SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi

doc 19 trang sangkien 17180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi

  1. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . Năm học 2015 – 2016 là năm học tiếp tục thực hiện chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, qua nhiều năm học tích luỹ kiến thức về giáo dục thể chất cho trẻ, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và đã qua ứng dụng, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non nhằm góp phần giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiển về giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non trên cơ sở tổng hợp những công trình đó nghiên cứu về vấn đề này. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi”
  2. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên - Nghiên cứu thực trạng công tác nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non Hoa Phượng, Vĩnh Linh, Quảng Trị - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và khảo sát thực tiễn tình hình thực trạng của đơn vị. Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, so sánh và phân tích đánh giá. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Phượng, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại Trường Mầm non Hoa Phượng - Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9/2015 đến hết tháng 4/2016. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Khái niệm Giáo dục phát triển vận động: Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó GD phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động ( đi, chạy, nhảy ), đồng thời phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ Nói một cách khái quát, GD phát triển vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. 2. Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi: 2.1. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: - Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). + Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. - Lưng, bụng, lườn: +Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi”
  3. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên +Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. +Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: +Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. +Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau. 2.2. Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. - Đi và chạy: +Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. +Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc. +Đi nối bàn chân tiến, lùi. +Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh. +Chạy 18m trong khoảng 10 giây. +Chạy chậm khoảng 100-120m. - Bò, trườn, trèo: +Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m. +Bò dích dắc qua 7 điểm. +Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m. +Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm. +Trèo lên xuống 7 gióng thang. - Tung, ném, bắt: +Tung bóng lên cao và bắt. +Tung, đập bắt bóng tại chỗ. +Đi và đập bắt bóng. +Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. +Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay. +Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. - Bật - nhảy: +Bật liên tục vào vòng. +Bật xa 40 - 50cm. + Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm). +Bật tách chân, khép chân qua 7 ô. +Bật qua vật cản 15 - 20cm. +Nhảy lò cò 5m. 2.3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi”
  4. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên - Bẻ, nắn, Lắp ráp. - Xé, cắt đường vòng cung. Tô, đồ theo nét. - Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG Thực tế cho thấy trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm, lưu ý trong đó có trường mầm non Hoa Phượng. Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo Lớn A1 và thực hiện điểm: Chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Vậy làm thế nào để trẻ học tốt bộ môn này là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình giảng dạy, nh»m t×m ra nh÷ng biÖn ph¸p tèi ­u nhÊt n©ng cao chÊt l­îng d¹y vµ häc, lµm tèt c«ng viÖc chuyªn m«n cña nhµ tr­êng giao, quan träng nhÊt lµ gióp c¸c ch¸u một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: - Trải qua hơn 37 năm xây dựng và trưởng thành, trường Mầm non Hoa Phượng đã trở thành trung tâm chất lượng cao về công tác chăm sóc, giáo dục các cháu của Huyện. Trường luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực chuyên môn, đổi mới hình thức, phương pháp nuôi dạy trẻ, góp phần cùng ngành học Mầm non huyện Vĩnh Linh thực hiện tốt chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên . -Năm học 2015 - 2016 là năm thứ 3 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ đây là những điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. - Hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động được quy định, bắt buộc phải thực hiện, bên cạnh đó các nội dung giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi rất phong phú vì thế tạo thuận lợi cho tôi được nghiên cứu sâu về đề tài của mình. - Nhà trường quan tâm đến việc học tập của các cháu, mỗi tháng đều lên kế hoạch chương trình cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo dạy và học theo chủ đề. - Bản thân được đào tạo và đã trải qua kinh nghiệm thực tế, đã được dự giờ một số tiết mẫu của trường, của huyện, đã tham gia dự thi và dự giờ một số tiết “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi”
  5. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên hoạt động Thể dục thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh nên đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy hoạt động Thể dục. - Giáo viên đã phối kết hợp sưu tầm nghiên cứu và làm dồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ tham gia hoạt động thể dục được tốt hơn. - Phụ huynh chăm lo đến sự nghiệp giáo dục con em mình ngay từ lúc con nhỏ. Đa số phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh rất thuận lợi và hài hoà. Trẻ không chỉ được học, được chơi ở trường mầm non mà còn được giáo dục một cách có khoa học khi về nhà. Khó khăn: - Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ hoạt động Thể dục còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ, chưa phong phú. - Nhà trường chưa có phòng tập thể chất cho trẻ tập vào những hôm trời nắng to, trời mưa. - Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Với những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã đầu tư suy nghĩ và thực hiện dề tài này nhằm phát huy tính tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động giáo dụ thể chất. Đánh giá thực trạng trên trẻ: Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi, đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng giáo dục thể chất với số lượng cháu là 35 cháu, kết quả như sau: T Nội dung khảo sát trẻ Số lượng Tỷ lệ đạt T đạt đầu vào đầu vào 1 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 18 51,4 % tham gia vận động. 2 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 15 42,8 % 3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 20 57,1 % 4 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 13 34,2 % “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi”