Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ que gỗ khám họng

doc 23 trang Minh Hường 20/08/2023 7541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ que gỗ khám họng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_do_dung_do_choi_sang_tao_tu_que_go_kha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ que gỗ khám họng

  1. Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o quËn ba ®×nh Tr­êng mÇm non thµnh c«ng S¸ng kiÕn kinh nghiÖm §Ò tµi: §å dïng ®å ch¬i s¸ng t¹o tõ que gç kh¸m häng LÜnh vùc : Gi¸o dôc mÉu gi¸o T¸c gi¶ : TrÇn Minh NguyÖt Chøc vô : Gi¸o viªn Tµi liÖu kÌm theo : §Üa CD phÇn mÒm s¸ng kiÕn Năm học: 2012- 2013 1
  2. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 4 2. Thực trạng của vấn đề 5 3. Mô tả sáng kiến 5 4. Kết quả thực hiện của sáng kiến kinh nghiệm 19 III. KẾT LUẬN 20 2
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất sét để nặn thành nồi, chảo, bát , lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê Đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống vậy. Đặc biệt lứa tuổi Mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui chơi. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Chính vì vậy, đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ. Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động. Trong thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay cô và trẻ làm ra. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động. 3
  4. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ, que gỗ khám họng, vỏ thạch đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế, tranh ghép, đồ chơi học tập Từ những chiếc que gỗ dùng để khám họng, sau khi được rửa sạch, phơi khô chúng ta có thể tạo các mô hình sa bàn khác nhau để phục vụ cho giờ trẻ làm quen với Văn học, hay tạo thành những bức tranh ghép hình ghép chữ để phục vụ cho hoạt động làm quen chữ viết, làm quen với Toán và hoạt động góc của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường. Từ những lý do trên, là những giáo viên trực tiếp giảng dạy, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, những người đi trước và dựa vào sách báo tôi đã lựa chọn đề tài “Đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ que gỗ khám họng” trong công tác giảng dạy trẻ mẫu giáo. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lý luận của vấn đề: Như đã nói ở trên, nhu cầu vui chơi của trẻ là nhu cầu thiết yếu, và đồ dùng đồ chơi với trẻ là những phương tiện quan trọng giúp trẻ giao lưu giao 4
  5. tiếp với xã hội. Tuy nhiên, thị trường đồ dùng đồ chơi hiện nay lại quá đa dạng mà chất lượng lại không đảm bảo. Chính vì vậy, khi tôi cân nhắc thực hiện đề tài về “Đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ từ que gỗ khám họng”, thì cần đảm bảo được là những đồ chơi này phải được thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo đồng thời phải phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo được an toàn cho trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề: a. Thuận lợi: - Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ. - Được sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em,có sự phối hợp với giáo viên, đóng góp những vật liệu đã sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Trẻ rất hăng say làm đồ chơi sáng tạo và yêu thích sản phẩm của mình. b. Hạn chế: - Công việc bận rộn rất nhiều cũng không có thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. - Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn nhiều hạn chế. - Số lượng trẻ trong lớp lại đông, dẫn tới khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động sáng tạo thu hút trẻ tham gia. 3. Mô tả sáng kiến: Điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi tự tạo đến thế? Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ 5
  6. thơ còn có những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ cần quan tâm đến: + Thỏa mãn nhu cầu được tham gia hoạt động của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ. + Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ. Dưới đây là một số mẫu đồ dùng, đồ chơi làm từ que gỗ khám họng sau khi đã được làm vệ sinh sạch sẽ: 3.1. Mô hình sa bàn cho hoạt động cho trẻ làm quen với Văn học: Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” a) Nguyên liệu: - Vải vụn, bông, dây len, dây ruy băng, que gỗ, thìa múc sữa bột, bóng bàn, cành cây, lá, hoa cây nhựa, vỏ lọ hồ dán, bìa cứng. 6
  7. - Giấy vẽ,bút dạ màu, bút dạ đen, xốp màu, súng bắn keo, keo b) Cách làm: - Sắp xếp các que gỗ lại với nhau thành mảng làm các phần của ngôi nhà: mái, tường bao quanh, các cánh cửa, ống khói dùng keo dính để giữ cố định các phần của ngôi nhà lại với nhau. Dựng ngôi nhà trên mặt tấm bìa cứng, trong nhà có giường, bàn ghế. - Sau đó hàng rào được chia: cứ một que gỗ được hai thanh hàng rào, xếp các thành hàng rào cách nhau 1,5 – 2cm và dùng keo dính để cố định chúng lại với nhau. - Các nhận vật trong chuyện được làm: vỏ lọ hồ dán làm thân, quả bóng bàn làm đầu, ta cũng dùng keo dính để cố định chúng lại, rồi dùng vải vụn, xốp màu, thìa múc sữa bột, bút dạ đen để tạo trang phục phù hợp với từng nhân vật. Cuối cùng dựng toàn bộ mô hình lên và sử dụng rối, bắt đầu câu chuyện! c) Cách sử dụng: - Với loại mô hình sa bàn này có thể sử dụng cho cả trẻ ở cả 3 khối lớp. * Sử dụng trong hoạt động LQVT : Xác định phải , trái , trên , dưới , trước , sau , trong ngoài của đối tượng có sự định hướng (Dùng ngôi nhà làm vật chuẩn , cô giáo sẽ di chuyển các nhân vật và yêu cầu trẻ xác định xem nhân vật đó ở phía nào của ngôi nhà ). VD: Cô bé quàng khăn đỏ đứng ở phía nào của ngôi nhà? *Sử dụng trong hoạt động LQVH: Dùng làm sa bàn dạy thơ truyện , dựng cảnh trong viêc làm slide, giáo án điện tử dạy học. 7
  8. * Sử dụng trong hoạt động tạo hình , khám phá : Vẽ ngôi nhà , dạy trẻ làm các nhân vật rối từ phế liệu, tìm hiểu về các loại nhà. * Đưa vào hoạt động góc văn học – kể chuyện sáng tạo. d)Mô hình sa bàn này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ: oThỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi oThỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, dán các bộ phận của cơ thể. oThỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối và làm theo ý thích của mình. oThỏa mãn nhu cầu giao tiếp: Hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện giao tiếp với nhau. 8
  9. 3.2. Tranh ghép chữ, ghép hình cho hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết, khám phá MTXQ và hoạt động góc: 10
  10. a) Nguyên liệu: - Que gỗ để mộc, màu dạ , băng dính trong loại nhỏ, bìa cứng - Bút dạ màu các loại, bút dạ dầu màu đen, b) Cách làm: - Xếp các que gỗ sát với nhau trên mặt bàn, sau đó dùng băng dính trong dán cố định các que gỗ lại với nhau để khi vẽ sẽ không bị lệch. Dùng bút dạ đen vẽ những hình ảnh theo mục đích. Lưu ý hình ảnh cần gần gũi với trẻ và dễ hiểu, dễ làm, gần với nội dung chủ đề chủ điểm. - Sau đó tô màu sắc tươi sáng và viết chữ tương ứng với hình ảnh và đặt những mảnh ghép lên bìa cứng. c) Cách sử dụng: - Với tranh ghép hình, ghép chữ như này, ta có thể đưa vào trong hoạt động củng cố của giờ làm quen chữ viết, hay đưa vào hoạt động góc, hoạt động chiều. Tranh ghép hình, ghép chữ này có thể sử dụng cho cả trẻ ở cả 3 khối lớp. - Mỗi chủ điểm ta có thể làm từng bộ tranh phù hợp với chủ điểm đó. d)Bộ tranh ghép hình, ghép chữ này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ: oThỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi oThỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ các biểu tượng, các chữ cái trẻ đã được học theo các chủ đề chủ điểm . oThỏa mãn nhu cầu tưởng tượng 11
  11. oThỏa mãn nhu cầu giao tiếp: Trẻ cùng trao đổi và cùng xếp tranh. 12
  12. 3.3 .Que ghép xếp hình : Cho hoạt động làm quen với toán , hoạt động vui chơi góc học tập : 13
  13. a) Nguyên liệu : - Que gỗ - Sơn các màu - Kéo b) Cách làm: - Dùng kéo sắc cắt que gỗ thành những đoạn dài , ngắn khác nhau , nhớ tỉa tròn đầu que gỗ cho an toàn. - Xếp các que gỗ lên một miếng giấy to, dùng bình sơn xì đều màu sơn lên bề mặt que gỗ , đợi chô khô sơn . Tiếp theo lật mặt sau của que gỗ và phun sơn như trước. 14