SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non

doc 36 trang sangkien 01/09/2022 8080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực hiện 5 3 Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài 5 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 1 Cơ sở lý luận 6 2 Thực trạng vấn đề 7 3 Các giải pháp thực hiện 8 4 Kết quả so sánh đối chứng 31 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 32 1 Kết luận 32 2 Bài học kinh nghiệm 33 3 Khuyến nghị 33 IV Tài liệu tham khảo 35 1/35
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, c¶m ¬n các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên cùng ban ®¹i diÖn cha mÑ häc sinh nhµ tr­êng ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn để tôi có cơ hội thÓ hiÖn những việc mà bản thân đã dành nhiều tâm huyết đÓ thực đề tài tại nhà trường, đồng thời cũng là dịp để tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho mình để cố gắng hơn nữa trên con đường sự nghiệp nuôi dạy trẻ. Góp một phần nhỏ công sức của mình trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường và đưa các phong trào nhà trường ngày càng tiến bộ. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơm sâu sắc tới các cô giáo trong ban chất lượng nhà trường. Đặc biệt là cô giáo Hiệu trưởng nhà trường đã hÕt lßng ủng hộ, tư vấn, giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suèt qu¸ tr×nh nghiªn cøu, thực hiện sáng kiến nµy. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong của Hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế đạt hiệu quả. Tôi xin chân trọng cảm ơn! 2/35
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Với mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay đối với trẻ mẫu giáo nhằm hình thành phát triển toàn diện cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Ở trẻ giống như một tờ giấy trắng và cô giáo mầm non là người vẽ những nét bút đầu tiên lên trang giấy, nếu chúng ta vẽ lên những nét bút có đẹp hay không cũng góp phần hình thành nhân cách của trẻ sau này cho nên các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non là vô cùng quan trọng trong đó lĩnh vực phát triển thể chất giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh để học tập để vui chơi. Vậy giáo dục thể chất là gì?. Là các bài tập rèn luyện phát triển vận động cho trẻ là nội dung cơ bản và rất cần thiết nhằm giáo dục rèn luyện để nâng cao sức khỏe thể lực phát triển chiều cao cân nặng bình thường thành một cơ thể hài hòa cân đối, nhanh nhẹn, khỏe mạnh cho trẻ. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non được dựa trên 5 lĩnh vực, phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ. Cũng như các chuyên đề đã thực hiện thì chuyên đề phát triển vận động trong năm học 2014- 2015 là năm thứ 3 thực hiện liên tục nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động thể chất cũng như phát triển thể lực của trẻ trong trường mầm non. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của trường thì chuyên đề phát triển vận động cũng là chuyên đề trọng tâm của năm học. Chính vì vậy nhà trường nhà rất quan tâm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động phát triển vận động của tất cả các độ tuổi trong nhà trường. Với trẻ mẫu giáo lớn thì cơ thể của trẻ đang phát triển nếu không có biện pháp giáo dục hay chọn nội dung phù hợp sẽ không tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện thể chất dẫn đến thể lực của trẻ sẽ phát triển không đồng đều. Vì thế giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động khỏe mạnh là rất quan trọng giúp hệ thần kinh, các giác quan của trẻ sẽ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực, sức khỏe cũng như về nhận thức tinh thần của trẻ. 3/35
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Người xưa có câu “ Có sức khỏe thì có tất cả Không sức khỏe thì không có gì” Đúng như vậy câu nói đó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tất cả chúng ta, còn với trẻ có khỏe mạnh trẻ mới chơi ngoan. Sau mỗi buổi tập thể dục sáng các cháu trường mầm non của chúng tôi lại đồng thanh hô vang khẩu hiệu. “Thể dục - Khỏe Thể dục - Bảo vệ tổ quốc Thể dục - Cháu ngoan Bác Hồ Thể dục - Khỏe khỏe khỏe.” Những khẩu hiệu đó đã nhắc nhở tôi muốn dành cho các cháu có một sức khẻo tốt phát triển cân đối về chiều cao và cân nặng thì mỗi giáo viên chúng ta cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ có khỏe mạnh thì mới thông minh đó là điều mà các cô giáo và cha mẹ học sinh mong muốn. Phát triển vận động còn tăng cường sức khỏe cho trẻ đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ chuẩn bị tâm thế tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học. Trong chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi là chương trình đã xây dựng rất mềm dẻo không giống như chương trình cải cách cũ. Với giáo dục mầm non hiện nay đã giúp cho giáo viên rất dễ thực hiện nhưng ngược lại cũng rất khó nếu giáo viên không nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm của trẻ 5 tuổi nói riêng hoạt động giáo dục phát triển vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập những bài tập vận động cơ bản nhằm phát triển một cơ thể khỏe mạnh thông qua những bài vận động thô, vận động tinh một cách dẻo dai có bài bản để giúp trẻ hoạt động sinh hoạt trong hàng ngày mà không phải bỡ ngỡ. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tập luyện để nâng cao thể chất phòng bệnh béo phì giảm tỷ lệ bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi. Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ ra sao theo từng giai đoạn trong độ tuổi để dạy trẻ cho phù hợp. Những câu hỏi đó làm tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp áp dụng để dạy trẻ. Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non " năm học 2014 - 2015. 4/35
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. 2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế: * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Khảo sát thực tế: - Thuận lợi: + Về cơ sở vật chất: lớp học thoáng mát, rộng rãi. + Nhà trường có khu sân chơi vận động ngoài trời rộng cho trẻ hoạt động. + Nhà trường có đủ đồ dùng cho hoạt động phát triển vận động. + Giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc. + Phụ huynh đã nhận thức tốt về tầm quan trọng của ngành học mầm non, đã nhiệt tình tham gia các cuộc vận động ủng hộ nhà trường làm góc vận động cho trẻ và cung cấp thêm những nguyên vật liệu cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động. - Khó khăn: + Về cơ sở vật chất: + Không gian phòng thể chất chật hẹp, dụng cụ thể dục còn chưa đảm bảo đủ kích cỡ cho cô và trẻ tập luyện. + Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú cho trẻ phát triển vận động. + Là 1 trường mầm non nông thôn nên chưa có nhiều đồ dùng phát triển vận động hiện đại. + Hình thức tổ chức hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo. + Các bài tập cơ bản chưa biết cách nâng cao độ khó. + Một số trẻ chưa tập trung chú ý, còn nhút nhát chưa mạnh dạn với hoạt động giáo dục phát triển vận động. 3. Số liệu điều tra: Năm học 2014 - 2015 tôi được phân công phụ trách lớp 5 tuổi A1. - Tổng số cháu: 27 cháu - Số trẻ trai: 16 cháu - Số trẻ gái: 11 cháu Hầu hết các cháu ở độ tuổi này đã học qua lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi. * Số liệu khảo sát đầu năm học 2014 - 2015: 5/35
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Tỷ lệ 7STT Khả năng của trẻ Số lượng % 1 Số trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn. 16/ 27 cháu 59 % 2 Số trẻ thể trạng yếu vận động chậm chạm. 11/ 27 cháu 41 % 3 Số trẻ có kỹ năng vận động các bài tập cơ bản. 12/ 27 cháu 44 % 4 Số trẻ chưa có kỹ năng vận động bài tập cơ bản. 15/ 27 cháu 56 % 5 Số trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động 14/ 27 cháu 52 % Số trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt 6 13/ 27 cháu 48 % động 3. Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài: Năm học 2014 - 2015 (từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015) và tiếp tục thực hiện các năm tiếp theo. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự phát triển tính tích cực tham gia vào các hoạt động vận động của cơ thể, giúp hình thành cho trẻ mầm non những kỹ năng kỹ xảo vận động giống người lớn và phát triển các tố chất nhanh nhẹn, thể lực khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ để cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Thông qua giáo dục phát triển vận động tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức ban đầu về cuộc sống về cái đẹp, gìn giữ cái đẹp, yêu thích mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Giúp trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi trải nghiệm các cảm giác mạnh của hoạt động giáo dục phát triển vận động. Vì thế vai trò phát triển vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà nghiên cứu Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài khoa Giáo dục mầm non và Tiến sĩ Hồ Lam Hồng viện nghiên cứu Đại học Sư phạm Hà nội đã khẳng định rằng “Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ, nếu rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, 6/35