Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

pdf 21 trang honganh1 15/05/2023 10804
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_dam_bao_ve.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

  1. Phụ lục 1 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH. Kính gửi: 1 - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam; - Hội đồng Sáng kiến cấp tỉnh. - Phòng GD& ĐT Nam Trà My. - Hội đồng Sáng kiến cấp huyện. 1. Họ tên tác giả2 : Trần Thị Minh Tâm 2. Đơn vị công tác3: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến4: Trần Thị Minh Tâm 4.Tên sáng kiến: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non . 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến5: Giáo dục . 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử6: 20/9/2020 7.Hồ sơ đính kèm” + Chín tập báo cáo sáng kiến + Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến + Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai + Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai. 1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến. 2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả. 3 Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này. 4 Điện tử, viễn thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng, giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), Khác ; 5Ghi ngày nào sớm hơn.
  2. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Mai, ngày tháng năm 2021 Người nộp đơn
  3. Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON 6 1. Mô tả bản chất của sáng kiến7: 1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” tại trường MN Hoa Mai huyện Nam Trà My đã đưa ra được 5 biện pháp chính để thực hiện: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngủ. Biện pháp 2: Tìm nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn. Biện pháp 3: Chú trọng công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu chế biến thực phẩm, dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống, vệ sinh môi trường. Biện pháp 4: Thực hiện đảm bảo quy trình kiểm tra 3 bước. Biện pháp 5: Công tác phối hợp với phụ huynh và các ban nghành đoàn thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 6Trình bày tên sáng kiến đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc xét công nhận sáng kiến. 7 Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến. 8 Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ chức nào. 9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau: - So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải tiến hắc phục đến mức độ nào .đã biết trước đó. - Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.
  4. Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ áp dụng, đơn vị áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các trường mầm non đều có thể áp dụng và thực hiện. 1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã được biết trước đó) 1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngủ. - Ngay từ đầu năm học trên kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng, và dựa vào tình hình thực tế của trường, tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú dưới nhiều hình thức. Ví dụ: Phối hợp cho ban phân hội phụ huynh xây dựng kế hoạch chia nhóm 4 lần/tháng đến kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn của trẻ. - Kiểm tra đánh giá sát sao việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống trong nhà trường dưới nhiều hình thức . tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá thi đua để báo cáo cuối học kỳ, cuối năm học cho Phòng Giáo dục về việc đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện công tác bán trú đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tổ chức bán trú 100% đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho trẻ và CB-GV-NV * Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngủ. Đầu năm học, BGH trường mầm non Hoa Mai xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm cho đội ngủ cán bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế tổ chức, Cập nhật thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngủ cấp dưỡng, giáo viên qua cổng thông tin nhà trường, qua zalo trường Đặc biệt nhà trường thường xuyên bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh trong trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng và giáo viên thực hiện đảm bảo kiểm tra khám sức khoẻ 2 lần/năm (6 tháng/lần). Biện pháp 2: Tìm nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường, ban phân hội phụ huynh và các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống sau đó tổ chức cuộc họp phụ huynh học sinh toàn trường để thông qua kế
  5. hoạch hoạt động của nhà trường và kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng cho học sinh mầm non, mẫu giáo trên địa bàn xã. (hình 1) Thông qua cuộc họp, nhà trường đã lấy được ý kiến đóng góp từ phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như: tận dụng các nguồn lương thực, thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có sẳn tại địa phương để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như rau, củ quả, thịt heo, trứng gà vừa giúp được phụ huynh người đia phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống Ngoài ra trên địa bàn của xã hằng tháng có phiên chợ sâm từ ngày 1 đến ngày 3 có bán các mặt hàng thực phẩm sạch tại địa phương, người dân chuyên bán các loại rau củ quả như “ Bí đỏ, rau ngót, mùng tơi, bí xanh ”. (hình 4) Thời điểm này nhà trường mua và để lại cho trẻ ăn theo thực đơn tuần của nhà trường, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng vừa là nguồn rau sạch. Ngoài những nguồn thực phẩm mua trong phiên chợ, nhà trường còn vận động CB,GV,NV và phụ huynh học sinh làm vườn rau sạch trong khu diện tích đất ở khu vực bán trú phía sau các phòng học, ngay từ đầu năm đã phân công cho từng tổ như tổ văn phòng, tổ chuyên môn, tổ bếp chiu trách nhiệm trồng và chăm sóc vườn rau theo kế hoạch.(hình 2) Tổ chức trồng các loại rau nhằm cải thiện bữa ăn cho trẻ như: Đậu tây được trồng dọc theo hàng rào, khu đất ở giữa trồng các loại rau cải, mồng tơi, ở sát biên tường bếp trồng đu đủ, cà chua .Khi chưa thu hoạch cải nhà trường đã chỉ đạo cho nhân viên cấp dưỡng “Uơm bầu, bí, su ” và trồng khi thu hoạch xong các loại rau cải tiếp tục khu đất sẽ được phủ màu xanh của “Bí, bầu, su ” (hình 3)Hằng năm nhà trường tiết kiệm được một khoảng kinh phí không nhỏ trong việc cải thiện bữa ăn cho trẻ Để đảm bảo nguồn thực phẩm thường xuyên cho trẻ đúng pháp lý, nhà trường đã trao đổi và mời các khách hàng về ký hợp đồng thực phẩm như: Cá, thịt, rau, sữa, gạo Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt được nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì BGH và nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng Sẽ cắt hợp đồng. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng trước khi chế biến cho trẻ. Biện pháp 3: Chú trọng công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu chế biến thực phẩm, dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống, vệ sinh môi trường. -Vệ sinh cá nhân: * Vệ sinh trẻ:
  6. + Trẻ phải được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa xong lau khô. Khăn rửa mặt cho trẻ phải được giặt sạch bằng xà phòng và nước sạch. Phơi khăn dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Không cho trẻ mút tay hoặc ngậm bất cứ một vật dụng đồ chơi nào. Cô giáo rèn cho trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ, lịch sự. Ví dụ: cô giáo dục trẻ không được nhặt thức ăn rơi vải để ăn, ăn uống từ tốn, không dùng tay bốc thức ăn, không ngậm cơm, không nhổ cơm bừa bãi ra xung quanh, không uống nước lã biết lấy tay che miệng khi hắt hơi. * Vệ sinh đối với cô ở nhóm lớp và, nhân viên nhà bếp: Nhân viên nhà bếp 6 tháng phải khám sức khoẻ định kỳ, được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ. Không tiếp xúc với thức ăn của trẻ khi đang bị đau bụng, ỉa chảy Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ, móng tay luôn sạch sẽ và được cắt ngắn. *Đối với cô nhân viên nhà bếp: Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ, phải mặc quần áo đồng phục ở trường,mang khẩu trang, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, sau khi quét dọn hoặc qua mỗi công đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày. Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. * Đối với cô giáo tại nhóm lóp: Đồ dùng cá nhân của trẻ và cô phải riêng biệt Chỉ đạo các giáo viên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn. Chuẩn bị đủ bàn ghế, khăn ướt lau tay, dĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ. 5.3.2 Vệ sinh môi trường: Môi trường trong và ngoài khuôn viên trường phải luôn sạch đẹp, hằng ngày có nhân viên làm vệ sinh quét dọn, lau chùi các phòng học, nhà bếp. Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lý ngày đó. +Vệ sinh khi sử dụng nước: Nước phải lấy từ các nguồn nước sạch như nước máy, trường hợp lấy từ nguồn nước giếng, mưa, nước suối thì phải được xử lý hoặc lắng lọc. Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống bể lọc hoặc thùng lọc và có kế hoạch định kỳ tổng vệ sinh hệ thống lọc. Đảm bảo nước uống hợp vệ sinh cho trẻ, cán bộ giáo viên, nhân viên sử dụng. Thùng chứ nước phải có nắp đậy, hằng ngày được cọ rửa sạch sẽ. 5.4. Biện pháp 4: Thực hiện đảm bảo quy trình kiểm tra 3 bước.