SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn trong trường Mầm non năm học 2016-2017

doc 22 trang sangkien 13980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn trong trường Mầm non năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_to_chuye.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn trong trường Mầm non năm học 2016-2017

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Lê Thị Hiền Ngày tháng năm sinh: 06/12/1963 Tháng năm vào ngành: 9/1994 Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mâm non Thanh Mai Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Hệ đào tạo: Từ xa Bộ môn giảng dạy: Phụ trách chuyên môn mẫu giáo Khen thưởng: CSTĐ cấp cơ sở Tác giả: Lê Thị Hiền 1/21 Năm học 2016-2017
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài: 2 2. Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu, khả năng ứng dụng 3 3. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện các biện pháp: 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 Các biện pháp thực hiện: 6 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. 6 2. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường. 7 3. Bồi dưỡng kiến thức về quy trình tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn. 9 4. Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn tổ khối. 11 5. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra của Ban giám hiệu. 12 PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ: 14 1 Kết luận và số liệu so sánh 14 2. Khuyến nghị: 15 3. Tài liệu tham khảo 17 4. Một số hình ảnh sinh hoạt chuyên môn của nhà trường Tác giả: Lê Thị Hiền 2/21 Năm học 2016-2017
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã đặc biệt quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng. Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp Hiệu trưởng đến từng giáo viên, vừa thực hiện các chương trình, kế hoạch của nhà trường. Vì vậy đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn cũng chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên. Đây không chỉ là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội ngũ và hiệu quả giờ dạy trong trường mầm non. Trong những năm qua, các nhà quản lí đã có những giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau. Song do chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, năng lực chuyên môn của một số giáo viên chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Giáo viên lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động dạy học. Việc vận dụng đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn ở trường còn hình thức, nội dung chưa trọng tâm, thiếu thiết thực. Là cán bộ quản lí nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường nên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường. Chính vì vậy nên tôi lựa chọn đế tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn trong trường mầm non năm học 2016-2017”. Tác giả: Lê Thị Hiền 3/21 Năm học 2016-2017
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai 2. Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu và khả năng ứng dụng đề tài: * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn giáo dục trong trường mầm non. Thông qua hoạt động thực tế các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn của Trường mầm non Thanh Mai năm học 2016-2017. * Phạm vi, thời gian nghiên cứu: Đề tài có phạm vi thực hiện trong trường mầm non Thanh Mai Thời gian: 01 năm học 2016-2017. từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017 * Khả năng ứng dụng: Trong nhiều năm học. 3. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện các giải pháp: Về giáo viên: Số giáo viên trong tổ gồm: 54 người, đa số là nữ.(6 GV nghỉ thai sản), 20 giáo viên mới ra trường có kinh nghiệm dưới 2 năm. giáo viên trong tổ có Tuổi đời cao nhất là; 55 tuổi; thấp nhất là 24 tuổi. Trình độ Đại học là: 26 người. Cao đẳng 2 nguòi; Trung cấp 26 người Đa số các giáo viên có đạo đức tốt, đủ trình độ chuyên môn để chăm sóc giáo dục trẻ. có tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ, một số giáo viên đang theo học Đại học từ xa để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Khi dự giờ, giáo viên chỉ chú ý quan sát các bước lên lớp mà ít quan tâm đến phương pháp tổ chức các hoạt động như thế nào cho linh hoạt. khả năng nhận xét góp ý, trao đổi giờ dạy còn hạn chế. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trong của sinh hoạt chuyên môn cón hạn chế, nhiều giáo viên còn xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn, chưa tự giác trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, hoặc có tham dự nhưng thiếu mạnh dạn, tự tin trong trao đổi chuyên môn. Số giáo viên được khảo sát: 20/48 giáo viên, kết quả qua dự giờ đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn như sau: Xếp loại: Tốt Xếp loại: XL: Đạt yêu XL: Đạt yêu GV/Tổng Khá cầu cầu số SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 20/48 3 15 5 25 8 40 4 20 Tác giả: Lê Thị Hiền 4/21 Năm học 2016-2017
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai Về tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn được thành lập theo từng năm học và duy trì việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định, xây dựng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch 2 lần/tháng Nội dung sinh hoạt tổ chưa phong phú, hình thức đơn điệu, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn. Ít quan tâm vào các vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục hay việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho giáo viên trong tổ. Một số giáo viên mới chưa có tinh thần xây dựng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường là những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm hay nhận xét, có ý kiến, còn những giáo viên mới ra trường thì ít khi có ý kiến. Về vai trò của tổ trưởng: Tổ trưởng tổ chuyên môn chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung thiếu chu đáo. Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt; kế hoạch tổ chuyên môn chưa thật phù hợp. Tổ trưởng điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn với các thao tác lặp lại như đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần trước và triển khai một số công việc trong hai tuần tới theo kế hoạch của nhà trường, việc trao đổi thảo luận về kinh nghiệm dạy một hoạt động nào đó hoặc lựa chọn biện pháp thực hiện tích hợp các hoạt động giáo dục trẻ, phổ biến áp dụng sáng kiến kinh nghiệm còn chưa được trú trọng. Vê công tác quản lý: Công tác quản lý chỉ đạo đôi lúc chưa sâu sát, kịp thời. Việc kiểm tra giám sát sinh hoạt chuyên môn và các nội dung sinh hoạt chưa thường xuyên, liên tục. Từ kết quả khảo sát trên, cho thấy việc "Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai" là rất cần thiêt, cấp bách. Vì vậy là người phụ trách chuyên môn tôi đã có nhiều cố gắng trong việc tìm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. Tác giả: Lê Thị Hiền 5/21 Năm học 2016-2017
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non Thanh Mai" Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ với đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là giáo mới, có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Tuy nhiên, hiện nay trong nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn mới chỉ là xây dựng kế hoạch sinh hoạt, lựa chọn các nội dung giáo dục, thống nhất một số chủ đề .nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn. Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả cần phải đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn. Cụ thể: là thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự thảo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thi đua Ngoài các nội dung trên, sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như, coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, phương pháp tổ chúc các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cướng đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động dạy chuyên đề, các buổi dự giờ của giáo viên. để kỳ họp sau, tổ chức thảo luận, suy ngẫm và chia sẽ ý kiến về bài dạy. Trong những năm qua công tác sinh hoạt chuyên môn trong các trường mầm non đã được tổ chưc thực hiện, và đã được ví như người "Thợ cả" có vai trò quan trọng mang tính quyết định để nhà trường phát triển toàn diện. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào tổ chuyên môn cũng đáp ứng được nhiệm vụ của người "Thợ cả". chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn chưa thực sự được trú trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường. Đội ngũ giáo viên được đào tạo từ nhiều trường khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục. Một bộ phận giáo viên tiếp thu và vận dụng các chuyên đề vào chăm sóc, giáo dục trẻ chỉ ở mức đạt yêu cầu; giáo viên lớn tuổi chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin Tác giả: Lê Thị Hiền 6/21 Năm học 2016-2017