SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ

doc 26 trang Minh Hường 20/08/2023 7140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_to_nuoi_nang_cao_chuyen_mon.doc

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay nâng cao chất lượng dinh dưỡng đảm bảo về sinh ATTP không còn là việc riêng của mỗi gia đình, mà nó đã trở thành một vấn đề của xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ “ Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước”, việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. “ Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều được chăm sóc nuôi dưỡng được tồn tại và phát triển toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại toàn diện về mọi mặt Đức- Trí- Thể- Mỹ- Lao động. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất vì sức khoẻ là vốn quí nhất và có ý nghĩa với con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục một cách hợp lý, khoa học. Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong qua trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nuôi dưỡng phải đảm bảo chất lượng bữa ăn, chất lượng vệ sinh thực phẩm, có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của trẻ, giúp cho trẻ phát triển hài hoà, cân đối tạo điều kiện thực hiện tốt nội dung giáo dục là nền móng đầu tiên cho việc hoàn thành nhân cách con người chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1. Qua nhiều năm giảng dạy và quản lý nuôi dưỡng tại trường mầm non Đa Tốn. Tôi nhận thấy rằng tỷ lệ SDD và phòng dịch bệnh cho trẻ đã giảm nhưng vẫn còn cao so với yêu cầu của Sở, Phòng giáo dục. Các nhân viên trong tổ nuôi chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh môi trường phòng bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó là nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế do thiếu hiểu biết, kiến thức nuôi dạy con theo khoa học và một phần do điều kiện kinh tế còn khó khăn .
  2. Chính vì vậy chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có một đội ngũ cô nuôi làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trong đó đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò then chốt là lực lượng lòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng, phòng dịch bệnh cho trẻ em, hiện nay là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng bệnh cho trẻ, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong trường Mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch tại chỗ, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Là một hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng nhà trường bản thân tôi thực sự băn khoăn trăn trở trước thị trường nhạy cảm, làm thế nào để đảm bảo tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non. Do vậy tội mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ”. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm. - Là một trường mầm non thuộc ngoại thành Hà Nội. Nằm ven đê song Hồng, Trường mầm non Đa Tốn với số trẻ đông nhất Huyện ở các khu với tổng diện tích 10.065 m2 . Tổng số 104 CP-GV NV trong đó: BGH: 03 Đ/C đạt trình độ trên chuẩn Nhân viên : 27 Đ/C đạt trình độ chuẩn 100% Giáo viên : 74 Đ/C trình độ trên chuẩn chiếm : 66% Tổng số trẻ : 1001 trẻ, số trẻ đến trường ngày càng đông mẫu giáo : 99% ; nhà trẻ 44% trong độ tuổi. - Trường có bề dày thành tích về chất lượng chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ, các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi của nghành tổ chức đều đạt giải nhất, giải nhì cấp cụm và cấp Huyện - Nhiều năm liền liên tục trường có giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cô nuôi đạt cao cấp Huyện.
  3. - Từ năm học 2007 - 2008 đến năm 2012( 5 năm liền) đạt tập thể Lao Động Xuất Sắc cấp Thành phố. - Năm học 2011 – 2012 vinh dự cho trường được Chính Phủ tặng bằng khen. - Đặc biệt năm 2012 – 2013 vinh dự trường được công nhận “ Trường chuẩn quốc gia” mức độ 1. - Tổ nuôi 5 năm liền đạt Lao Động Tiên Tiến cấp Huyện. Từ đặc điểm tình hình của nhà trường nêu trên khi thực hiện đề tài này tôi gặp gặp không ít những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của sở GD, phòng GD Huyện Gia Lâm đầu tư về cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng. - 100% CBQL có trình dộ trên chuẩn, luôn tích cực tự học tự bồi dưỡng, có năng lực có kinh nghiệm quản lý dám nghĩ dám làm, sáng tạo và năng động. - Bản thân có 39 năm trong nghành và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đến tháng 12/2013 được nhà nước cho nghỉ chế độ và chưa đủ năm tham gia đóng bảo hiểm những vẫn nhiệt tình trong công tác, được tập thể GVNV tín nhiệm. - Tổ nuôi có nề nếp trong việc sinh hoạt chuyên môn, kinh nghiệm trong chăm sóc nuôi dưỡng. - Nhiều năm không có dịch bệnh xảy ra trong trường mầm non. + 100% nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, khoẻ mạnh, nhiệt tình, linh hoạt và say mê với nghề nghiệp. - Nhà trường đã tạo điều kiện cho nhân viên được hưởng, hỗ trợ thêm 480.000 đ/ 1 tháng tiền độc hại. - Trường có đồng chí kế toán phụ trách nuôi nhanh nhẹn, nhạy bén biết tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản ánh thông tin hai chiều kịp thời để điều chỉnh và lên thực đơn cân đối, đảm bảo tỷ lệ giữa các chất. - Cơ sở vật chất đã được đầu tư đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, 100% đồ dùng bằng inox. - Năm học 2012 – 2013 bếp ăn được trang bị đầy đủ các đồ dùng trang thiết bị hiện đại như : tủ sấy bát, hấp khăn, - BCH hội cha mẹ học sinh luôn kết hợp cùng nhà trường kiểm tra giám sát việc giao nhận thực phẩm, chế biến chia ăn của tổ nuôi, định lượng khẩu phần ăn của trẻ và các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
  4. - Nhà trường đã ký kết hợp đồng với công ty cung ứng thực phẩm sạch có uy tín như ( Công ty thực phẩm An Huy). 3. Khó khăn. - Trường còn 2 khu lẻ nên việc mang cơm còn vất vả với nhân viên. - Một số cô nuôi tuổi cao nên về nhận thức và năng lực còn hạn chế. - Nguy cơ bùng phát dịc bệnh xảy ra rất cao nhất là những nơi tập trung đông trẻ. - Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống kinh tế thu nhập thấp nên việc đóng góp và kiến thức nuôi dưỡng trẻ con hạn chế. - Số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm là 7,6% còn cao so với chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục đề ra. - Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh đầu năm như : TMH 2,1%; sâu răng 4,2%. Xuất phát từ những ưu điểm và tồn tại trên chúng tôi đã thực hiện việc nâng cao bữa ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non. Từ những vấn đề trên tôi đưa ra một số biện pháp giải quyết vấn đề đó như sau: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi thực hiện : Nâng cao chất lượng chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh hữu hiệu nhất trong trường mầm non để phù hợp và đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay là rất cần thiết. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. * BIỆN PHÁP 1: 1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nuôi qua việc bồi dưỡng chuyên môn a) Bồi dưỡng bằng văn bản. - Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2012 – 2013 công văn số 229/ GD& ĐT Gia Lâm ngày 09/10/2012 của Phòng GD và ĐT Huyện Gia Lâm - Triển khai thực hiện nghiêm túc qui chế chuyện môn cấp học mầm non năm học 2012 – 2013 Công văn số 252/GD&ĐT Hà Nội ngày 25/9/2012. - Thực hiện tốt thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT, Hà Nội ngày 15/4/2010 qui định về Xây dựng trường học an toàn- Phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. - Triển khai thực hiện tốt điều lệ trường mầm non theo quyết định số 14/2008 QĐ- BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục.
  5. b) Bồi dưỡng qua thực tế: Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng – Là cán bộ phụ trách nuôi dưỡng tôi đã phô tô toàn bộ văn bản tài liệu trên. 100% Cán bộ - Nhân viên được phát và nghiên cứu trước, sau đó tổ chức các buổi toạ đàm – trao đổi bồi dưỡng qua các buổi tập huấn, họp Hội đồng nhà trường để cán bộ - nhân viên càng hiểu sâu và nắm chắc yêu cầu nhiệm vụ của năm học. - Kết hợp BGH lên kế hoạch chỉ đạo cán bộ - nhân viên thực hiện tốt nhất chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường. Phòng Giáo Dục Huyện đã tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên nhân viên nòng cốt tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chú trọng nâng cao chất lượng, sihnh hoạt tổ nhóm chuyên môn, phòng dịch bệnh cho trẻ mầm non tại MN Cổ bi – Huyện Gia Lâm. - 100% Cán bộ - Giáo viên – Nhận viên được học tập bồi dưỡng qui chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học. - Được Sở y tế, Phòng y tế Huyện Gia Lâm, Phòng GD&ĐT tập huấn về công tác VSATTP, phòng chống dịch bệnh cho trẻ, tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm hơn so với năm trước, tăng cường chất lượng nuôi dưỡng giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
  6. Xây dựng dây truyền bếp: Lên lịch phân công rõ người, rõ việc BẢNG PHÂN CÔNG CÔ Tên Chua- Ngát Hiền- huệ Tuấn- Thuý M.Thuý- Anh Hương- Lịch Quỳnh- Nhuần Tâm- Thuý Hà - Hoà Mỹ - Thoa Thời 6h30’ – 16h 6h30’ – 16h 6h45 – 6h45 – 6h15’ 7h – 16h30’ 7h – 17h gian 6h15’ 6h30’- Nhận hàng kho Chuẩn bị đồ Chuẩn bị đồ Chuẩn bị đồ Sơ chế Sơ chế 7h30 Nhận thực phẩm dùng, vo dùng sơ chế dùng sơ chế gạo 7h30’- Nấu chín Phụ nấu Chế biến Chế biến thực Chế biến Chế biến thực 9h30 Sây bát thìa phẩm thực phẩm phẩm chín chín - Sấy bát Tráng đồ - 9 dùng h 9h30’- 10h Chia ăn Chia ăn Phụ chia Phụ chia Phụ chia Sơ chế- Chế biến thực phẩm cô 10h - 12h Kiểm tra giờ ăn Nấu cơm cô Rửa bát Mang cơm Mang cơm Rửa bát khu lẻ Rửa bát Rửa dọn đồ trung tâm Rửa bát khu Rửa bát khu dùng lẻ lẻ 12h - Nghỉ trưa 13h45’ Nấu chiều Phụ nấu Chế biến Chế biến Chế biến Chế biến 13h45’ Chia ăn Phụ chia Phụ chia Phụ chia Phụ chia Chia ăn tráng - 15h Mang bữa Mang bữa miệng phụ phụ 15h- Vệ sinh đồ dùng Rửa bát khu lẻ Rửa bát trung 17h Rửa bát và làm vườn tâm