SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi

doc 25 trang sangkien 13922
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_long_ghep_giao.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Họ và tên : Nguyễn Thị Loan Ngày tháng năm sinh : 16/05/1980 Năm vào ngành : 2009 Chức vụ,Đơn vị công tác : Giáo viên Trường mầm non Phương Trung II Thanh Oai – Hà Nội Trình độ chuyên môn : Đại học Hệ đào tạo : Từ xa Khen thưởng : Lao động tiên tiến Năm học 2015 – 2016 1/25
  2. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1 Lý do chọn đề tài 4 2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế 5 3 Số liệu điều tra 5 4 Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài 6 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 1 Cơ sở lý luận 6 2 Thực trạng vấn đề 7 3 Các kinh nghiệm 8 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21 1 Kết luận 21 2 Bài học kinh nghiệm 22 3 Đề xuất, khuyến nghị 22 IV Tài liệu tham khảo 25 2/25
  3. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn cách viết sáng kiến kinh nghiệm, c¶m ¬n các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên ®· gióp ®ì vµ t¹o ®iÒu kiÖn để tôi có cơ hội thực đề tài tại nhà trường, góp một phần nhỏ công sức của mình trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới các cô giáo trong ban chất lượng nhà trường đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tôi trong suèt qu¸ tr×nh nghiªn cøu, thực hiện sáng kiến nµy. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế đạt hiệu quả. Tôi xin chân trọng cảm ơn! 3/25
  4. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ. "Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày dể lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ, hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh Là giáo viên mầm non nhiêu năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: 4/25
  5. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" để ngiên cứu và thực hiện. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế: * Mục đích nghiên cứu: + Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. + Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường. + Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. + Nâng cao kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc phụ huynh + Xây dựng tốt một số hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Phương Trung II. * Đối tượng nghiên cứu: + Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm * Khảo sát thực tế: - Thuận lợi: + Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. + Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con - Khó khăn: + Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. + Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động trong ngày. + Nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi. 3. Số liệu điều tra: 5/25
  6. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công phụ trách lớp 3 tuổi C4 - Trường mầm non Phương Trung II. Lớp có 35 trẻ: 16 nam, 19 nữ trong số đó có nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. * Số liệu khảo sát đầu năm học 2015 – 2016: Nhóm kỹ năng xã hội cốt Trẻ nhanh nhẹn, tự Trẻ nhút nhát, chưa STT lõi tin tự tin Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% + Kĩ năng ứng xử phù hợp 01 với những người gần gũi 9/35 26% 26/35 74% xung quanh 02 + Kĩ năng hợp tác 7/35 20% 28/35 80% + Kỹ năng tuân thủ các quy 03 7/35 20% 28/35 80% tắc xã hội + Kỹ năng giao tiếp lịch 04 8/35 23% 27/35 77% sự, lễ phép 05 + Kỹ năng tự phục vụ 9/35 26% 26/35 74% + Kĩ năng kiểm soát cảm 06 6/35 17% 29/35 83% xúc + Kỹ năng nhận thức về 07 10/35 29% 25/35 71% bản thân 4. Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài: Năm học 2015 – 2016( từ tháng 9/2015 đến tháng 4 năm 2016) và tiếp tục thực hiện các năm tiếp theo. II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cở sở lý luận Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ. Giáo dục kỹ năng xã hội là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có 6/25
  7. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người sung quanh Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ, là những kiến thức tối thiểu giúp các em tự lập". Do đó cần giáo dục kỹ năng cốt lõi cho trẻ như: Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giáo tiếp, Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sử lý tình huống nhắm phát triển toàn diện cho trẻ. Theo Ths. Lương Thị Bình - trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nhóm kỹ năng xã hội trong chương trình giáo dục mầm non gồm các kỹ năng sau: + Kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh. + Kỹ năng hợp tác. + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội + Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép + Kỹ năng tự phục vụ. + Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. + Kỹ năng nhận thức về bản thân. 2. Thực trạng của vấn đề: Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến tinh cảm và kỹ năng của trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục các con nên thường khoán trắng cho giáo viên. Mặt khác nhà trường tập trung chỉ đạo việc dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới nên việc chỉ đạo về nội dung cũng như các hình thức và phương pháp để giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ còn chung chung. Đa số giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ giáo viên còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể. Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng sử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kĩ năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân. Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với những 7/25
  8. "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" thực trạng trên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 3. Các kinh nghiệm: Kinh nghiệm : Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ đón trẻ và trả trẻ. Tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng sử xã hội trong giờ đón trẻ như: cử chỉ, lời nói lễ phép của trẻ với mọi người, kỹ năng tự chào hỏi, tự cất đồ dùng cá nhân gọn gàng Ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, bạn nào đã thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhân 8/25