Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các dạng toán về phân số cho học sinh giỏi toán ở Lớp 4

doc 32 trang sangkien 29/08/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các dạng toán về phân số cho học sinh giỏi toán ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_cac_dang_toan_ve_phan_so_cho_hoc_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy các dạng toán về phân số cho học sinh giỏi toán ở Lớp 4

  1. Phòng giáo dục quận ngô quyền Tên đề tài Dạy các dạng toán về phân số cho học sinh giỏi toán ở lớp 4 Tác giả: Đặng Thị Thu Chinh Đơn vị: Trường tiểu học Nguyễn Khuyến Năm học: 2010- 2011
  2. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Bản cam kết I. Tác giả Họ và tên : Đặng Thị Thu Chinh Sinh ngày 23 tháng 2 năm 1975 Đơn vị Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến Điện thoại : 0988778971 II. Sáng kiến kinh nghiệm „ Dạy các dạng toán về phân số cho học sinh giỏi ở lớp 4“ III. Cam kết Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nừu có sảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãng đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&DT về tính trung thực của bản cam kết này Ngày 20 tháng 11 năm 2010 Người cam kết Đặng Thị Thu Chinh 1
  3. Danh sách các sáng kiến kinh nghiệm đã viết Thuộc thể TT Năm viết Xếp loại Tên SKKN loại 1 Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho 2006- 2007 B học sinh lớp 5 2 Tìm hiểu nội dung chương trình và 2007- 2008 A phương pháp dạy học Số học Toán 3 chương trình Tiểu học mới. 3 Một số biện pháp rèn đọc hiểu cho học 2008- 2009 B sinh lớp 4 4 2009- 2010 B 2
  4. Phần 1: Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài Cùng với Tiếng Việt – Toán học là môn học có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng ở bậc tiểu học. Toán học giúp bồi dưỡng tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát sinh phương pháp suy luận, phát triển trí thông minh, tư suy lô gíc sáng tạo, tính chính xác, kiên trì, trung thực. - Kể từ năm học 1995- 1996 các vấn đề về phân số được chính thức đưa vào chương trình môn Toán ở bậc tiểu học và trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình . Đây là một nội dung khó đối với học sinh lớp 4, hơn thế nữa trong các kì thi học sinh giỏi hiện nay thì các bài toán về phân số luôn xuất hiện . Vì thế , việc giải thành thạo các bài toán về phân số là một yêu cầu khó đối với tất cả các em học sinh, đặc biệt là đối với học sinh khá giỏi . - Chính vì vậy tôi đã đi sâu tìm tòi và nghiên cứu cách dạy các bài toán về phân số để bồi dưỡng cho những học sinh khá và giỏi toán ở lớp 4, nhằm giúp các em có kiến thức một cách hệ thống các dạng toán về phân số, giúp các em tháo gỡ khó khăn khi gặp các bài toán về phân số trong các đề thi học sinh giỏi. II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về “ Dạy các dạng toán về phân số cho học sinh giỏi toán lớp 4” từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giảng dạy đội tuyển đạt kết quả cao. III. Kết quả cần đạt được - Nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở lớp 4 tạo nền tảng cho các em học tốt toán ở lớp 5 và các lớp trên. IV. Đối tượng nghiên cứu - Đội tuyển học sinh giỏi toán 4 và 5 V. Phạm vi nghiên cứu - Chương phân số – toán 4 3
  5. Phần 2. nội dung  I. Cơ sở lí luận Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn toán có vị trí rất quan trọng. Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới khách quan, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động hằng ngày cho mỗi cá nhân con người. Toán học có khả năng phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới khách quan như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp .nó có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo góp phần vào giáo dục ý chí, đức tính cần cù, ý thức vượt khó, khắc phục khó khăn của học sinh tiểu học. Vì nhận thức của học sinh giai đoạn này, cảm giác và tri giác của các em đã đi vào những cái tổng thể, trọn vẹn của sự vật hiện tượng, đã biết suy luận và phân tích. Nhưng tri giác của các em còn gắn liền với hành động trực quan nhiều hơn, tri giác về không gian trừu tượng còn hạn chế. Sự phát triển tư duy, tưởng tượng của các em còn phù thuộc vào vật mẫu, hình mẫu. Quá trình ghi nhớ của các em còn phù thuộc vào đặc điểm lứa tuổi, ghi nhớ máy móc còn chiếm phần nhiều so với ghi nhớ lôgíc. Khả năng điều chỉnh chú ý chưa cao, sự chú ý của các em thường hướng ra ngoài vào hành động cụ thể chứ chưa có khả năng hướng vào trong ( vào tư duy ). Tư duy của các em chưa thoát khỏi tinh cụ thể còn mang tính hình thức . Hình ảnh của tượng tượng, tư duy đơn giản hay thay đổi. Cuối bậc tiểu học các em biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tượng có tính khái quát hơn. Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn so với trí nhớ từ ngữ lôgíc. Cuối bậc tiểu học, khả năng tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng, khả năng phân tích tổng hợp đã được diễn ra trong trí óc dựa trên các khái niệm và ngôn ngữ. Trong quá trình dạy học, hình thành dần khả năng trừu tượng hoá cho các em đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lí của các em thì mới có thể dạy tốt và hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy và khả năng sáng tạo cho các em, giúp các em đi vào cuộc sống và học lên các lớp trên một cách vững chắc hơn. 4
  6. Dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học mà trong quá trình dạy học phải làm cho những tri thức khoa học xuất hiện như một đối tượng, kích thích sự tò mò, sáng tạo .cho hoạt động khám phá của học sinh, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy linh hoạt sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp có liên quan vào đời sống thực tiễn của học sinh. II. Thực trạng việc dạy và học 1. Về học sinh - ở chương trình môn toán lớp 4, nội dung phân số và các phép tính về phân số được đưa vào dạy học kỳ II. Vừa làm quen, học khái niệm phân số các em phải học ngay các phép toán về phân số, rồi giải các bài toán về phân số cho nên các em cảm thấy đây là một nội dung khó, khi bồi dưỡng các bài toán khó về phân số nhiều em cảm thấy " sợ "giải các bài toán về phân số. - Việc vận dụng các tính chất của phân số, các qui tắc tính chậm. - Các tính chất của các phép tính về phân số trừu tượng nhiều học sinh khó nhận biết, mối quan hệ giữa các thành phần trong các phép tính về phân số nhiều học sinh không phát hiện được do khả năng quan sát chưa nhanh. - Qua nhiều đề thi kiểm tra chất lượng học sinh giỏi của trường, của Quận, của Thành phố (những năm trước), phần nhiều học sinh không giải quyết được bài toán có nội dung về phân số, giải sai về cách giải, không chính xác về kết quả. Gần đây nhất là trong đề thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi(đầu năm ) ở lớp 5 có một bài tập số 5 : Tính nhanh : (2điểm) - Bài tập phát hiện học sinh giỏi 4 4 4 4 1x3 3x5 55x57 57x59 Thực tế số em giải được và đúng bài tập này rất ít, phần nhiều giải sai hoặc bỏ giấy trắng, nhiều em giải dài dòng chưa nhanh. Tìm hiểu nguyên nhân thấy rằng các em không biết quan sát, so sánh, các phân số trong tổng, không phân tích được qui luật có trong dãy phân số đó để tính nhanh. 2. Về giáo viên 5
  7. - Qua tìm hiểu tôi nhận thấy các đồng chí giáo viên đựoc phân công bồi dưỡng toán cho học sinh chưa thấy được vị trí quan trọng của các bài toán về phân số. Trong các bài dạy về phân số giáo viên không mở rộng kiến thức cho học sinh. Khi bồi dưỡng cho học sinh giỏi không hệ thống được các nội dung kiến thức, không phân định được rõ dạng bài, để khắc sâu cách giải cho học sinh. - Phương pháp dạy các bài toán về phân số còn chưa phù hợp với nhận thức và trình độ của học sinh, không gây được hứng thú và sự say mê học toán của các em. 3. Kết quả Với 20 học sinh lớp 4 năm học trước và đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi của trường năm học này. Bài toán về phân số được học sinh giải quyết với kết quả như sau : G : 1 em =5% TB : 8 em =40% K : 5 em = 25% y : 6 em = 30% Trước thực trạng trên tôi rất băn khoăn và trăn trở. Khi được ban giám hiệu nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, tôi đã nghiên cứu các tài liệu và tìm ra cho mình một số biện pháp để dạy cho học sinh giải các bài toán về phân số nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở lớp 4 tạo nền tảng cho các em học tốt toán ở lớp 5 và các lớp trên. III. Biện pháp thực hiện đề tài Trong quá trình bồi dưỡng nội dung về phân số cho học sinh giỏi toán ở lớp 4, tôi phân thành các dạng bài như sau: Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo phân số và tính chất cơ bản về phân số : A. Các kiến thức cần ghi nhớ : Cấu tạo phân số 1. Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân a số, tử số là số bị chia, MS là số chia a : b = ( với b 0 ) b - Mẫu số b chỉ số phần = nhau lấy ra từ 1 đơn vị, tử số a chỉ số phần lấy đi. a 2. Mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số mẫu số là 1 : a = 1 6
  8. 3. Phân số nào có tử số nhỏ hơn mẫu số thì nhỏ hơn 1; phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1, phân số nào có tử số bằng mẫu số thì bằng 1. 4. Nếu nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số với một số tự nhiên khác 0 thì được a x n a phân số bằng phân số đã cho : (n 0 ) b x n b 5. Nếu chia cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với 1 số tự nhiên 0 ( gọi là rút gọn phân số ) thì được phân số bằng phân số đã cho. a : m a ( m 0 ) b : m b 6. Nếu cộng cả tử số và mẫu số của phân số với cùng 1 số (hoặc trừ cả tử số và mẫu số ) cùng một số thì hiệu giữa mẫu số và tử số không thay đổi.(với phân số b d b d - So sánh " phần hơn " với 1 của 1 phân số 7