SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn chotrẻ trong trường mầm non

docx 15 trang Minh Hường 20/08/2023 9583
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn chotrẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ve_sinh_an_toan_th.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn chotrẻ trong trường mầm non

  1. A – MỞ ĐẦU Sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội ” Không thể có sự thông minh trong cơ thể ốm yếu”. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mầm non đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non nói riêng đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Trong các trường mầm non nói chung và trường mầm non B xã Tứ Hiệp nói riêng vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn là vô cùng quan trọng đối với đội ngũ cô nuôi chúng tôi. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của lứa tuổi trẻ mầm non, thời kì này trẻ còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể trẻ còn yếu, trẻ dễ bị mắc các bệnh dịch. Vậy chúng ta phải cung cấp những bữa ăn thơm ngon bổ dưỡng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ và phải nắm bắt và hiểu được tâm lý của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn thực phẩm mầm non, bản thân tôi là một cô nuôi 04 năm phụ trách việc nấu ăn trong trường mầm non và đạt danh hiệu cô nuôi giỏi cấp trường trong các năm học. Qua kinh nghiệm công tác và những kiến thức đã được học, tôi đã rút ra được: “sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non, Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn chotrẻ trong trường mầm non”. * Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non::
  2. – Đánh giá thực trạng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mầm non để đảm bảo bữa ăn ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp. – Tìm ra hệ thống các biện pháp để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp. sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn văn học, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái * Đối tượng nghiên cứu: – Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp. * Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: – Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mầm non cho bữa ăn của trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp. * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: – Thông qua các giờ sơ chế và chế biến các món ăn cho trẻ ở trường mầm non B xã Tứ Hiệp năm học 2012- 2013. – Kế hoạch nghiên cứu: + Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non: tháng 9 năm 2012. + Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non: tháng 10, 11 năm 2012. + Nộp đề cương sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non về văn phòng BGH để sửa : tháng 12 năm 2012. + Viết các biện pháp sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non : tháng 1,2,3 năm 2013. + Sửa sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non : tháng 4 năm 2013. + Hoàn thiện và nộp về văn phòng BGH chấm sáng kiến kinh nghiệm an toàn thực phẩm mầm non : tháng 5 năm 2013 B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  3. 1. Cơ sở lý luận: An toàn vệ sinh thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội. An toàn thực phẩm mầm non không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển giống nòi, về kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu thương mại. Theo cộng đồng quốc tế thì an toàn thực phẩm mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mầm non phải là trách nhiệm chung của cộng đồng. Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe. Theo Hyporcat đã đánh giá cao vai trò của sự ăn uống đối với sức khỏe và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non. Ông cho rằng: Cơ thể khi còn trẻ cần nhiều nhiệt hơn khi về già, vì vậy trẻ còn bé cần được ăn nhiều hơn, đồng thời ông cũng chỉ ra rằng: chế độ ăn tốt khi có một lối sống hợp lý. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì sự ăn uống có sự ảnh hưỏng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chẩy, còi xương, khô mắt do thiếu VitaminA .Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ Mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Trong khi đó thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế trí thức, rất cần những con người có sức khoẻ tốt, có khả năng tiếp thu tri thức để lao động, sáng tạo có hiệu quả và năng suất cao. Muốn trẻ phát triển tốt là phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Có thể nói, muốn đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho trẻ tốt thì việc quan trọng đầu tiên phải là đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ khâu đầu tiên trong quá trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, và chế biến thực phẩm. Bằng hoạt động tích cực, tôi đã tìm tòi , sáng tạo trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của khu tôi đã ăn ngon miệng, hết xuất, giảm được tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm học. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : 2.1 Tình hình chung của nhà trường: – Tứ Hiệp là một xã ven đô. Trường có 3 điểm trường ở 3 thôn, 3/3 điểm trường đều có 1 bếp ăn 1 chiều. – Năm học 2012 – 2013 tôi được BGH nhà trường phân công là bếp trưởng khu Đồng Trì. Điểm trường Đồng Trì có phụ huynh học sinh thuộc hai tôn giáo: Phật giáo và Thiên chúa giáo. – Khi đứng bếp chính ở khu Đồng Trì, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2 Thuận lợi:
  4. – 100% trẻ ăn bán trú tại trường – Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó có một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách riêng về mảng chăm sóc nuôi dưỡng. Có một đồng chí nhân viên y tế phụ trách y tế học đường có hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ mầm non. – Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực thực phẩm của các nhà hàng tin cậy và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. – Khu bếp chính giao nhận thực phẩm rộng rãi thoáng mát. – Được sự quan tâm của BGH nhà trường được đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ đầy đủ, hiện đại: 01 tủ lạnh, 01 nồi cơm ga, 02 bếp ga công nghiệp, 01 tủ sấy bát, 01 bình lọc nước Ro . – Bếp được xây dựng theo quy trình bếp 1 chiều và có đủ đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ – 2/2 cô nuôi có bằng Trung cấp kỹ thuật nấu ăn. Bản thân tôi có thâm niên 04 năm trong nghề. 2.3 Khó khăn : – Điểm trường khu Đồng Trì là khu lẻ chiếm 90-95% học sinh là con em nông nghiệp, điều kiện kinh tế và nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng thấp, việc chăm sóc cũng như quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở nhà chưa được khoa học nên ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. – Khu bếp tôi phụ trách đến khu bếp chính để giao nhận thực phẩm là 2km. – Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào cao ( Khu Đồng Trì :05 Trẻ SDD) – Trường có nhiều điểm lẻ nên việc giao nhận thực phẩm, chia thực phẩm về các bếp cũng gặp nhiều khó khăn về thời gian và đi lại khi giao nhận thực phẩm. Từ những đặc điểm thuận lợi và khó khăn trên, để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo bữa ăn tránh ngộ độc cho trẻ đến mức tối đa. Tôi đó thực hiện một số kinh nghiệm sau: 3. CÁC BIỆN PHÁP: 3.1: Nghiên cứu học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm Như chúng ta đã biết trên các kênh thông tin, các tài liệu “ Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng ngộ độc” của Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc bộ Y tế năm 2000. Ngộ độc thực phẩm có thể xẩy ra với bất kỳ một ai, gây nguy
  5. hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ngộ độc thực phẩm có thể tránh được, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trường mầm non B xã Tứ Hiệp. * Cách phòng và tránh ngộ độc thực phẩm: 1. Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch dùng cho trẻ bằng nhiều biện pháp : – Cần có hợp đồng với nơi sản xuất cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường. Đội ngũ tiếp phẩm, chế biến thực phẩm được bồi dưỡng tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm; biết mua thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh .sach sẽ, tươi ngon, không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm bị biến chất, đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn cho trẻ; cần rửa tay sạch trong giờ sơ chế thực phẩm. Thực phẩm phải được rửa dưới vòi nước sạch, rau quả phải được ngâm rửa nhiều lần, mỗi lần rửa không được rửa nhiều thức ăn được chế biến nấu kỹ; trước khi ăn phải đun lại thức ăn hàng ngày nhà bếp cần thực hiện đúng quy định lưu mẫu thức ăn. – Đảm bảo thực phẩm chuyển về khu lẻ : Sau khi giao nhận thực phẩm ở khu chính, thì thực phẩm được chia về cho từng khu bếp theo định biên từng suất ăn của trẻ. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm về các khu lẻ thì các cô nuôi đã phân chia riêng từng loại thực phẩm đảm bảo đủ định lượng và chất lượng ( tươi ngon, sạch sẽ, không bị đập nát, không héo hoặc ôi thiu ) các dụng cụ phải sạch sẽ có thùng đựng . 1. Thực hiện tốt vệ sinh bếp một chiều : Có dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín dụng cụ dùng xong phải rửa sạch phơi khô; trước khi dùng phải rửa lại, bát thìa của trẻ trước khi dùng phải tráng nước nóng đảm bảo vệ sinh, không dùng bát nhựa cho học sinh ăn, nấu xong cho trẻ ăn ngay, thức ăn được chia đựng các xoong nồi phải có nắp đậy, có lồng bàn tránh ruồi nhặng nhiễm bẩn, thức ăn để qua buổi qua đêm trước khi ăn phải đun sôi kỹ, không dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng dễ thôi nhiễm. 1. Nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra việc lưu và hủy mẫu thức ăn theo quy định: Sau khi chế biến thực phẩm thành các món ăn theo thực đơn hàng ngày của trẻ thì các cô nuôi đã thực hiện lưu mẫu thức ăn vào từng hộp lưu riêng: cơm, thức ăn mặn, canh, tráng miệng. Khi đã lưu thức ăn vào từng hộp lưu thì các cô nuôi niêm phong trên nắp đậy của từng hộp và ghi rõ ngày, giờ lưu, có chữ kí của cô nuôi và nhân viên y tế. Mẫu thức ăn lưu được bảo quản và được cô nuôi hủy sau 24 giờ Hình ảnh minh họa nhân viên y tế kiểm tra và ký mẫu lưu thức ăn * Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiệm trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm để nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn của trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. 3.2: Tham mưu với Ban giám hiệu để có những hợp đồng mua bán thực phẩm sạch