hiện 6 2.3.1. Hình thức tổ chức 6 2.3.2. Nội dung tổ chức 6 2.4 .Kết quả của buổi hoạt động ngoại khóa 16 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 17 3.1. Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 19
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - Sức khỏe sinh sản vin thành niên: SKSSVTN - Học sinh: HS - Giáo viên: GV - TD: tình dục - VTN: vị thành niên - NDCT: người dẫn chương trình - KNS: kỹ năng sống - QHTD: quan hệ tình dục - BPTT: biện pháp tránh thai
  4. 1 I. MỞ ĐẦU Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống (KNS). Rèn luyện KNS cho học sinh (HS) là một trong những nội dung cơ bản trong các trường phổ thông mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thông qua hoat động ngoại khoá giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, trải nghiệm một số KNS cơ bản và cần thiết mà không làm nặng nề quá tải nội dung môn học và ngược lại qua việc tham gia hoạt động ngoại khoá còn giúp HS học tập các môn học nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực và hiệu quả hơn. Do điều kiện sống ngày nay nên tuổi dậy thì của các em đã sớm hơn rất nhiều, nam khoảng 14,7 tuổi, nữ khoảng 12 tuổi. Thông qua mạng xã hội và các kênh thông tin, các em biết về tình dục sớm nhưng không được giáo dục đầy đủ. Vì thế, dù chuẩn mực văn hoá truyền thống không cho phép quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân nhưng điều này đang ngày càng phổ biến. Theo nghiên cứu của viện khoa học dân số gia đình và trẻ em, ở Việt Nam: trung bình một phụ nữ nạo phá thai 2,5 lần, trên thế giới mỗi năm có 16.000.000 ca mang bầu từ tuổi 13-18, ở Việt Nam 300.000 ca mang bầu ở tuổi dưới 20. Gần 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia đình. Khoảng 1/5 trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ dưới 19 tưổi. Theo điều tra của viện nghiên cứu thanh niên những HS THPT có QHTD chỉ 1/3 biết sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT). Ở tỉnh Quảng Trị, có những trường hợp học sinh trường THPT phải nghỉ học để xây dựng gia đình. Vậy GDSKSSVTN, hướng dẫn sử dụng BPTT là vô cùng cấp bách nhằm bảo vệ sức khoẻ , lợi ích cho tuổi VTN và cộng đồng. Như vậy, GD KNS cho HS là rất cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình. HS có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, mọi người. HS sống tích cực, chủ động an toàn và lành mạnh đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thế hệ mới. Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em một cách toàn vẹn thông qua hoạt động ngoại khóa là cần thiết. Vì vậy, tôi xây dựng chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống về “sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa”. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có thể là một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, toán học,
  5. 2 ngoại ngữ nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân. * Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa: - Họat động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện có được của nhà trường. - Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ, sinh học vui * Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa. - Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường. - Phát triển hứng thú học tập, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng. - Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề khoa học. - Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung . tổ chức vui chơi giải trí một cách bổ ích, trí tuệ. Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với học sinh. 1.2. Những kỹ năng sống cần cho sự phát triển về SKSS của vị thành niên - Kỹ năng xác định giá trị : Là khả năng xác định đức tính, niềm tin, thái độ, chính kiến nào đó của mình là quan trọng và giúp mình hành động theo định hướng đó. - Kỹ năng ra quyết định: Là khả năng một cá nhân đưa ra được quyết định cho mình dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin và ý thức được hậu quả/kết quả từ quyết định của mình. Trong một số tình huống, thường có nhiều lựa chọn và mỗi người phải chọn ra một quyết định đồng thời phải ý thức được các khả năng, hậu quả có thể xảy ra. Do vậy, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần dự kiến được càng nhiều càng tốt những hậu quả trước khi ra quyết định cuối cùng tối ưu nhất. - Kỹ năng kiên định: Là khả năng tự nhận biết được điều mình muốn hoặc không muốn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời giữ vững được khả năng/nhận định đó dù có những điều kiện khác tác động. - Kỹ năng đặt mục tiêu: Là khả năng tự xác định những gì mà mỗi cá nhân muốn thực hiện, muốn đạt tới. Một mục tiêu đặt ra cần phải được thể hiện bằng những từ ngữ cụ thể. Mục tiêu đó cần phải trả lời bằng những câu hỏi sau: Ai sẽ thực hiện? Thực hiện khi nào? Thực hiện cái gì? Thực hiện bằng cách nào? - Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng mà VTN/TN có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày để có thể diễn đạt mong muốn, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, đồng thời hiểu được quan điểm, thái độ và mong muốn của người khác. Kỹ năng giao tiếp là tổng hợp của nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối Các kỹ năng này giúp cho VTN/TN biết cách thiết lập và phát triển các mối quan hệ. Kỹ năng từ chối Là khả năng nói không với một đề nghị hoặc một lời mời của người khác làm một việc mà mình không muốn làm. Đặc biệt là đề nghị tham gia thực hiện những hành vi nguy cơ cho sức khỏe. Nhiều VTN/TN không dám từ chối vì sợ bạn bè hoặc
  6. 3 bạn tình không bằng lòng. VTN/TN cần được hỗ trợ kỹ năng từ chối để tránh tham gia vào những hành vi nguy cơ cho sức khỏe mà vẫn giữ được mối quan hệ với bạn bè và bạn tình. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Thực trạng về giáo dục SKSSVTN của học sinh cấp THPT Giã từ tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể bắt đầu có những xung năng sinh lý do ảnh hưởng của các hoóc môn sinh dục (tín hiệu từ bên trong) cũng như những tác động từ bên ngoài như phim ảnh, âm nhạc, sách báo, đặc biệt từ internet (tín hiệu từ bên ngoài). Hai tín hiệu đó đã tạo nên bản năng tính dục cho các em. Vì vậy, các em trai, em gái tuổi vị thành niên đều có thể có những biểu hiện của sự bừng tỉnh giới tính rất đặc trưng. Lúc này các em sẽ tự khám phá về những thay đổi sinh lý của bản thân cũng như có những thắc mắc, quan tâm, tìm hiểu về người khác phái. Để các em hiểu những vấn đề sinh lý của chính bản thân mình rõ hơn nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn thì về phía gia đình cũng như nhà trường cần hỗ trợ các em về nội dung kiến thức này thay vì các em tự mày mò, tự tìm hiểu trên các kênh thông tin không chính thống. Dẫn đến các em không hiểu biết chính xác, đôi khi các em không làm chủ được bản thân sẽ sa vào các phim ảnh đồi trụy. Trong thực tế, rất nhiều gia đình đã không đề cầp đến nội dung này cho con hoặc nếu có thì cũng trì hoãn để cho con qua tuổi học sinh (khoảng 17 đến 18 tuổi) rồi mới giáo dục vì họ cho rằng nếu giáo dục trước độ tuổi này là quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học. Về phía nhà trường, như đã nói lúc đầu ở các trường THPT nói chung ( THPT lê Lợi nói riêng) chỉ tích hợp nội dung này vào bài học ở trên lớp hoặc giờ chào cờ nên kiến thức về sức khỏe sinh sản học sinh thu nhận được rất ít và rất mù mờ. Khi khẩn cấp các em không biết hỏi ai. Và đã có những học sinh phải nghỉ học giữa trừng vì có thai ngoài muốn. Chính vì vậy chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giới, về tình dục an toàn, về bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên Thiết nghĩ, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em có được kiến thức về vấn đế này tương đối đầy đủ, giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đế này. Nó không phải là “Vẽ đường cho hươu chạy” mà nó như một liều văcxin, giúp các em có thể ngừa được những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra. 2.2.2. Khảo sát học sinh trường THPT Lê Lợi Đầu năm học 2019-2020, tôi tiến hành khảo sát kỹ năng SKSSVTN của HS bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên HS các lớp 10A1, 10A2, 11A2, 11A4 trường THPT Lê Lợi Kết quả: có kỹ năng ở mức tốt: 28,5 % ; có kỹ năng ở mức đạt: 32,5%; kỹ năng ở mức cần rèn luyện thêm: 39% Như thế, HS cần rèn luyện thêm và HS chưa có kỹ năng tốt về kỹ năng về SKSSVTN ở tỷ lệ cao: 71,5% Từ đó, tôi nhận thấy cần thiết phải tổ chức thêm các hoạt động giúp rèn luyện kỹ
  7. 4 năng về SKSSVTN cho HS tại trường THPT Lê Lợi 3. Giải pháp thực hiện. 3.1. Tổ chức ngoại khóa - Tổ chức tư vấn cho nữ/nam học sinh, kết hợp xem một số đoạn video, clip - Tổ chức tư vấn ngoại khóa cho cả nam và nữ học sinh: thuyết trình, kết hợp với một số trò chơi. 3.2. Thành lập tổ tư vấn về SKSSVTN tại trường THPT Lê Lợi * Thành phần: - Qua cuộc thi, chọn ba học sinh xuất sắc đưa vào tổ tư vấn kết hợp với hai giáo viên tổ sinh học: - Tổ trưởng tổ tư vấn: Cô Hoàng Thị Sa ( GV Sinh học) - Tổ viên: + Nguyễn Thị Thanh Hà (GV Sinh học) + Em Nguyễn Gia Khánh (Lớp 12A2) + Em Nguyễn Ngọc Tiến (Lớp 11A4) + Em Lê Ngọc Trâm ( Lớp 10B1) * Cách thức hoạt động: - Tư vấn về SKSSVTN cho HS trong trường trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại và mạng xã hội. - Phân công lĩnh vực tư vấn cho nhóm. 3.3. Nội dung tổ chức ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa “Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Lê Lợi” A. Công tác chuẩn bị 1. Phương tiện - Loa đài, Micro - 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi - Máy tính, Máy chiếu hoặc tranh ảnh về Hệ sinh dục nam và hệ simh dục nữ. - Bút, giấy, Các câu hỏi và tình huống về SKSSVTN. - Biển lớp, ghế của khán giả. 2. Người dẫn chương trình (NDCT): Học sinh 3. Thời gian, địa điểm - Thời gian: Một buổi từ 14 giờ 30 phút đến 17 giờ. - Địa điểm: Trường THPT lê Lợi 4. Cách thức tổ chức Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của 12 lớp thuộc khối 12,11 vừa để các em có sự thể hiện kiến thức về SKSS vừa để các em giao lưu học hỏi lẫn nhau . Mỗi lớp tôi chọn 2 học sinh đai diện. 24 HS chia thành 3 đội chơi, bắt thăm ngẫu nhiên để kết hợp đội, mỗi đội 8 HS. Mỗi đội gồm 8 người chơi, cử một đội trưởng có khả năng trình bày ý tưởng và trả lời các câu hỏi (CH). Các câu hỏi hoặc tình huống tôi đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ được cung cấp cho HS trước 7 ngày, không có đáp án và hướng dẫn cho HS nguồn tài liệu tham khảo: mạng Internet, tài liệu giáo dục dân số và SKSS. Từ