SKKN Tìm hiểu phương pháp dạy học để hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho học sinh Lớp 3

doc 4 trang sangkien 05/09/2022 8541
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu phương pháp dạy học để hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_phuong_phap_day_hoc_de_hinh_thanh_khai_niem_ph.doc

Nội dung text: SKKN Tìm hiểu phương pháp dạy học để hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho học sinh Lớp 3

  1. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc báo cáo sáng kiến kinh nghiệm (Đề nghị tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học 2005 - 2006) I. Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: Nguyễn Thị Sáng Ngày tháng năm sinh: 10/3/1953 Quê Quán: Hoằng Lộc - Hoằng Hoá - Thanh Hoá Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thọ Tiến Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng + Bí thư chi bộ Trình độ chuyên môn: Cao đẳng - Quá trình công tác: Năm 1975 đến 8/1978 Giáo viên cấp 2 Thọ Bình Năm 1978 đến 8/1984 Giáo viên cấp 2 Thọ Sơn Năm 1984 Giáo viên cấp 2 Thọ Tiến Năm 1985 - 1989 Giáo viên HP cấp 2 Thọ Tiến Năm 1990 - 1995 PH cấp1, 2 Thọ Tiến. Tháng 9/1995 đến nay là HT trường tiểu học Thọ Tiến II. Nội dung đề tài: 1. Tên đề tài: “Tìm hiểu phương pháp dạy học để hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3”. 2. Lý do chọn đề tài: a) Cơ sở lý luận: Xuất phát từ mục tiêu GD bậc tiểu học trong giảng dạy môn toán có vị trí, vai trò quan trọng nếu học tốt môn toán thì các môn học khác cấc em dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả. Môn toán góp phần quan trọng trong việc phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, rèn luyện có kế hoạch khoa học chính xác và tự tin. -1-
  2. b) Cơ sở thực tiễn: Đối với HS tiểu học việc nắm bắt các khái niệm toán học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các em HS lớp 3 nắm bắt khái niệm phép nhân và phép chia hoàn toàn mới mẻ còn mơ hồ thiếu cơ sở toán học. Qua tìm hiểu bạn bè, đồng nghiệp, các GV trực tiếp dạy lớp 3, thực tế dạy học hiện nay ở trường tiểu học Thọ Tiến chúng tôi, tôi nhận thấy: Khi dạy khái niệm phép nhân, phép chia cho HS lớp 3, PP dạy học của GV máy móc, áp đặt chưa lô gíc, cơ sở toán học về khái niệm phép nhân, phép chia còn mơ hồ. Vì vậy bản thân tôi muốn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu PP, dạy học. Dạy như thế nào? Cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách chủ động, độc lập, không máy móc, áp đặt. Muốn vậy thì người thầy cô phải cải tiến PP dạt học khoa học phù hợp với đối tượng học sinh. Từ đó, bản thân tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu PP dạy hình thành khái niệm phép nhân và phép chia cho HS lớp 3. Mong muốn phần nào góp phần thúc đẩy cho phng trào giáo dục có hiệu quả cao hơn. 3) Nội dung chính của đề tài: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học “Hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3”. a) Phép nhân: Trong chương trình môn toán ở tiểu học, thì phép nhân được giới thiệu trong vòng các số đến 100. Dùng 1 bài toàn cụ thể để giới thiệu phép tính mới dựa trên quan hệ với phép cộng các số hạng bằng nhau. VD1: Việt lấy mỗi lần 2 quả cam và lấy tất cả 3 lần. Hỏi Việt đã lấy bao nhiêu quả cam? GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng phương pháp cộng 2 + 2 + 2 = .? GV hướng dẫn rút ra kết luận Phần luyện tập sách Toán 3 đưa ra các dạng bài tập khác nhau. Nội dung đưa ra nhằm củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân và khắc sâu ý nghĩa của phép nhân là phép cộng các số hạng = nhau. -2-
  3. Để giúp học sinh tập trong sự chú ý vào nghĩa của phép nhân trong giai đoạn này khi nêu các ví thụ về chuyển từ pháp cộng sáng phép nhân và ngược lại chỉ nêu đưa ra các số bé để học sinh không bị thu hút vài thực hiện tính cụ thể. b) Phép chia: Sách toán 3 trang 19, 20 đưa ra bài toán ngược với bài toán ở phép nhân, Bài toán 1: Có 6 quả cam chia đều cho 3 em. Hỏi mỗi em được mấy quả cam? Cách giải bài toán này đề cập đến khai niệm phép nhân, phép chia dựa vào sự phân tích một số thành tổng các số hạng bằng nhau. GV hướng dẫn rút ra kết luận. Nội dung quán triệt tinh thần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cảu HS nội dung BT đa dạng mức độ khó, dễ khác nhau. Tạo điều kiện cho việc dạy học phân hoá kết hợp dạy học các kiến thức và kỹ năng toán học với phát triển tư duy và sáng tạo ở người học sinh. Tuy nhiên tác giả không đưa ra khái niệm chính xác về phép chia mà đi từ ví dụ cụ thể đến khái niệm phép chia là: Khi hình thành khái niệm phép chia GV không cần đi vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề. Tức là từ bài toán thực tiễn để hình thành phép chia cho các em. Các khái niệm có tính chất trừu tượng khái quát. Nhận thức được khái niệm là một vấn đề khó khăn đối với học sinh tiểu học. Vì vậy khả năng trừu khái quát hoá cao. Đối với phần “Hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3”. Qua tìm hiểu nội dung và phương pháp học phần này, đồng thời căn cứ vào mục đích yêu cầu của học sinh. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Căn cứ vào đối tượng học sinh, bản thân tôi lựa chọn các phương pháp dạy học sau để học phần “Hình thành khái niệm phép nhân, phép chia cho HS lớp 3”. - Pháp gợi mở nêu vấn đề. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp giảng dạy. - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp đàm thoại. -3-
  4. Với định hướng lấy học sinh trung tâm trong quá trình dạy học. Tôi đã vận dụng phương pháp trên dạy thực nghiệm tôi nhận thấy các em nắm kiến thức sâu hơn, có hướng sáng tạo, cụ thể qua bài kiểm tra, kết quả có sự khác biệt rõ rệt, có chất lượng cao hơn. Mặc dù kết quả dạy thực nghiệp còn khiêm tốn, song đã chứng tỏ việc cải tiến phương pháp trong dạy học đã có tác dụng thiến thực và nâng cao chất lượng học tập của các em. III. Tác dụng và hiệu quả của đề tài: Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp bản tôn tôi nắm chắc hơn về cơ sở toán học của phép nhân và phép chia, từ đó thầy và trò tìm hướng khắc phục những thiếu sót hiện nay trong dạy và học đây cũng là điều kiện thuận lợi để tôi và các GV học hỏi, trau dồi nghiệp vụ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Hiệu quả: Trong giảng dạy khái niệm phép nhân và phép chia tôi đã vận dụng các phương pháp trên và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp theo quan điểm “Lấy HS làm trọng tâm của quá trình dạy học”. Đã thu hút và gây hứng thú cho HS học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, HS đã nắm vững kiến thức cơ bản, kết quả học tập của các em được nâng cao. Với thời gian và năng lực trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi có thể trình bày một số phương pháp dạy phép chia, phép nhân như vậy. Rất mong ý kiến đóng góp của các bạn để nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn ! Thọ Tiến, ngày tháng năm 2006 Người viết -4-