SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

doc 24 trang sangkien 31/08/2022 16622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_thang_tuoi_thong_qua.doc

Nội dung text: SKKN Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

  1. Mục lục TT Nội dung Trang Mục lục 1 Phần I. Phần mở đầu 3 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 4 Bản chất cần được làm rõ của sự vật, đóng góp sau 3 4 nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 5 5 Phương pháp nghiên cứu 5 6 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu 6 7 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 6 Phần II Phần nội dung 7 I Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 7 1 Cơ sở lý luận 7 2 Cơ sở thực tiễn 8 2.1 Đặc điểm nhà trường 8 2.2 Đặc điểm lớp 8 2.3 Đối với giáo viên 8 2.4 Đối với phụ huynh 8 II Nội dung nghiên cứu 8 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển toàn diện 1 8 của trẻ 1.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ 8 1.2 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức 9 1
  2. 1.3 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ 9 1.4 Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực 9 2 Thuận lợi và khó khăn 10 2.1 Thuận lợi 10 2.2 Khó khăn 10 3 Thực trạng 10 3.1 Sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi 13 3.2 Sắp xếp tạo môi trường 14 3.3 Thay đổi hình thức giới thiệu bài gây hứng thú cho trẻ 15 3.4 Trò chuyện để có giờ kể chuyện hay 16 3.5 Khai thác kiến thức của các môn học khác hỗ trợ cho 18 hoạt đông kể chuyện 3.6 Tổ chức ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi 19 3.7 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh 19 4 Kết quả nghiên cứu 20 4.1 Kết quả nghiên cứu 20 4.2 Bài học kinh nghiệm 21 Phần Phần kết luận, kiến nghị 22 III 1 Kết luận 22 2 Kiến nghị 23 Tài liệu tham khảo 24 2
  3. Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi. Đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi – Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện, mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ từ 22 tháng tuổi và 30 3
  4. tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên, mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi nói riêng, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các từ loại trong các từ, biết sử dụng nhiều loại câu, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật, sự việc trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết các từ biểu thị về các đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng. Cho trẻ xem tranh, kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh. Đặt các câu hỏi cho trẻ giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy nên tôi xin trình bày một số kinh nghiệm “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”. 2. Mục đích nghiên cứu: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lô gíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. 3. Bản chất cần được làm rõ của việc nghiên cứu, đóng góp sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài. Để nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ qua kể chuyện cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi. Ngoài những phương pháp về giáo dục mầm non đã có, tôi đã không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, báo chí, tập san . Qua các chuyên đề đặc biệt là tâm sinh lí của trẻ để từ đó thu hút trẻ vào hoạt động giúp cho cô có những phương pháp, biện pháp chăm sóc cho phù hợp. - Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt. - Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ. - Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ 3.1. Bản chất cần được làm rõ của việc nghiên cứu. *Lựa chọn từ: Sau khi đã lựa chọn nội dung trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo, chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái biểu cảm. * Sắp xếp cấu trúc lời nói: 4
  5. - Sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dùng nào đó để giúp người nghe hiểu được. Đây là sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có lôgic. - Để diễn tả một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với trẻ nhưng nếu yêu cầu trẻ kể lại truyện hay tự sáng tác miêu tả những hiện tượng sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn cần phải luyện tập dần dần. * Diễn đạt nội dung nói: - Khi trẻ diễn đạt phải ngừng nghỉ ngắt giọng đúng, để giọng nói của trẻ không ê a ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên, khi nói nhìn vào mặt người nói. Trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới việc luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện hai nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại giữa trò chơi và độc thoại qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể. 3.2. Đóng góp sau khi nghiên cứu đề tài. - Đóng góp một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học. - Giúp trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ qua môn làm quen văn học hoạt động kể chuyện. - Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ học tập làm quen với văn học đặc biệt về thể loại kể chuyện. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc các giáo trình, tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. - Đọc sách báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng về các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua môn văn học hoạt động kể chuyện. - Phương pháp quan sát: Quan sát việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở trường, gia đình, ngoài xã hội để có cơ sở đánh giá thực trạng một cách toàn diện và có những biện pháp thực nghiệm một cách tích cực và hiệu quả. - Phương pháp trao đổi, trò chuyện: được thực hiện trao đổi thông qua phụ huynh, các đồng nghiệp và thông qua trẻ để thu thập thêm thông tin cũng như có những biện pháp đề xuất khả thi hơn. 5
  6. 6. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu đối tượng lớp nhà trẻ B 24-36 tháng trong trường MN Cao Minh. 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. - Đề tài được tiến hành khảo sát trên: 20 trẻ lớp nhà trẻ B trường MN Cao Minh. - Thời gian nghiên cứu một năm học 2012-2013: từ tháng 9/2012 đến tháng 5/2013. 6
  7. Phần II. NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn. 1. Cơ sở lý luận: Theo điều 23 luật GDMN 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN đã ghi: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện,. Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số : 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. - Dùa vµo ®Æc ®iÓm ph¸t triÓn t©m sinh lý cña trÎ. * Sinh lý: Trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu của ngôn ngữ chủ động. Do vậy, trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ còn mắc một số hạn chế sau: + Phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ n – l; x – s; dấu ngã - dấu sắc; dấu hỏi – dấu nặng. + Đồng thời do vài kinh nghiệm còn ít ỏi nên trẻ còn nhầm lẫn, khi tri giác chủ yếu dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nói. + Một số đặc điểm nữa là giai đoạn này tư duy trực quan cụ thể là chủ yếu, nghĩa là lời nói luôn luôn gắn liền với mọi hành động đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu được. * Tâm lý: + Trẻ thích giao tiếp với người xung quanh và có nhu cầu bằng trực quan, cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn khen, động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc và có âm thanh và một đặc điểm nữa là trẻ rất hay bắt chước người lớn. Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài và đã giúp tôi căn cứ vào đó để tìm ra những biện pháp dạy trẻ sao cho thật phù hợp đối với bộ môn này. 7