Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non

docx 5 trang Minh Hường 20/08/2023 11260
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phong_chong_dich_benh_cho.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non

  1. Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh ĐẶT VẤN ĐỀ “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh” Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho chúng ta bằng chính con người chúng ta, một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn thoải mái, yên tĩnh đó là hạnh phúc của con người. Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”. Quả thật, bệnh tật không trừ một ai, bất kể là người giàu, người nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Nếu chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực. Sức khỏe là vốn quý của con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non, vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái, mới có thể là tương lai của đất nước. Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, trú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ. Hơn nữa, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, nhận thức về dịch bệnh còn hạn chế. Tất cả những nguyên nhân trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng. Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh Năm 2014- 2015 này, có rất nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh thuỷ đậu, sởi, sốt xuất huyết, Tay – Chân – Miệng Đặc biệt là bệnh sởi đang bùng phát, lây lan rộng trên khắp địa bàn cả nước rất nguy hiểm. Nó đang “Tấn công” vào các gia đình, trường học mầm non, nhà trẻ. Tính từ tháng 2 đến đầu tháng 5 năm 2015, nước ta có 4.085 trường hợp mắc sởi xác định trong số 15.217 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại
  2. 62/63 tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, ghi nhận 1.500 trường hợp mắc bệnh sởi, phân bố ở 538 xã phường ở 30 quận huyện, đến nay cả nước ghi nhận 135 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc. Hiện nay, tại địa phương xã Vĩnh Quỳnh, đã và đang xảy dịch bệnh sởi, dịch thủy đậu, dịch tay – chân – miệng. Xã Vĩnh Quỳnh là một xã thuần nông rất đông dân cư, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế, điều này sẽ dẫn đến dịch bệnh dễ lây lan và bùng phát trên diện rộng. Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non Vĩnh Quỳnh nói chung và với trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) lớp B4 tôi giảng dạy nói riêng. Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở lớp mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4-5 ) tuổi ở trường mầm non”, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
  3. Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết, Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn, Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 1. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2. Đặc điểm tình hình: – Năm học 2014-2015, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở tại khu Vĩnh Ninh. Với tổng số học sinh là 50 cháu trong đó có 32 nam và 18 nữ. Ở lớp tôi có 3 cô giáo phụ trách: 1 cô có trình độ TCSPMN, 1 cô có trình độ ĐHSPMN, 1 cô đang theo học ĐHSPMN. Lớp học được ban giám hiệu đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, thuận lợi trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 2. Thuận lợi: – Trường có một nhân viên y tế năng động, nhiệt tình và luôn quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ. – Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì và Ban giám hiệu trường Mầm non Vĩnh Quỳnh chỉ đạo sát sao về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ. Bản thân tôi đã được đi tập huấn chuyên đề: “Chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non”. – Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đại học sư phạm mầm non, đã 10 năm công tác tại trường, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu đổi mới của ngành. 3. Khó khăn: – Lớp học có số học sinh khá đông, 50 học sinh/1lớp, với diện tích lớp 50 m2/50trẻ, lớp trật hẹp so với số trẻ. – Hệ thống thoát nước ngầm do sử dụng lâu năm nay đã xuống cấp nên không đảm bảo vệ sinh. – Tình trạng thiếu nước sạch diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ. – Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm vào đó trẻ chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. – Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm đồng ruộng nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
  4. – Xã Vĩnh Quỳnh là một xã có tuyến đường liên huyện đi qua, chính vì đặc thù như vậy nên rất nhiều khả năng gây bệnh cho người dân trong xã, trẻ em có nguy cơ mắc các dịch bệnh là rất cao. – Nhân viên y tế trực tại khu chính, còn tại các khu lẻ thì không thường xuyên có mặt nhân viên y tế . Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn thuận lợi trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất cần thiết do ngành giáo dục mầm non, do y tế, ban giám hiệu yêu cầu. Bản thân tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và phát huy mọi thuận lợi để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở lớp nói riêng và để phòng tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng nói chung. KẾT THÚC VẤN ĐỀ kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non 1. KẾT LUẬN. Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Để có được kết quả trên, là một giáo viên phải có nhận thức về bệnh, hiểu được ý nghĩa, lợi ích việc phòng chống dịch bệnh xảy ra. Đồng thời tận dụng mọi nguồn lực để chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ nhằm ngăn chặn dịch bệnh. + Giáo viên cần phải tìm hiểu về bản chất của các dịch bệnh, vì có hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh mới đưa ra được phương hướng, biện pháp phù hợp, tối ưu. + Cần thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. + Cung cấp kiến thức, kĩ năng về vệ sinh cá nhân và ý thức vệ sinh môi trường qua các hoạt động: giờ học, giờ chơi, để hình thành các thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Kết hợp chặt chẽ, phối hợp với y tế nhà trường và phụ huynh để thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh cho trẻ tại trường và tại nhà đạt kết quả tốt. + Bản thân cô giáo phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm về các biện pháp, kiến thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ thông qua các trang wep, internet, sách báo cập nhật những thông tin về dịch bệnh vào từng thời điểm khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, tại trường, để có kế hoạch, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ kịp thời, đạt kết quả tốt.