SKKN Một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"

doc 27 trang sangkien 31/08/2022 9181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_hoc_sinh_gioi_ky_nang_nhan_dang.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"

  1. Một số kinh nghiệm rèn HS giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ___ SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo Sinh ngày: 23 – 05 – 1974 Năm vào ngành: 1994 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Hệ đào tạo: Chính quy Khen thưởng: Lao động Tiên tiến Năm học:2013 - 2014 Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - Trường Tiểu học ? 1
  2. Một số kinh nghiệm rèn HS giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ___ PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng ở nhân cách con người. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp môn Toán ở những bậc học cao hơn. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tâp và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong hoc tập và trong đời sống. Như chúng ta đã biết căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lý của học sinh tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Trong chương trình bậc tiểu học môn toán được dành thời gian rất nhiều 5 tiết/ tuần chính khóa , ngoài ra còn các tiết ôn luyện buổi chiều. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn. Giải toán là một trong những vấn đề trung tâm của phương pháp dạy học toán ở cấp học phổ thông. Giải toán còn là thước đo việc nắm lí thuyết, trình độ tư duy, tính linh hoạt sáng tạo của người học toán. Qua đó, người học toán được làm quen với cách đặt vấn đề, biết cách trình bày lời giải rõ ràng, chính xác và logic. Trong đó môn Toán nói chung, môn Toán lớp 4 nói riêng là nền tảng cho nền kiến thức sau này. Các em mà hổng kiến thức ở bậc Tiểu học thì sau này các em khó có thể giải các bài toán ở bậc cao hơn. Toán học là “ khoa học của các ngành khoa học” toán học kết nối những môn học đến gần nhau như , hóa học , lý , sinh học Mà bất cứ một ngành nào hay một lĩnh vực nào thì Toán học cũng góp phần trong đó , giúp nhà doanh nghiệp thành công trong kinh doanh hay các nhà khoa học thành công trong việc nghiên cứu. Vậy muốn có được kết quả như mong muốn chúng ta phải gây dựng, kèm cặp ngay từ bậc Tiểu học là một việc rất cần làm. Như chúng ta đã biết: Toán là “ sai một li đi một dặm ”, có nghĩa là Toán rất cần sự tuyệt đối chính xác. Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở lớp 4, sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản và giải thành thạo các bài toán ở sách giáo khoa, giáo viên cần phải mở rộng, nâng cao hơn đối với những học sinh học giỏi, học sinh có năng khiếu về môn toán . Nhằm để tránh sự nhầm lẫn trong cách nhận dạng những dạng toán tương tự như nhau như “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ; Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ” Qua đó kích thích tính ham học, ham hiểu biết Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - Trường Tiểu học ? 2
  3. Một số kinh nghiệm rèn HS giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ___ của các em. Chính vì vậy việc rèn kĩ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” là một việc làm rất cần thiết. Học toán ở tiểu học góp phần phát triển năng lực tư duy , khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng ( nói và viết) cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản , gần gũi trong cuộc sống , kích thích trí tưởng tượng , gây hứng thú trong học tập, góp phần hình thành phương pháp dạy học và làm việc có kế hoạch, khoa học chủ động, linh hoạt , sáng tạo.Từ đó hình thành năng lực tư duy và phát triển cao hơn là phẩm chất trí tuệ. Việc dạy cho học sinh nắm được một số dạng toán có lời văn và dần dần hình thành cho các em kỹ năng giải toán có lời văn là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần làm để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” 2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên thực trạng dạy và học môn Toán ở lớp 4 nói chung, dạy học sinh giải bài toán có lời văn nói riêng. Tôi muốn tìm kiếm những phương pháp tích cực nhất để rèn cho học sinh kĩ năng giải toán và mục đích cao hơn là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Từ đó đưa ra một số ý kiến đổi mới giúp học sinh hình thành kĩ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán, biết xác định , phân biệt được các dạng toán có lời văn và hình thành kỹ năng nhận dạng tốt các bài toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” trong chương trình toán lớp 4. Hình thành năng lực tư duy và phấm chất trí tuệ cho người học. Qua đó các em nắm chắc được cách giải dạng toán này một cách sâu sắc, tránh không còn bị nhầm lẫn, giúp các em nắm vững bài và yêu thích môn toán hơn. Từ đó các em có vốn kỹ năng tính toán chính xác ở những lúc cần thiết trong cuộc sống, tránh được những sai sót có thể xảy ra.; Tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó, cẩn thận, kiên trì và tự tin. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng thực nghiệm: Học sinh 4 A trường Tiểu học Kim Quan. Năm học 2013 - 2014 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất pháp từ tình hình thực tế, để các em nắm vững được phương pháp học toán, kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” tôi lần lượt nghiên cứu phương pháp dạy, giải dạng toán này theo các kiểu bài theo từng bước sau: Bước 1: Giúp các em có kỹ năng tóm tắt bài toán Bước 2: Giúp các em có kỹ năng nhận dạng toán có lời văn Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - Trường Tiểu học ? 3
  4. Một số kinh nghiệm rèn HS giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ___ Bước 3: Giúp các em nắm chắc phương pháp giải bài toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó”. Bước 4: Giúp các em có kỹ năng tính toán Bước 5: Giúp các em có kỹ năng luyện tập, so sánh và củng cố kiến thức Để giải quyết được nhiệm vụ trên, tôi cần bám sát vào các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học toán ở tiểu học nói chung của lớp 4 nói riêng sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh, các em có hứng thú tốt khi học tập, tạo không khí lớp học sôi nổi, chất lượng cao. 5. Phương pháp nghiên cứu: Khi triển khai nghiên cứu, tôi thường sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp nghiên cứu, lý luận: Đọc các tài liệu cần thiết. Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo b. Phương pháp điều tra quan sát: Truyền đạt, phỏng vấn giáo viên Điều tra học sinh, để biết được kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp dưới Quan sát các em trong hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân để biết điểm mạnh và điểm yếu để kịp thời bổ xung cho hoàn thiện c. Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả: Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn Thống kê kết quả ở từng giai đoạn d. Phương pháp thực hành: Hàng ngày cho học sinh thực hành thường xuyên liên tục để tôi theo dõi và có kế hoạch giúp đỡ kịp thời g. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản e. Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp quan trọng nhất để biết được những nội dung tôi đưa ra có phù hợp với các em hay không từ đó có hướng điều chỉnh. 6. Phạm vi nghiên cứu. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 gồm 5 dạng toán có lời văn cơ bản : “Tìm số trung bình cộng, Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó; Phân số của một số . Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.” Bản thân tôi có hạn nên tôi tập trung vào dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở lớp 4. Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - Trường Tiểu học ? 4
  5. Một số kinh nghiệm rèn HS giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ___ Nghiên cứu cách đưa các mạch kiến thức lý thuyết vào nội dung vận dụng thực hành từng bài cụ thể cho học sinh khá giỏi của lớp 4 và đội tuyển học sinh giỏi khối 4 của trường. Từ đó xây dựng nội dung rèn học sinh giỏi kĩ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” Với các dạng toán các em đang học. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2013 đến tháng 5/2014 7. Kế hoạch nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu của mình đề ra, tôi đã lập kế hoạch về thời gian về nội dung thực hiện theo thừng bước sau: Bước 1: Tập hợp lại kết quả chất lượng sau khi học ở mỗi kiểu bài của năm học 2013 – 2014. Bước 2: Tổ chức chuyên đề về một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Dạng bài 1,2 để giáo viên khối 4 nắm và truyền thụ cho học sinh khối 4 Bước 3: Khảo sát chất lượng lấy kết quả ở dạng bài1,2 Bước 4: Tổ chức chuyên đề về một số kinh nghiệm rèn học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Dạng bài 3,4 để giáo viên khối 4 nắm và truyền thụ cho học sinh khối 4. Bước 5: Khảo sát chất lượng lấy kết quả dạng bài 1,2 rồi đối chiếu. Bước 6: Cùng giáo viên khối 4 thảo luận, phân tích, so sánh, sự giống và khác nhau ở 4 dạng bài đó, thống nhất phương pháp rèn luyện cho học sinh, tránh khi giải các em lại nhầm lẫn ở từng dạng bài trong 4 dạng bài đó. Bước 7: Lập kế hoạch luyện tập cho tất cả học sinh lớp 4 luyện tập 4 dạng bài đó. Bước 8: Khảo sát chất lượng sau một thời gian luyện tập, lấy kết quả đối chiếu. Bước 9: Phân tích, đánh giá, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo - Trường Tiểu học ? 5