SKKN Một số biện pháp kể cho trẻ Mẫu giáo 5–6 tuổi nghe truyện cổ tích "Tấm Cám" theo hướng tích hợp

docx 7 trang sangkien 01/09/2022 10020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp kể cho trẻ Mẫu giáo 5–6 tuổi nghe truyện cổ tích "Tấm Cám" theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ke_cho_tre_mau_giao_56_tuoi_nghe_truye.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp kể cho trẻ Mẫu giáo 5–6 tuổi nghe truyện cổ tích "Tấm Cám" theo hướng tích hợp

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 –6 TUỔI NGHE CHUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Giáo viên : Vũ Phương ThảoNgàysinh: 07 / 03 / 1982 Lớp : MGL 2A. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do lý luận:Văn học là suối nguồn của tri thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. Văn học cóvị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em mầm non nói riêng, nó là phương tiện để giáo dục con người.Trong chương trình văn học Việt Nam truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Truyện giúp các em hiểu được cuộc sống hiện thực của cha ông ta. Truyện có ý nghĩa giáo dục lớn, giáo dục về tư tưởng tình cảm, trân trọng những con người lao động, yêu quê hương đất nước, sống trung thực,chăm chỉ, ghét cái ác, yêu cáithiện,ở hiền gặp lành. Truyện được trẻ em rất yêu thích và nó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Những câu chuyện cổ tích có một vai trò rõ ràng trong việc khơi mở trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, chúng cũng có ích bấy nhiêu khi giúp trẻ nhỏ đối mặt với các lo sợ mà các bé chưa thể diễn đạt được. Nhà nghiên cứu nổi tiếng về tâm lý học trẻ em Bruno Bettelheim tin rằng những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ bởi nhân vật chính trong các câu chuyện-nhiều trong số đó chính là trẻ em-giống như 1 hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua hay thậm chí dành được thành công lớn khi đối mặt với những tình huống khó khăn. Kết quả kiểm nghiệm tốt nhất cho sự thành công của một câu chuyện cho trẻ em không phải là chúng có những bài học sâu xa không hay chúng có nguồn gốc từđâu, mà là liệu chúng có làmtrẻ thích thú và đòi được nghe thêm nữa hay không. Hầu hết các chuyện cổ tích đem lại chotrẻ sự thích thú, dễ chịu, khuyến khích trí
  2. 3tưởng tượng của chúng theo những cách riêng mà những tác giả hiện đại chỉ có thể mơ ước đến chứ không làm nổi. Thế cho nên tôi đã chọn đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỂ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 –6 TUỔI NGHE CHUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM THEO HƯỚNG TÍCH HỢP 2. Lý do thực tiễn:Hiện nay trong chương trình giáo dục mâm non, tác phẩm “Tấm Cám”đã được thực hiện, nhà trường và giáo viên mầm non đã lên tiết dạy trẻ. Tuy nhiên theo như bản thân tôi thấy các phương pháp dạy trẻ của giáo viên chưa đạt kết quả cao. Nên tôi chọn để tài: “ Một số biện pháp kể chotrẻ mẫu giáo 5 –6 tuổi nghe chuyện cổ tích Tấm Cám theo hường tích hợp”nghiên cứu và hi vọng góp tiếng nói nhỏ của mìnhvào thực tiễn dạy học để cho trẻ nghe chuyện đạt kết quả cao hơn. 4B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN KỂ CHO TRẺ 5 –6 TUỔI NGHE TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM .I. Mục đích điều tra:Để có cơ sở nghiên cứu các biện pháp kể truyện cho trẻ nghe. Chúng tôi tiến hành điều tra nhắm đánh giá thực trạng chung của việc kể cho trẻ 5 –6 tuổi nghe truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng tích hợp ở một số trườngmầm non. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp. II. Địa bàn điều tra:Lớp mẫu giáo lớn A2 trường mầm non Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà NộiLớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non Mai Dịch, Quận Cầu Giấy,Hà Nội. III. Nội dung điều tra: 1. Điều tra, thăm dònhận thức, ý kiếncủa giáo viênkhi thực hiện tiết học kể cho trẻ 5 –6 tuổi nghe truyện cổ tích Tầm Cám 2. Điều tra soạn giáo án của giáo viên 3. Dự giờ giáo viên 4. Quan sát trò chuyện với trẻ IV. Phương pháp điều tra 1. Để thăm dò, dùng phương án kép 2. Dựgiờ quan sát sư phạm: Xem cách thức tổ chức 3. Ghi chép dự giờ và phân tích kết quả.
  3. 4. Trao đổi trò chuyện đàm thoại với trẻ. V. Phân tích kết quả điều tra: 1. Trả lời phiếu5Việc thăm dò ý kiến bằng phiếu điều tra nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức và đánh giá của giáo viên mầm non về vấn đề kể truyện cho trẻ nghe. Khi điều tra tôi sử dụng hệ thống câu hỏi sau? -Chị có thích tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe không? Vì sao? -Chị có cảm nhận gì về truyện cổ tích Tấm Cám? Truyện có phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi không? -Chị đã chuẩn bị những gì khi kể truyện cổ tích cho trẻ nghe. -Chị đã sự dụng những phương pháp gì, biện pháp gì khi tổ chức tiết học này? -Chị gặp những khó khăn và thuận lợi gì khi tổ chức tiết học này? -Chị có đọc, nghiên cứu tài liệu gì để xây dựng tiết học kể truyện cổ tích cho trẻ nghe không? -Chị có đề xuất gì không?Hệ thống câu hỏi này tôi đã điều tra trên 20 giáo viên đang trực tiếp dạy lớp mẫu giáo lớn 5 –6 tuổi thuộc các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội.Kết quả:Nói chung về nhận thức và đánh giá của giáo viên mầm non vấn đề này tương đối đồng nhất, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. -Với câu hỏi 1: 20/20(100%)giáo viên đều đã đưa ra cách hiểu của mình về truyện cổ tích. Giáo viên đã đưa ra được đặc điểm đặc trưng của truyện cổ tích là truyện có từ xa xưa, có mở đầu và kết thúc thường có hậu: Người nghèo khó chăm chỉ, hiền lành được hạnh phúc. -Với câu hỏi 2: 18/20(90%)giáo viên thích kể truyện cho trẻ nghe vì trẻ chăm chú lắng nghe cô kể chuyện. 2/20 (10%) giáo viên không thích kể chuyện cho trẻ nghe vì lý do chủ quan của bản thân như: Kể chuyện cho trẻ nghe cô phải có giọng kể tốt kết hợp với yếu tố hình thể khác mà bản thân cô giáo không làm được điều đó. 6-Với câu hỏi 3: 20/20 (100%) giáo viên cho rằng phù hợp với trẻ 5 –6 tuổi
  4. -Với câu hỏi 4: 20/20 (100%) giáo viên cho rằng để tiết học đạt kết quả cao cô giáo cần thuộc truyện, hiểu nội dung truyện, chuẩn bị giáo án, tìm mục đích yêu cầu của bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học. Nhìn chung giáo viên đã xác định được công việc chuẩn bị cho tiết dạy nhưng chưa ai nhắc đến việc giáo viên cần phải tìm hiểu tư tưởng chủ đề, thể loại truyện gì? Ngoài ra để tiết học được hấp dẫn trẻ không thấy nhàm chán khi phải nghe lại nhiều lần thì giáo viên phải chuẩn bị cả hình thức biện pháp sẽ áp dụng thực hiện tư thế khi học. Tất cả những điều này cần phải chuẩn bị từ trước. -Với câu hỏi 5: 20/20 giáo viên áp dụng các phương pháp: Phương pháp trực quan. Phương pháp đọc kể diễn cảm.Phương pháp đàm thoại, trao đổi. Tất cả các giáo viên khi được hỏi câu này đều xác định được phương pháp cơ bản. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp chung, chỉ có 12% (60%) giáo viên chỉ ra được đâu là phương pháp quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc kể diễn cảm.Qua điều tra này ta có thể nhận biết được rằng giáo viên vẫn còn chưa nắm rõ đâu là phương pháp, biện pháp và phương pháp quan trọng nhất khi tiến hành thực hiện mỗi tiết học cụ thể. -Với câu hỏi 6:Thuận lợi: 18/20 (90%) giáo viên cho rằng kể chuyện cổ tích nằm trong chủ để có sẵn, có gợi ý thực hiện điều này rất thuận lợi cho giáo viênxây dựng nội dung tích hợp khi dạy trẻ. Và hấu hết các giáo viên cho rằng dạy quá trình đọc kể cho trẻ nghe truyện rất quan trọng, những giáo viên này có giọng đọc kể rất tốt. Khó khăn 6/20 (30%)giáo viên cho rằng trẻ dễ bị phân tán mất tập chung bởi nhiều yếu tố như chuyện này trẻ đã được nghe từ rất lâu, ông, bà, bố, mẹ kể nên trẻ không còn hứng thú khi nghe truyện nữa.12/20 ( 60%) giáo viên cho rằng chuẩn bị tiết dạy ngoài tranh chuyện để thuhút trẻ hơn cần giáo án điện tử power point mất nhiều thời gian và một số cô không thành thạo máy tính. -Với câu hỏi 7: 19 (95%) giáo viên nhận xét trẻ hứng thú với tiết học.-Với câu hỏi 8: 20/20 (100%) giáo viên khi được hỏi đến tài liệu đều cho rằng tài liệu cho giáo viên mầm non ít, chủ yếu là cuốn “Chương trình chăm sóc và hướng dẫn thực hiện của Trần Thị Trọng và Phạm Thị Sửu. và cuốn “Hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới của Nhà xuất bản giáo dục.20/20 (100%) giáo viên đề xuất cần có lớp đào tạo nghiệp vụ về phương pháp luận của bộ môn cho giáo viên mầm non. 2. Việc soạn giáo án của giáo viênQua quá trình điều tra việc soạn giáo án của giáo viên tôi thấy một số vấn đề cần lưu ý:
  5. -Trước hết đó là việc xác định mục đích yêu cầu của giờ học: Hầu hết các giáo án đưa ra mục đích yêu cầuchung chung. Chủ yếu giáo viên xác định 3 mục đích yêu cầu sau: -Trẻ hiểu nội dung truyện.-Trẻ biết cảm xúc và lắng nghe cô kể chuyện. -Trẻ hiểu tính cách và ngôn ngữ khác nhau của từng nhân vật.Trong 20 giáo án thì có 8 giáo án xác định được mục đích yêu cầu sau: -Trẻ nhận biết tên truyện cổ tích, hiểu nội dung truyện -Trẻ cảm nhận ý nghĩa nhân hậu của truyện: Người tốt bụng, chăm chỉđược hưởng hạnh phúc. -Trẻ trả lời được các câu hỏi cô nêu ra -Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, biểu cảm, thể hiện cảm xúc biết lắng nghe côkể truyện. -Đồ dùng chuẩn bị: thì giáo viên đều chỉ dùng bộ tranh minh họa có sẵn. Điều đó dẫn đến việc không gây hứng thú dẫn đến sự nhàm chán của trẻ. -Trong phần nội dung tiết dạy: chưa có giáo án nào nhắc tới việc sử dụng phương pháp, biện pháp gì trong tiết dạy,chưa đề cập đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ và chưa đề cập và đặt ra yêu cầu kể chuyện cho trẻ nghe theo hướng tích hợp. -Các bươc tiến hành: còn tồn tại nhiều vấn đề, nhiều giáo viên áp dụng máy móc tích hợp các môn học nên nội dung chính cần truyền đạt cho trẻ không rõ ràng. 3. Điều tra một số tiết dạy kể cho trẻ nghe truyện:Tôi điều tra thông qua 2 tiết kể cho trẻ 5 -6 tuổi nghe chuyện “Tấm Cám” ở 2 lớpkhác nhau, kết quả thu được như sau: a. Lớp A2 Trường mầm non Mai Dịch: Tôi dự giờ tiết dạy của cô Đinh Thúy Hợi tại lớp mẫu giáo lớn A2 ghi lại được như sau: -Cô cho trẻ trò chuyện về người thân trong gia đình trẻ -Cô dẫn dắt vào truyện cổ tích “Tấm Cám” -Cô kể lần 1: kết hợp nét mặt cử chỉ, điệu bộ.
  6. -Lần 2: Cô sử dụng tranh minh họa. -Lần 3: Cô kể kết hợp với đàm thoại trích dẫn.Phần đàm thoại trích dẫn cô đặt các câu hỏi giúp trẻ nhớ nội dung truyện.Tiết học của cô chỉ là kể cho trẻ nghe truyện, giúp trẻ nhớ nội dung truyện. Chỉ có 15 trẻ biết trả lời các câu hỏi còn những trẻ còn lại chưa trả lời được các câu hỏi cô đặt ra. Trẻ chưa nhắc được các lời thoại trong của nhân vật trong truyện. Trẻ chỉ được nghe mà chưa được trải nghiệm sự hiểu biết của mình. Cô chưa có sự tích hợp trong giờ học, trẻ chưa chú ý lắng nghe. Một số trẻ trả lời được các câu hỏi của cô nhưng chưa nắm được nội dung mà cần có gợi ý của cô. Trong tiết học của cô chưa có sự tích hợp, chưa đảm bảo được yêu cầu, nên trong tiết học không gây hứng thú cho trẻ. Ở tiết học cô chỉ chú ý đến những trẻ chú ý lắng nghe trong giờ học mà chưa chú ý đến những trẻ nhút nhát, cô chưa chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và cách thức tổ chức tiết học của mình. b. Lớp A1 trường mầm non Mai Dịch.Tại lớp mẫu giáo lớn A1 cô Lê Phương Hằng dạy,tôi đã ghi được như sau: -Vào bài: Cô tạo tình huống, Chim vàng anh bay vào lớp trò chuyện với các bạn, sau đó cô hỏi trẻ Vàng Anh là nhân vật trong chuyện gì? Muốn biết được Vàng Anh là nhân vật trong chuyện gì chúng ta cùng lắng nghe cô kể chuyện Tấm Cám thì rõ nhé! -Cô kể chuyện cho trẻ nghe với giọng khoan thai chậm chạp, thể hiện ngữ điệu, nhịp điệu mang tính chữ tình. Sau đó cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ:-Tryện có tên là gì? -Cô Tấm là người như thế nào? -Mẹ con cô Cám là ngườinhư thế nào? -Con có yêu nhân vật nào nhất? Vì sao?Cô cho trẻ xem tranh minh họa và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ và giúp trẻnhớ lại, tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của cô.Kết thúc giờ học cô cho cả lớp xem diễn dối vở kịch “Tấm Cám” Tiết học của cô cóưu điểm là giọng kể của cô diễn cảm, cô biết tận dụng thế mạnh của mình để diễn rối cho trẻ. Trẻ lớp này số đông các cháu hứng thú với tiết học và một vài trẻ có sáng tạo trong ngôn ngữ khi trả lời các câu hỏi của cô. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa thể hiện được giọng điệu rõ ràng của từng nhân vật trong truyện. Cô giáo đã động viên khuyến khích trẻ kịp thời. Vì vậy mà trẻ đã tự tin hơn trong tiết học và tham gia tích cực trong các hoạt động kể của cô