Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức về môi trường xung quanh cho trẻ 4-5 tuổi

doc 19 trang sangkien 31/08/2022 9480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức về môi trường xung quanh cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nhan_thuc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển nhận thức về môi trường xung quanh cho trẻ 4-5 tuổi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẬP TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẬP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một số biện pháp phát triển nhận thức về môi trường xung quanh cho trẻ 4-5 tuổi ” Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm Non Yên Lập Tháng 3 năm 2014
  2. MỤC LỤC Phần Nội dung Trang Đặt vấn đề 2 - 5 I Giải quyết vấn đề 5 – 18 1. Cơ sở lí luận 5 - 6 2. Thực trạng của vấn đề 6 – 9 II 3. Các biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề 9 – 18 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 Kết luân, kiến nghị 19 - 21 1. Kết luận 19 19 – 20 III 2. Bài học kinh nghiệm 3. Những ý kiến đề xuất 21 1
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin ( CNTT) là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QĐ - TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho Ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Năm học 2013 - 2014, Phòng giáo dục và đào tạo Yên Lập đã triển khai nhiệm vụ năm học đến các cấp học là tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục Dạy và Học trong các Nhà trường. - Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non: Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Phòng GD - ĐT Yên Lập về việc đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc Giáo dục trẻ. Hiện nay các trường Mầm non đều được trang bị máy tính và nối mạng internet, mở trang Web thành viên. Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, máy ảnh, tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT. Đây là điều kiện thuận lợi cho các Nhà trường trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhưng cũng là những thách thức đối với đội ngũ cán bộ giáo viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu truyền thống. Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để trải nghiệm thể hiện khả năng và 2
  4. ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là cho trẻ được tiếp cận với môi trường đa phương tiện kết hợp hình ảnh vedeo, camera, âm thanh, chữ cái được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Kỹ thuật đồ họa cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng thiên nhiên, các hình ảnh sống động mà theo phương pháp truyền thống thì khó mà thực hiện được. Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa cô giáo và trẻ. 3
  5. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn Sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2013 - 2014 là: "Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm Non Yên Lập " * Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng, khó khăn, thách thức của việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của trường Mầm non Yên Lập, đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp thực hiện việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tăng cường cho việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường để giữ vững danh hiệu trường điểm, giữ vững lòng tin với các cấp lãnh đạo và nhân dân địa phương. * Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm: - Khách thể nghiên cứu Công tác ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của trường Mầm non Yên Lập tác động đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường - Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm, biện pháp trong thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm Non Yên Lập về việc thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" – “ Nuôi cháu khỏe- Dạy cháu ngoan – Bảo vệ cháu an toàn”. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về công tác Ứng dụng công nghệ thông tin. - Nội dung thực hiện Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của trường Mầm non Yên Lập. 4
  6. - Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để không ngừng nâng cao chát lượng giáo dục của trường Mầm non Yên Lập. * Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp thực tiễn: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp điều tra - Kiểm tra. + Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp. - Phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm: Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non nhằm tăng cường cơ sở vật chất nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường Mầm non Yên lập Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện áp dụng trong năm học 2013 - 2014 tại trường Mầm non Yên Lập * Tài liệu tham khảo: 1 Văn kiện đại hội Đảng 2. Tạp trí giáo dục mầm non 3. Điều lệ trường mầm non 4. Qui chế nuôi dạy trẻ 5
  7. 5. Tài liệu hướng dẫn về công tác ứng dụng CNTT của Phòng GD – ĐT Phổ Yên. 6. Tài liệu quản lý về giáo dục đào tạo giành cho cán bộ quản lý bậc học mầm non. 6
  8. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point, flash, ). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học (điều này một giáo án thông thường không thể có) Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết. Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bậc, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ 2. Thực trạng của vấn đề * Ưu điểm, khó khăn và thách thức: a. Ưu điểm: 7
  9. Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet, Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ. Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non. b. Khó khăn và thách thức: Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non. Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. Kiến thức kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh không dám mạnh dạn khai thác, mặt khác phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xóa được. 8