Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ

pdf 16 trang sangkien 01/09/2022 9420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_chau_lop_mam_co.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHÁU LỚP MẦM CÓ THÓI QUEN TỰ PHỤC VỤ – Họ và tên: VƯƠNG THANH NGỌC THỦY Giới tính: Nữ Năm sinh: 1971 – Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân khoa học – chuyên ngành Mầm non – Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên lớp Mầm 1 – Đơn vị: Trường Mầm non 1 Quận 11 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và không thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lĩnh hơn nhiều so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn là chúng thường tìm ngay đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên như tôi phải tìm cách hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ngay từ bây giờ. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị 1
  2. sống nền tảng và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần có những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy mẫu giáo 4 – 5 tuổi bởi trong những nghiên cứu khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ đã chỉ ra rằng: “Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát thích nghi và thể hiện cảm giác của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, tự phục vụ cho chính mình. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Song do chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kĩ năng tự phục vụ bản thân. Vậy làm thế nào để có thể có một phương pháp hướng dẫn trẻ những kĩ năng tự phục vụ tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào? Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim của người mẹ hiền thứ hai đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ”. 1.2. Mục đích của đề tài: + Đánh giá thực trạng về khả năng tự phục vụ của trẻ lớp Mầm. + Tìm ra các biện pháp giúp lớp Mầm có khả năng tự phục vụ. Phần 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm 2
  3. cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự phục vụ cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng, vụng về ) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Vậy tự phục vụ là gì? Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Khi nhắc đến dạy kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non, nhiều người cho rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy tự phục vụ là dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. 2.2. Thực trạng của vấn đề Là một giáo viên (GV) phụ trách Lớp Mầm, bước đầu tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1. Thuận lợi: 3
  4. – Trường Mầm non Phường 1 vừa được xây mới cách đây 5 năm, khuôn viên rộng rãi thoáng mát. Nhà trường có truyền thống và nhiều thành tích trong chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non. – BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn và mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy. – Bản thân tôi là một GV nhiệt tình với trẻ tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tiếp xúc với trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những xu hướng phát triển của trẻ. – Vì đây là lứa tuổi nhỏ nên nhà trường không nhận trẻ vào cùng lúc mà nhận từng đợt nên rất thuận lợi cho tôi trong việc rèn luyện các kĩ năng cho các cháu. Ngoài những thuận lợi trên thì bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn: 2.2.2. Khó khăn: – Khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều. Có một số cháu chưa biết nói hoặc nói chưa thạo nên sẽ gây khó khăn cho các cháu trong việc thể hiện ý muốn của mình đối với cô giáo. Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất yếu, còn rụt rè nhút nhát nữa nên buộc cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ. Bên cạnh đó lại có những cháu nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích tự làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăn cho tôi trong việc rèn nề nếp cho các cháu. – Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy, rất ít tài liệu để tham khảo tìm hiểu. – Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kĩ năng cho trẻ. – Lớp có 42 cháu là quá đông. Nhiều trẻ mới đến lớp lần đầu nên chưa có nề nếp. – Việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành rèn luyện kĩ năng cho trẻ còn khó khăn. – Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử – Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. 4
  5. 2.2.3. Thực trạng về kĩ năng tự phục vụ của trẻ Đầu năm tôi khảo sát thực tế về khả năng tự phục vụ của trẻ, kết quả nhận được như sau: Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Số ĐạtTỉ lệ SốChưa đạtTỉ lệ lượng lượng - Tự cầm ca nước để uống 28 66.7 14 33.3 1.- Tự Kĩ xúc năng cơm giao ăn tiếpNội dung khảo sát 2030 71.439 3212 28.661 2.- Tự Kĩ dẹp năng chén thích sau nghi khi ăn 1615 35.731 4627 64.369 3.- Tự Kĩ cởi, năng mặc tự phụcquần vụáo và tự bảo vệ 1517 40.529 4725 59.571 - Đánh răng sau khi ăn 10 23.8 32 76.2 - Tự mang giày, dép 22 52.4 20 47.6 - Tự xếp mền, gối sau khi ngủ dậy 16 38.1 26 61.9 - Khả năng trẻ tự làm mà không cần GV nhắc nhở 3 7.1 39 92.9 Bảng 1. Kết quả khảo sát khả năng tự phục vụ của các cháu trong lớp Thời gian đầu, khi tôi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng nhận thức của các cháu chưa tốt, khả năng tự phục vụ còn hạn chế (bảng 1). Có nhiều cháu nói chưa tốt, chưa biết một số thói quen tự phục vụ đơn giản như: Có 33.3% cháu khát nước, muốn uống nước nhưng không biết cách lấy nước uống, không biết cách cầm ca uống nước như thế nào cho không bị đổ. Có một số trẻ khi có nhu cầu đi vệ sinh nhưng lại không biết cởi quần nên bị tè dầm ra quần (59.5%). Có 71.4% cháu có thể tự cầm muỗng xúc cơm ăn, 47.6% cháu không biết mang giày, ăn xong không biết dẹp chén, không biết giúp đỡ ba mẹ, cô giáo hay bạn bè xung quanh những công việc vừa sức Bên cạnh đó còn có nhiều cháu nghe chưa kịp và chưa hiểu các hiệu lệnh của cô: “Các con hãy giúp cô khiêng ghế xếp vào bàn” Chính vì không hiểu nên trẻ không thực hiện được. Tuy nhiên có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rất tốt nhưng lại thiếu tính chủ động (92.9%), trẻ luôn đợi chờ người lớn nhắc nhở thì trẻ mới chịu làm Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ kĩ năng tự phục vụ, đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến việc trẻ chưa có khả năng tự phục vụ và ý thức tự phục vụ của trẻ chưa tốt: Nguyên nhân thứ nhất: xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu có do khả năng tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung khi cô hướng dẫn, điều này sẽ khiến cho giáo viên dễ trở 5