SKKN Phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn Toán có lời văn của học sinh Lớp 4

docx 25 trang sangkien 27/08/2022 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn Toán có lời văn của học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_hoc_tot_theo_nhom_tich_cuc_trong_mon_toan_c.docx

Nội dung text: SKKN Phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn Toán có lời văn của học sinh Lớp 4

  1. ĐỀ TÀI: “PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT THEO NHÓM TÍCH CỰC TRONG MÔN TOÁN CÓ LỜI VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 4” 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người, là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, kháiquát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Thông qua nội dung các bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt, phân tích và liên hệ rồi tổng hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập ( hoạt động cá nhân) hay kĩ năng làm việc làm việc tập thể ( hoạt động nhóm) Trong đó, kĩ năng làm việc tập thể cần được đặc biệt quan tâm vì đây là kĩ năng sống mang tính thời đại, thể hiện cách làm việc có cơ chế phân công hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích của từng cá nhân và cùng nhau phát triển. Khi tham gia hoạt động nhóm, tất cả các bạn học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến để thống nhất chung một vấn đề. Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng làm việc cao hơn của học sinh. 2
  3. Thông qua các bài toán giải có lời văn, các em học sinh được rèn kĩ năng tính toán (+, - , x , : ) với các số tự nhiên, phân số , rèn kĩ năng giải toán trình bày câu văn trả lời; kĩ năng sống độc lập sáng tạo của mỗi học sinh. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn cách khai thác nội dung bài tập, tăng khả năng liên hệ thực tế, tăng khả năng làm việc theo nhóm độc lập suy nghĩ, sử dụng những câu văn trong bài giải cho phù hợp, tăng khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với những nội dung bài tập còn trừu tượng, đòi hỏi đưa về các dạng toán điển hình thì người giáo viên vẫn thường áp đặt cho học sinh mà chưa cho học sinh thấy được bản chất của vấn đề của dạng toán thì học sinh sẽ thụ động, vận dụng một cách máy móc, chủ yếu là kĩ năng thực hiện các phép tính nhiều học sinh thuộc công thức quy tắc tính nhưng chưa hiểu sâu bản chất dạng toán. 3
  4. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 . Lí do chọn đề tài : a. Lí luận - Xu hướng đổi mới hiện nay là “Tích cực hoạt động của học sinh nhằm hình thành tư duy tích cực, tư duy độc lập, tư duy sáng sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức” hay là: “Để cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Với xu hướng đó, dù không muốn cũng buộc người giáo viên đứng lớp phải có phương pháp mới trên cơ sở đã có những phương pháp dạy học truyền thống. - Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. - Trong các môn học trong trường tiểu học môn toán chiếm một vị trí quan trọng đối với các em. Qua môn toán sẽ giúp các em cách tính toán, cách tính nhẩm được trong thực tế hàng ngày. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của đổi mới phương pháp dạy học tôi đã chọn nghiên cứu phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học sinh lớp 4. b. Thực tiễn Qua dự giờ thăm lớp, tôi thấy giáo viên chủ yếu lên lớp hình thành kiến thức cho học sinh, thực hành rèn kĩ năng qua hoạt động cả lớp hoặc cá nhân mỗi học sinh, qua làm bảng, bảng phụ, bảng lớp để học sinh được chiếm lĩnh kiến thức thông qua kiến thức giáo viên cung cấp, tự thực hành làm các bài tập. Giáo viên cũng đã cố gắng đưa ra hệ thống những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, phát hiện vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, phát hiện giải quyết vấn đề, 4
  5. thực hành rèn kĩ năng giải toán và thực hành tính. Kết quả là học sinh cũng đã thuộc bài, biết tính toán nhưng hiểu chưa sâu sắc, kĩ năng trình bày lí luận chưa cao, kĩ năng vận dụng toán trong thực tế còn ít. Kĩ năng giải toán có lời văn trình bày diễn đạt của các em còn hạn chế. Đối tượng trong lớp thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác nhau. Giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh trong cùng một lúc. Mặt khác, hầu hết các em rất phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được quan tâm, chú ý thì thường ỷ lại nhiệm vụ, không cố gắng để giải quyết vấn đề. Học sinh tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài này đã sử dụng “Phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học sinh lớp 4” nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh. 1.2. Mục đích - Nâng cao chất lượng học sinh khá giỏi môn toán. - Học sinh tự mình khám phá ra kiến thức cho mình, tự mình có thể đưa ra các thắc mắc trong bài toán có lời văn để các bạn trong nhóm cùng trao đổi, thực hành. - Học sinh có thể hỗ trợ lần nhau trong lĩnh vực hình thành kĩ năng kiến thực toán của các em. - Biết vận dụng những điều đã học vào tình huống thực tiễntừ đó tạo ra sự ham học và khơi dậy lòng đam mê, hứng thú của mỗi học sinhkhi học dạng toán có lời văn. 1.3. Cơ sở nghiên cứu - Dựa trên thực trạng dạy học theo phương pháp học tốt theo nhóm tích cực của nhà trường. - Dựa vào các sách, báo, tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tích cực ở trường học. - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo khác. 5
  6. - Điều tra quan sát, so sánh và thực nghiệm thông qua khảo sát chất lượng dự giờ. Tổ chức trao đổi với giáo viên hay đàm thoại đối với học sinh. 1.4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng là học sinh lớp 4E Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. - Nghiên cứu dạy học theo phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học sinh lớp 4. 1.5.Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu, nghiên cứu những nội dung lien quan đến đề tài . - Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp. - Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm. - Dạy thực nghiệm. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với học sinh, giáo viên, dự giờ đối chiếu. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Thời gian từ tháng 10/2017 đến nay + Tháng 10: Chọn đề tài và tìm hiểu đề tài. + Tháng 11: Tìm hiểu thực trạng. + Tháng 12: Tìm hiểu biện pháp để dạy cho học sinh có hiệu quả. + Tháng 1, 2, 3: Tiến hành thực nghiệm. II. THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường. - Các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến học hành của con em mình luôn tạo điều kiện để các em học tập. - Các em đã có kiến thức cơ bản về giải toán có lời văn từ lớp 1 đến lớp 3. 6
  7. - Giáo viên được tập huấn thường xuyên về phương pháp dạy học tích cực theo nhóm phù hợp với từng bộ môn. Ngoài ra mỗi giáo viên tự đọc tài liệu, tự nghiên cứu sử dụng thành thạo các trang bị đúng yêu cầu, đạt kết quả. 2.2. Khó khăn - Bản thân là một giáo viên trẻ mới vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm. - Một số em điều kiện gia đình còn khó khăn, sống chung với ông bà nên chưa được quan tâm đúng mực. - Một số em tiếp thu bài còn chậm, ý thức tự học chưa cao. - Học sinh còn quen cách học truyền thống, chưa quen với cách tự học, tự khám phá như hiện nay - Học sinh quen ngồi nghe thầy cô giảng giảng như trước nên kĩ năng giao tiếp, chia sẻ, trao đổi trong nhóm còn hạn chế. - Nhóm trưởng chưa có kĩ năng điều hành nhóm. - Các thành viên trong nhóm chưa mạnh dạn , chia sẻ, trao đổi nhận xét, bổ sung cho nhau. - Học sinh trong nhóm còn nói chuyện riêng. - Sản phẩm thực chất chỉ do 1-2 học sinh khá giỏi của nhóm làm ra - Trong nhóm chưa biết tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, chưa biết báo cáo thầy cô. III. NỘI DUNG 3.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu - Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy - học và giải toán là “hòn đá thử vàng” của dạy - học toán. - Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước luyện tập vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn. 7
  8. - Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi, tuyệt đối không sỉ nhục học sinh trước lớp. - Để giúp học sinh có một số kiến thức về phương pháp giải toán có lời văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau: cần chủ động, sáng tạo, tránh sao chép. Điều cần thiết là phải có khả năng suy luận hợp lý,diễn đạt đúng, phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản,gần gũi với cuộc sống, chăm chú và hứng thú học toán. Từ đó chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc học toán. - Nội dung giải toán có lời văn là mảng kiến thức mang tính thực tiễn cao, áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Vì thế nội dung dạng toán này đã có từ xưa. Nhưng trong quá trình dạy đối với mỗi người nó luôn mới mẻ và luôn thúc đẩy người giáo viên suy nghĩ tìm tòi để rút ra phương pháp dạy phù hợp hơn với từng đối tượng kiến thức, học sinh, phù hợp với sự phát triển đòi hỏi của xã hội hiện tại và tương lai. Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra . 3.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Hầu hết học sinh tiểu học thì khả năng tập trung thời gian vào một vấn đề rất khó do vậy khi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Như vậy thì việc học của các em sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Cần phải chuyển từ sự truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Tổ 8