Sáng kiến kinh nghiệm Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại Lớp lớn 3 Trường Mầm non Hoa Mai

pdf 9 trang honganh1 15/05/2023 7300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại Lớp lớn 3 Trường Mầm non Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_d.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại Lớp lớn 3 Trường Mầm non Hoa Mai

  1. Phụ lục I Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN HUYỆN Kính gửi: 1 - Phòng GD& ĐT Nam Trà My. - Hội đồng Sáng kiến cấp huyện. 1. Họ tên tác giả2 : Nguyễn Thị Ánh Minh 2. Đơn vị công tác3: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến4: Nguyễn Thị Ánh Minh 4.Tên sáng kiến: “Một số pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại lớp lớn 3 Trường MN Hoa Mai”. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến5: Giáo dục . 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử6: 15/9/2020 7. Hồ sơ đính kèm + Chín tập báo cáo sáng kiến + Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến + Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai +Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Mai, ngày 20 tháng05 năm 2021 Người nộp đơn 1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến. 2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả. 3 Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này. 4 Điện tử, viễn thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng, giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), Khác ; 5Ghi ngày nào sớm hơn.
  2. Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI LỚP LỚN 3 TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI 6 1.Mô tả bản chất của sáng kiến7: 1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại lớp lớn 3 trường Mầm Non Hoa Mai” tại trường MN Hoa Mai huyện Nam Trà My đã đưa ra được 5 biện pháp chính để thực hiện: Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Biệnpháp 2: Phát triển môn tạo hình cho trẻ thông qua các đồ dùng phế liệu phế thải và những nguyên vật liệu mở Biện pháp 3: Cung cấp phương pháp học tạo hình cho trẻ. Biện pháp 4: Phương pháp hướng dẫn dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Biện pháp 5: Khuyến khích động viên trẻ kịp thời. Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ áp dụng, tại lớp lớn 3 Trường Mầm non Hoa Mai áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. 6Trình bày tên sáng kiến đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc xét công nhận sáng kiến. 7 Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến. 8 Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ chức nào. 9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau: - So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải tiến hắc phục đến mức độ nào .đã biết trước đó. - Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.
  3. Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các lớp của các trường mầm non đều có thể áp dụng và thực hiện. 1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã được biết trước đó) 1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại lớp lớn 3 Trường Mầm Non Hoa Mai” Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Đối với trẻ mầm non, việc học của trẻ dựa trên việc tri giác, sờ mó, cầm nắm, sử dụng các giác quan của mình. Vì vậy việc tạo môi trường tạo hình hấp dẫn cho trẻ chính là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện lấy trẻ là trung tâm chuẩn bị nhiều loại vật liệu cho trẻ thõa sức sáng tạo . Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt, Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tầm và tích trữ các vật liệu phế thải thành kho. Với môi trường trong lớp: Ở các góc để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. Đồng thời, tôi luôn gợi mơ để trẻ chú ý đến môi trường mà tôi đã tạo và thường xuyên thay đổi nội dung trang trí theo từng chủ đề để trẻ không bị nhàm chán. Tôi cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như trong lớp học tôi trang trí lớp theo chủ điểm, hình ảnh phong phú, màu sắc phù hợp với trẻ, giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt lá rơi, rồi tạo nên những bức tranh đẹp, qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Những sản phẩm do trẻ làm tôi cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp mà không dùng đến bút màu. Trong những giờ hoạt động góc, tôi đã cho trẻ cùng quan sát những bức tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp của cô, thông qua đó, tôi khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ vẻ, nặn, cắt dán giấy. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều
  4. kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ. Biệnpháp 2: Phát triển môn tạo hình cho trẻ thông qua các đồ dùng phế liệu phế thải và những nguyên vật liệu mở Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn, Chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu sinh hoạt trong gia đình vô xùng phong phú như: lõi giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilong, giấy báo và để kho nguyên vật liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các nguyên vật liệu từ các sản phẩm của nhà nông như: các loại hạt,rau củ quả tươi và khô,các loại vỏ ốc, ngêu Tuy nhiên khi sưu tầm các nguyên vật liệu trên tôi đã cân nhắc để kho nguyên vật liệu cần đảm bảo tính an toàn cho trẻ, không độc hại, không sắc nhọn. Khi sưu tầm được các nguyên vật đó, tôi vệ sinh sạch sẽ, ,phân loại và dán tên cho từng nguyên vật liệu để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên giúp trẻ khám phá được về hình dáng, màu sắc, công dụng của chúng Qua các nguyên vật liêu đó giúp trẻ sáng tạo hơn trong hoạt động tạo hình. Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm, rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụ, tôi có thể tạo ra nhiều con vật nghộ nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, các đề tài khác nhau. Ví dụ: Khi đi chơi ngoài sân trường trẻ nhặt lá cây để xếp thành con vật ngộ nghĩnh, trẻ dùng những viên sỏi để xếp thành ngôi nhà, đám mây Chủ đề bản thân: Tôi đã sử dụng nguyên vật liệu mở như hồ dán, hạt đậu để tạo thành các vòng tay để tặng bạn. Chủ đề các ngành nghề: Cô giáo em: Tô sử dụng một số nguyên vật liệu có sẵn như: xốp, tăm bông, cây que để giúp trẻ làm thành những bông hoa để tặng cô nhân ngày 20/11. Chủ đề Thế giới thực vật: Tô có thể sử dụng các nguyên vật liệu như: các vỏ ố,sò ,ngêu để trẻ tạo thành những bong hoa xinh, tạo thành các lại quả. Chủ đề tết và mùa xuân: Tôi sử dụng các các màu nước,thân cải thìa để tạo thành một vườn hoa mùa xuân.
  5. Biện pháp 3: Cung cấp phương pháp học tạo hình cho trẻ. + Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi: Ở mỗi lứa tuổi đều có một mức độ khả năng tạo hình khác nhau, vì thế để đánh giá được khả năng của trẻ thì chúng ta phải nhìn vào khả năng của trẻ từng độ tuổi làm được gì. + Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật. + Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng. Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con ) chơi với các đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật. *Đối với tiết đề tài: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thiếu trong hoạt động tạo hình vì nó có vai trò giúp trẻ thõa sức sáng tạo, không theo khuôn khổ của ai, trẻ tự tạo nên những bức tranh của riêng mình theo cách nhìn và theo cảm nhận của mình. Ví dụ: Trong một buổi dạo chơi xung quanh trường cô cho trẻ ngắm vườn hoa và hỏi trẻ “Con thích hoa nào nhất? Con nhìn xem bông hoa này có màu gì? Trông những cánh hoa của nó ra sao? Khi mặt trời nhô lên thì cánh hoa trông khác biệt như thế nào? ” để chuẩn bị biểu tượng cho bài “vẽ hoa mùa xuân” ngày mai thì chính việc làm này sẽ giúp trẻ thể hiện lại được những nét độc đáo riêng của mình thông qua việc quan sát tận mắt cảm nhận bằng các giác quan mà không dựa vào ý tưởng sẵn có. Biện pháp 4: Phương pháp hướng dẫn dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm: Trước hết cần hình thành các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ: Để trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình thì việc hình thành, cung cấp cho trẻ kỹ năng cơ bản để trẻ có hành trang mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động tạo hình là cần thiết. Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn vẽ. Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình. Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm