Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh Lớp 3

doc 12 trang sangkien 12842
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_thoi_quen_dao_duc_cho_hoc_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh Lớp 3

  1. Sáng kiến kinh nghiệm : Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 3 1. Tên sáng kiến: HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3 2. Phần mở đầu: * Lí do chọn vấn đề nghiên cứu Như chúng ta đã biết đạo đức là “cái gốc” của con người. Khi sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cổ nhân xưa có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện, con người chỉ không thiện (Đức) khi hấp thụ những điều ác, điều không tốt và không được giáo dục, không được rèn luyện. Cũng chính vì thế mà từ xa xưa các cụ đồ (người dạy học) đã có quan điểm dạy học: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Thật vậy, giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày.Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày Cụ thể trong nhà trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó nhằm phát triển nhân cách của các em một cách trọn vẹn, là nền tảng cơ bản để hình thành cho các em ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Mặt trái của quá trình hội nhập đó là tình trạng xói mòn về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, ma tuý,nghiện ngập, game oline điều đáng lo ngại là không ít học sinh chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, có những biểu hiện lệch lạc: nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, thích chơi bời lêu lổng, thiếu lễ độ với người lớn (kể cả ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo ). Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: muốn có những công dân tốt có ích cho xã hội, có ích cho nước, có lợi cho nhà thì trước tiên cần phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số học sinh chỉ biết tới “lý thuyết” còn vận dụng nó vào thực tế như thế nào? Ra sao? Quả thật câu trả lời nhận được không như mong muốn. Lấy một ví dụ cụ thể ngay chính trường tôi giảng dạy: Học sinh học xong bài thì biết phải kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo thế nhưng nhiều em gặp thầy cô vẫn thờ ơ, có em còn chạy vụt qua Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là gì? Thói quen, hành vi, kiến thức, kĩ năng các thầy cô giáo đã dạy cho các em đâu hết rồi? GoocKy là một nhà giáo dục thiên tài người Nga đã nói: “Nếu dạy những chuẩn mực đạo đức mà chúng ta không rèn thói quen đạo dức cho học sinh thì việc dạy những chuẩn mực đạo đức đó không có ý nghĩa gì cả”. GV: Bùi Thị Uyên Nhi 1 Trường Tiểu học Gio Sơn
  2. Sáng kiến kinh nghiệm : Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 3 Vì vậy, tăng cường giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là việc làm hết sức cấp thiết. Xuất phát từ những lí do mà tôi đã nêu kết hợp với quá trình dạy học, theo dõi lớp mà tôi được phân công giảng dạy, tôi thấy nhiều em chưa có những thói quen đạo đức tốt, còn chưởi thề, đánh bạn, chưa ngoan, chưa vâng lời cô, thiếu sự lễ phép với người lớn Để nhằm giúp cho học sinh hình thành cho mình những thói quen đạo đức, từ đó các em sẽ có những hành vi đạo đức phù hợp trong cuộc sống hằng ngày. Nên tôi quyết định chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 3”. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3 - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 3B. Năm học 2014 – 2015 của Trường tiểu học Gio Sơn. a) Khảo sát số liệu cụ thể lớp 3: Năm học 2014 – 2015 bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp 3B. Qua khảo sát bài “Giữ lời hứa” ( Đạo đức 3) tôi thu được kết quả sau: - Số lượng học sinh học bài: 26/26 học sinh * Ưu điểm - Học sinh đều biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. - Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác. - Đều đồng tình trước những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa và không đồng tình với những hành vi thể hiện sự thất hứa. - Biết quý trọng những người giữ đúng lời hứa. * Hạn chế - Học sinh chỉ biết đến lí thuyết, chưa vận dụng vào cuộc sống. - Nhiều em chưa vâng lời cô còn vi phạm nội quy trường lớp mặc dù đã hứa với cô giáo( Chương trình SEQAP ở lại bán trú ) - Một số em còn lấy trộm vở, bút máy của bạn. - Hứa với cha mẹ chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cô nhưng thực tế đến lớp nói chuyện riêng nhiều, không chú ý nghe cô giảng bài, làm việc riêng, chửi thề, đánh bạn, quên sách vở, đồ dùng học tập, lười lao động b) Kết quả cụ thể: Số lượng Tỉ lệ Sĩ số 26 100% Học sinh có thói quen đạo đức biết vận dụng bài học 10 38,5% vào cuộc sống Học sinh chưa có thói quen vận dụng vào cuộc sống 16 61,5% - Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát, Thí nghiệm, Thực hành - Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Học sinh toàn lớp 3B ( thời gian bắt đầu từ tháng 9/ 2014 và kết thúc vào tháng 3/ 2015). 3. Nội dung GV: Bùi Thị Uyên Nhi 2 Trường Tiểu học Gio Sơn
  3. Sáng kiến kinh nghiệm : Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 3 3.1 Thực trạng: Qua khảo sát thực tế tôi thấy học sinh lớp mình còn nhiều mặt hạn chế : - Học sinh chưa có nhiều thói quen trong hành động đạo đức, chưa thường xuyên rèn luyện và thực hành các chuẩn mực đạo đức. - Nhiều học sinh thực hiện hành vi đạo đức chưa đúng theo chuẩn mực: + Chưa lễ phép, vứt rác không đúng nơi quy định, chửi thề, đánh bạn, chưa giữ gìn vệ sinh nơi công cộng: Linh, Duy, Duyên, Hiền. + Chưa có ý thức chăm sóc cây trồng, bảo vệ môi trường, làm gãy cây: Trang, Linh, Tiến. + Nhiều em chưa tự làm lấy việc của mình mà còn để mặc hoặc nhờ người khác: chưa tự làm bài mà còn nhìn bài bạn ( Hạnh, Trang, Trịnh Thư ); khi thảo luận nhóm một số e còn ỉ lại chờ bạn làm ( Phước, Quốc, Việt, Cường); về nhà một số em chưa tự vệ sinh cá nhân ( Phước, Trang). + Một số em chưa giữ đúng lời hứa: Chưa học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp (Tiến, Hạnh, Nguyễn Thư, Hiền, Ngô Thư, Duy, Nhân, Việt ); chưa giữ lời hứa với cô giáo không nghiêm túc trong giờ học, vi phạm nội quy lớp học ( Duy, Quân, Tuân, Hạnh, Phước) + Một số học sinh tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn nài nỉ nhau quét lớp, tưới cây, lau bàn, cửa kính, nhặt rác ( Quốc, Khang, Khánh Hưng). - Chưa có thái độ tình cảm đúng đắn liên quan đến những chuẩn mực hành vi quy định. 3.2 Nguyên nhân a) Về phía nhà trường - Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để gây hứng thú cho học sinh, chưa chuẩn bị bài giảng chu đáo, ít liên hệ thực tế để học sinh dễ vận dụng, kiến thức thực tế để xây dựng các hành vi đạo đức cho các em còn hạn chế. - Chưa quan tâm rèn luyện kĩ năng hành động, thực hành các hành vi đạo đức cho học sinh để việc “học” thực sự đi đôi với “hành” , “lý thuyết” gắn với “thực tế”. b) Về phía gia đình - Đa số các em học sinh là con em nông dân, công nhân nên thiếu sự quan tâm của gia đình, đồ dùng học tập còn thiếu, chưa được trang bị đầy đủ. - Chưa có góc học tập thích hợp. - Chưa nhắc nhở các em làm đúng theo các chuẩn mực. c) Về phía cá nhân học sinh - Học sinh còn nhỏ nên chủ yếu ham chơi. - Học sinh chưa hiểu được ý nghĩa của các việc làm đúng theo chuẩn mực đạo đức. - Một số em chưa cố gắng xem bài trước ở nhà. - Học sinh chưa hợp tác với giáo viên. 3.3 Các biện pháp thực hiện: Để giúp học sinh hình thành thói quen đạo đức vận dụng được vào trong cuộc sống thì trước hết ta phải giáo dục, hình thành thói quen đạo đức cho các em trong chính môn đạo đức: GV: Bùi Thị Uyên Nhi 3 Trường Tiểu học Gio Sơn
  4. Sáng kiến kinh nghiệm : Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh lớp 3 * Giáo dục, hình thành thói quen đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức : Chương trình môn đạo đức ở lớp 3 hiện nay được thiết kế theo quan điểm tiếp cận lý thuyết hoạt động. Trong đó, sách giáo khoa đạo đức ở lớp 3 mới được thiết kế dưới dạng vở bài tập. Ở đó, hệ thống bài tập rất đa dạng như: bài tập mẫu hành vi qua tranh, từ việc phân tích tranh, học sinh rút ra bài học tương ứng; bài tập xử lý tình huống; kể truyện theo tranh; đánh giá quan điểm ý kiến, thái độ hành vi; tự nhận xét hành vi của bản thân, của ngưòi khác; thực hiện các trò chơi có nội dung học tập; bài tập đóng vai; bài tập thực hành Để khái quát rút ra bài học; bài tập để giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành thái độ, kĩ năng hành vi; có bài tập thực hành để giúp học sinh tập áp dụng kiến thức vào cuộc sống và chuẩn bị cho bài học tiếp theo Với kết cấu nội dung chương trình như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên cần sử dụng các biện pháp tích cực như: Phương pháp tình huống, luyện tập thực hành, đóng vai, đóng kịch, trò chơi, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, phương pháp rèn luyện, báo cáo, điều tra thực tiễn Vận dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học cũng như tích cực sử dụng các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học. Nhờ đó, học sinh có cơ hội tham gia hoạt động, được luyện tập thực hành, trải nghiệm để hình thành các kĩ năng hành vi ứng xử và bày tỏ thái độ của mình khi áp dụng vào thực tiễn, đồng thời cũng tránh được hiện tượng học sinh đã nắm vững kiến thức, thuộc lòng các chuẩn mực hành vi đạo đức theo yêu cầu bài học nhưng trong cuộc sống vẫn không có được kĩ năng hành vi tương ứng. Để thực hiện tốt việc giáo dục và hình thành nên những thói quen hành vi chuẩn mực đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức, tôi luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các bài dạy đạo đức, không mang tâm lý xem nhẹ môn học này vì cho rằng đó là môn phụ và không phải thi cử nên có tâm lý chủ quan, dạy qua loa, chiếu lệ. Đối với 3 tiết dạy dành cho địa phương, tôi tiến hành khảo sát xem những vấn đề nào cần phải tăng cường giáo dục để từ đó biên soạn các tiết dạy này cho sát với tình hình thực tế ở địa phương. Khi giảng dạy môn đạo đức, tôi thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để tạo hứng thú cho các em khi tham gia học tập. Bên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lương và hiệu quả dạy học. Việc đánh giá kết quả học tập có nhiều hình thức khác nhau như: quan sát thái độ học tập, kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, bày tỏ thái độ Từ đó, học sinh có điều kiện thể hiện được bản thân và đặc biệt thực hiện được hành vi đạo đức của mình trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, việc đánh giá phải được thể hiện trên tất cả các mặt: kiến thức, tình cảm thi độ và kỹ năng hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường, cộng đồng. * Giáo dục, hình thành thói quen cho học sinh thông qua các môn học khác: Không chỉ giáo dục hình thành cho học sinh các thói quen đạo đức thông qua môn đạo đức. Giáo viên khi dạy các môn nào, bài nào có nội dung liên quan đến GV: Bùi Thị Uyên Nhi 4 Trường Tiểu học Gio Sơn