SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường Mầm non

doc 18 trang sangkien 11460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_tot_phong_trao_xay_dung_truo.doc

Nội dung text: SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường Mầm non

  1. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT "PHONG TRÀO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG MẦM NON" PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: * Lý do lý luận: Đối với tất cả những ai đã, đang công tác trong ngành giáo dục đều không thể quên được lời dặn của Bác Hồ kính yêu “ Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt ”. Giáo dục Việt Nam đã vượt lên trên những khó khăn, thử thách để không ngừng phát triển. Phong trào thi đua Hai tốt vẫn thường xuyên được đẩy mạnh và ngày càng có nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều thầy cô giáo được tôn vinh là những tấm gương sáng. Để tiếp nối phong trào thi đua Hai tốt, trong những năm qua ngành ta đã tổ chức thực hiện các cuộc vận động: Hai không, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo và phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC. Xây dựng THTT-HSTC là một chủ trương được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhắc nhở toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện ngay từ đầu năm học 2008-2009. Viạc xây dựng MTTT là để phục vụ việc CS& GD trẻ tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép. Trong các trưạng mạm non môi tr ưạng thân thiạn được xây dựng theo cách tiếp cận tôn trọng quyền trẻ em do UNICEF khởi xướng: Đó là tất cả những gì trẻ em cần để được sống và lớn lên 1 cách vui tươi, lành mạnh, an toàn; Là đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực-chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn; mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống (kỹ năng sống); là trưạng ra tr ưạng, lạp ra lạp và đưạc chung tay xây dựng bởi: Toàn bộ đội ngũ giáo
  2. dục trong nhà trường (bao gồm GV,CBQL,NV) cùng Gia đình của trẻ và cộng đồng tại địa phương và sạ tham gia của chính trẻ, chủ thể của quá trình GD. Có thể nói khái niệm "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" mới xuất hiện nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học” “Phương pháp dạy học tích cực”, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đang được các nhà trường phấn đấu thực hiện. Với 3 nội dung mà phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt riêng cho ngành học mầm non đã thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho. * Lý do thực tiễn: Thạc tạ cho thạy: môi trường trong trường mầm non đang ngày được quan tâm đầu tư hơn những năm trước rất nhiều. Nhưng rào cản thực sự cho việc hình thành nhân cách độc lập, sáng tạo là tính thụ động trong kỹ năng sống, tính nhút nhát, e dè, chưa mạnh dạn tự tin của các cháu độ tuổi MN. Bên cạnh đó, việc tổ chức, phương pháp GDMN chưa thoát khỏi tính áp đặt để hướng đến việc tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Hơn nữa, sự kỳ vọng quá mức cạa Cha Mạ đại vại con cái đã tạo áp lực cho quá trình phát triển nhân cách cạa trạ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Mỗi ngành, đoàn thể đóng góp vào phong trào thi đua phù hợp thế mạnh của mình thông qua chương 2
  3. trình phối hợp để tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp "trồng người". Với 14 năm trong ngành Giáo dục, tôi nhận thấy rằng: tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” thực sự là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường. Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để các nhà quản lý cùng với tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường làm tròn nhiệm vụ được giao và bản thân tôi nhận thấy mình đã có những đóng góp tích cực với những giải pháp cụ thể xây dựng thành công phong trào tại đơn vị mình đang công tác. Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua thì phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra cho người làm công tác quản lý cần phải thực hiện những công việc gì để tìm ra giải pháp tổ chức và thực hiện phong trào có hiệu quả. Do vậy người làm công tác quản lý cần phải đầu tư nhiều tìm giải pháp xác tình hình thực tế ở đơn vị, vì thế tôi rất tâm đắc và tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp thực hiện tốt “Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường mầm non” 2- Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu để đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua ở đơn vị từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” những năm tiếp theo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tìm ra những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc thực hiện Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực trong phạm vi trường mầm non Biên Sơn- Huyện Lục Ngạn- Bắc Giang. 3
  4. 4- Nhiệm vụ nghiên cứu. Để hoàn thành được đề tài tôi cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau: 4.1- Hệ thống hóa những vấn đền lý luận liên quan đến việc xây dựng biện pháp thực hiện tốt phong trào: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại trường MN Biên Sơn – Lục Ngạn - Bắc Giang. 4.2- Nhận xét đúng thực trạng, phân tích, đánh giá việc thực hiện phong trào: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tại trường MN Biên Sơn – Lục Ngạn - Bắc Giang. 4.3- Đề xuất một số biện pháp thực hiện phong trào: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực trong trường MN Biên Sơn nói riêng và các trường mầm non nói chung. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý. 5- Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu 3 nội dung chính của công văn số 1741/BGD&ĐT ngày 5/3/2009 và công văn số 1436/SGD&ĐT. Các nội dung này sẽ trực tiếp nghiên cứu tại trường mầm non BS từ năm học 2010-2011 đến nay. 6- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc sách và tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực hành thực tế - Phương pháp trò chuyện, ghi chép. 7- Cấu trúc của đề tài Phần I: Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài - Lý do về mặt lý luận - Lý do về mặt thực tiễn 4
  5. 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Cấu trúc của đề tài Phần II: Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng về việc tìm hiểu một số biện pháp thực hiện “Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực” tại trường mầm non Biên Sơn 1. Thuận lợi 2. Khó khăn Chương III: Đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm thực hiện tốt “Phong trào xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường mầm non” Phần III: Kết quả nghiên cứu . 1- Kết luận. 2- Kiến nghị. 5
  6. PHẦN II- NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN - Trong quyết tâm của Bộ Giáo dục – Đào tạo, triển khai mô hình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thực hiện công cuộc xã hội hóa giáo dục nói chung, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” Ngày 03/11/2009 Sở GD&ĐT Bắc Giang ban hành công văn số 1436/SGD&ĐT-GDMN về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành học mầm non Vậy “thân thiện là gì? “Thân thiện”: là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau; hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý, “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. “Thân thiện” với địa phương với địa bàn hoạt động của nhà trường; “thân thiện”trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người. Thời gian qua, dư luận xã hội đã phản ánh khá nhiều vấn đề bức xúc về CSVC xuống cấp của nhiều trường học, vấn nạn bạo lực học đường, quan hệ căng thẳng giữa giáo viên và học sinh, tình trạng phương pháp dạy học thụ động 1 chiều Không phải ngẫu nhiên, trong các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lại được đặt ra như một yêu cầu sinh tử, quyết định sự thành bại của cả mô hình. Như vậy để thấy được rằng phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC là cụ thể hóa phong trào thi đua Dạy tốt – Học tốt - là giải pháp đột phá để nâng 6
  7. cao chất lượng giáo dục toàn diện Đây cũng không phải là vấn đề quá mới mẻ, bởi vì từ trước đến nay chủ trương của ngành ta vần là xây dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện các hoạt động ngoài giờ, hoạt động giáo dục truyền thống làm sao cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn; trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Và để làm được điều này, Hiệu trưởng – phải là người chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC tại đơn vị của mình. Vai trò và trách nhiệm của Hiệu trưởng trước nhiệm vụ xây dựng THTT- HSTC cực kỳ quan trọng. Và theo tôi, “Hiệu trưởng với phong trào THTT- HSTC” là đề tài tâm đắc với tất cả những ai làm quản lý trường học. 1. Mục tiêu : - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả . 2. Nội dung : 1- Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn-thân thiện: 2- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. 7