Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ trong các giờ làm quen với môi trường xung quanh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ trong các giờ làm quen với môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_trong_c.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ trong các giờ làm quen với môi trường xung quanh
- Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trong môn học: Làm quen với môi trường xung quanh I- Đặt vấn đề Môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, nhất là lứa tuổi Mầm non. Thế giới xung quanh luôn là điều mới lạ, chúng luôn muốn được tìm tòi, được quan sát, tiếp xúc, được hiểu biết nhiều hơn về mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật xung quanh từ đó phát triển ngôn ngữ vốn từ của trẻ ngày càng phong phú và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và tư duy của trẻ. Từ những mục tiêu trên tôi đã có suy nghĩ cần tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh như thế nào và làm quen những gì để tạo hứng thú kích thích sự chú ý của trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Chính vì thế ở trường Mầm non môn học Làm quen với môi trường xung quanh vô cùng quan trọng đối với trẻ 4 - 5 tuổi, nó là phương tiện rèn luyện cho trẻ phát triển ngôn ngữ nói, nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ Mầm non. Mục tiêu chính của việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là giúp trẻ phát triển về kỹ năng, thẩm mỹ, hình thành tình yêu đối với thiên nhiên cuộc sống con người xung quanh trẻ. Từ những suy nghĩ trên tôi thấy cần phải có một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ trong các giờ làm quen với môi trường xung quanh, nhằm nâng cao tiết dạy, vận dụng linh hoạt trong hình thức đổi mới một cách khoa học, áp dụng vào tiết học với mục đích và mong muốn cho giờ học đạt kết quả cao nhất. Để thực hiện tốt môn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, tôi phải luôn tìm tòi sáng tạo, thay đổi hình thức nhằm giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng một cách toàn diện. Trong quá trình thực hiện tôi thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: * Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của nhà trường và các cấp, các ngành đã quan tâm đến đồ dùng phục vụ cho giờ dạy và đồ dùng của các cô tự làm sáng tạo phục vụ cho giờ dạy được tốt. * Về cô giáo: Là một giáo viên có trình độ chuyên môn Mẫu giáo nắm được tâm lý của trẻ ở từng lứa tuổi mẫu giáo, bản thân tôi rất yêu thích môn làm quen môi trường xung quanh. Vì thế tôi luôn tìm tòi sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm của các chị em đồng nghiệp, tích cực tham khảo tài liệu để bổ xung chuyên môn được nâng cao hơn. Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Phú Lão 1
- Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trong môn học: Làm quen với môi trường xung quanh * Về trẻ: - Các cháu ở lớp khoẻ mạnh, nhanh nhẹn có tính tìm tòi khám phá và rất hiếu động. Từ những thuận lợi trên tôi thấy còn một số khó khăn như sau: 2. Khó khăn - Một số trẻ chưa đi học bao giờ nên còn nhút nhát - Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp - Sự chú ý hào hứng của trẻ còn hạn chế - Không có góc vườn để trồng hoa phục vụ cho các hoạt động đi dạo, tham quan - Chưa tạo được góc thiên nhiên của lớp. 3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện. Kết quả STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1 Số trẻ hứng thú 6/32 18,8 2 Số trẻ chưa hứng thú 26/32 81,1 3 Giỏi 3/32 9,3 4 Khá 7/32 21,8 5 Trung bình 15/32 46,8 6 Yếu 7/32 21,8 7 Trẻ nói ngọng 5/32 15,6 II- Giải quyết vấn đề Trước tình hình thực tế của lớp tôi khiến tôi băn khoăn và suy nghĩ: Làm thế nào để có tiết dạy tốt tạo hứng thú cho trẻ học môn Làm quen môi trường xung quanh bằng những kiến thức đã học cùng với những kinh nghiệm tích luỹ trong giảng dạy, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 1. Một số biện pháp sau: a. Tổ chức quan sát trước tiết học: Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Phú Lão 2
- Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trong môn học: Làm quen với môi trường xung quanh - Trẻ Mẫu giáo với đặc điểm "Chơi mà học, học bằng chơi" qua quá trình dạo chơi tham quan hoặc tham gia vào các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện, các trò chơi, trẻ được quan sát đối tượng ở môi trường sống nhắm kích thích sự ham hiểu biết, sự thích thú của trẻ, từ đó trẻ hiểu, khắc sâu vào trí nhớ những đặc điểm của đối tượng đó. Cô giáo có thể tổ chức ngoài tiết học, vào buổi sáng, sau khi đón trẻ hoặc buổi chiều sau khi trả trẻ. Những buổi ngoại khoá cô có thể cho trẻ đi tham quan một số nơi liên quan đến bài học trên tiết dạy. Mục đích của việc quan sát đối tượng đang ở môi trường sống nhằm kích thích sự ham hiểu biết, sự thích thú của trẻ. Ví dụ 1: Trước khi tổ chức tiết học "Một số con vật đang sống trong rừng" Trẻ được đi tham quan vườn bách thú, trẻ được nhìn và nghe thấy tiếng kêu của các con vật, cô có thể bằng cách tạo hứng thú cho trẻ bắt trước tiếng kêu của các con vật, lúc này trẻ có thể đoán ra đó là tiếng kêu con gì? Ví dụ 2: Với bài "Quá trình phát triển của cây từ hạt" Trong giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ quan sát một chậu cảnh không có cây xanh và cô hỏi trẻ: + Chiếc chậu này dùng để làm gì? Sau đó cô cho trẻ quan sát cô gieo hạt vào chậu cảnh để trẻ có điều kiện quan sát sự trưởng thành của cây xanh, cô cho trẻ quan sát thêm tranh ảnh minh hoạ. Ví dụ 3: Trước khi tổ chức tiết học cho trẻ làm quen: Một số phương tiện giao thông trong khi đón trẻ và khi trẻ chuẩn bị ra về. Cô giáo có thể tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi "Người tài xế giỏi" bằng những câu đố, bài thơ, bài hát trẻ biết được người tài xế đó điều khiển loại phương tiện giao thông gì? Nhờ có những buổi dạo chơi tham quan với các hoạt động ngoài tiết học tôi đã cung cấp cho trẻ một số biểu tượng ở thế giới xung quanh nên khi bước vào tiết học cả cô và trẻ cùng thấy nhẹ nhàng và thoải mái. b. Tổ chức trong tiết học: - ở lứa tuổi Mầm non tư duy tưởng tượng của trẻ rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy cô giáo phải giúp trẻ thật sự hứng thú trong giờ học, nhằm hướng sự tập chung chú ý của trẻ vào đối tượng cần quan sát. Muốn vậy ngay từ phút đầu tiên phải xây dựng tình cảm tạo không khí vui tươi, phương pháp giới thiệu bài phải sinh động và gắn liền với nội dung bài dạy. Tôi đã sưu tầm những trò chơi, câu chuyện, bài hát để tạo hướng sự chú ý vào nội dung bài học hoặc có bài sử dụng mô hình để trẻ có thể quan sát đàm thoại đồng thời trẻ được vận động nhẹ nhàng tạo nên không khí thoải mái trong giờ học. Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Phú Lão 3
- Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trong môn học: Làm quen với môi trường xung quanh c. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua hình thức kể chuyện Ví dụ: Bài: Một số con vật sống trong rừng" cô giáo cho trẻ đi từ ngoài vào hát bài: "Ta đi vào rừng xanh" nào các bạn ơi, ta đến khu rừng để dự hội xuân, cô chuẩn bị sẵn sa bàn, các con ơi ta đến khu rừng xanh rồi để biết khu rừng xanh có những con vật gì. Cô kể thành một câu chuyển, kể đến đâu cô đưa con vật đó đặt vào trong sa bàn sau đó trẻ quan sát và nhận xét. d. Tạo hứng thú cho trẻ qua những trò chơi câu đố, ca dao, dân ca Thơ, ca dao, câu đố, dân ca luôn đem đến cho trẻ tình cảm yêu thương, những hình ảnh sống động về con người về thế giới xung quanh, chính những vần thơ, ca dao, câu đố đó giúp trẻ hứng thú đi học. Ví dụ: Khi tổ chức tiết học "Làm quen một số loài hoa" vào bài cô có thể đọc câu đố: Hoa gì tươi thắm sắc vàng Cành dài thường nở muộn màng mùa thu (Đó là hoa gì?) Ví dụ: Bài "Làm quen một số phương tiện giao thông" cô đọc câu đố: Mình dài từng khúc Chạy trên đường day Đầu nhả khói bay Chở bao hành khách (Đó là xe gì?) Trước sau hai bành rành rành Mỗi khi máy nổ, chạy nhanh cong đường Nhờ những hình thức vào bài sinh động hấp dẫn, đã cuốn hút trẻ say mê hứng thú bước vào tiết học nhẹ nhàng thoải mái hơn. d. Đàm thoại gợi mở để tạo hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ Cách sử dụng câu hỏi đàm thoại của cô rất quan trọng đối với trẻ. Cô tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tích cực vốn từ giúp trẻ phát âm những từ khó và sửa sai cho trẻ nói ngọng. Với biện pháp này nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ cô cần tạo điều kiện cho trẻ tìm kiếm lĩnh hội các kiến thức bằng các câu hỏi gợi mở từ đó kích thích sự Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Phú Lão 4
- Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trong môn học: Làm quen với môi trường xung quanh ham muốn được tìm tòi cái mới, trả lời các mối quan hệ nhằm thúc đầy nhận thức của trẻ. Ví dụ: Bài: Một số con vật sống trong gia đình (nhóm gia súc) cô gợi hỏi trẻ: Con gì mắt hồng lông mượt Tai dài đôi ngắn có tài nhảy nhanh (con thỏ) + Thỏ nhảy bằng mấy chân (4 chân) + Thỏ đẻ con hay đẻ trứng (đẻ con) + Thức ăn của thỏ là gì (Rau) + Cô gợi hỏi trẻ con "mèo" cô hỏi trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai con vật qua đó trẻ biết được đặc điểm riêng giữa 2 con vật và trẻ biết chăm sóc bảo vệ chúng. Muốn trẻ biết được điều đó câu hỏi của cô phải xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu thì trẻ mới có thể trả lời chính xác được câu hỏi của cô. e. Tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường Việc nhận thức của các bậc phụ huynh về bộ môn này là một vấn đề. Tôi luôn gặp gỡ và trao đổi với các bậc phụ huynh để họ hiểu rõ về bộ môn Làm quen môi trường xung quanh. Vì trẻ Mầm non là lứa tuổi đang học ăn, học nói. Vì vậy việc cho trẻ làm quen môi trường xung quanh có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nó là phương tiện phát triển lời nói của trẻ, giúp trẻ nói mạch lạc, rõ ràng, nó góp phần giáo dục nhân cách làm người cho trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện cho con mình đi tham quan ở các nơi trẻ sẽ lĩnh hội được những gì trẻ đã được quan sát và trẻ ghi nhớ có chủ định và khi trẻ đến lớp cô cho trẻ quan sát mô hình hoặc tranh ảnh trẻ sẽ nhớ lại và nói được rõ ràng mạch lạc hơn. Nhờ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường và có sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi nhận thấy tuy các cháu ở 2 độ tuổi có khác nhau nhưng sự nhận thức của trẻ không còn lo ngại như trước nữa. II- Kết quả thực hiện Qua một năm học thực hiện các biện pháp trên tôi rất phấn khởi về sự tiến bộ của trẻ, không còn trẻ nói ngọng, trẻ rất thích học môn học làm quen với môi trường xung quanh kết quả cụ thể như sau: Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Phú Lão 5
- Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ trong môn học: Làm quen với môi trường xung quanh Kết quả STT Nội dung Đầu năm Cuối năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Số trẻ hứng thú 6/32 18,8 32/32 100 2 Số trẻ chưa hứng thú 26/32 81,1 0 0 3 Giỏi 3/32 9,3 6/32 18,7 4 Khá 7/32 21,8 17/32 53,1 5 Trung bình 15/32 46,8 9/32 28,1 6 Yếu 7/32 21,8 0 0 7 Trẻ nói ngọng 5/32 15,6 0 0 IV- Kết luận 1. Bài học rút ra kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy và kết quả đã được của cô và trẻ về môn học làm quen với môi trường xung quanh tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Muốn giờ dạy đạt kết quả cao cô giáo phải nắm vững mục đích yêu cầu từng bài dạy, để có sự sáng tạo trong mỗi bài dạy - Nắm vững phương pháp giảng dạy trong mỗi bài dạy khác nhau - Đồ dùng minh hoạ (vật thật hoặc tranh ảnh) phải phong phú sinh động rõ ràng về màu sắc, sử dụng thuận tiện phù hợp với đối tượng trẻ. - Cô phải sưu tầm những trò chơi hay, sát với nội dung của bài học để kích thích trẻ tham gia vào các trò chơi, đồng thời củng cố trẻ những kiến thức vừa được làm quen. - Cô luôn dùng những câu hỏi đàm thoại gợi mở để trẻ trả lời để trẻ tập diễn đạt trả lời câu đầy đủ, trẻ phải được đàm thoại, tự suy nghĩ, tự nhận xét, tự rút ra kết luận. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh đối với trẻ phát âm nói ngọng, nói lắp, từ sự quan tâm phối hợp của nhà trường và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt nhất là lời nói của trẻ. Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Phú Lão 6