SKKN Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng & vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Yên Lập

doc 10 trang sangkien 31/08/2022 10920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng & vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Yên Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_ve_sinh_an_toan_th.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng & vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non tại trường Mầm non Yên Lập

  1. ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG & VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẬP I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác GD&ĐT. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “ giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách. Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì dinh dưỡng sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Chính ví dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trên thực tế chung cả nước công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non vẫn còn một số hạn chế. Bản thân tôi đang công tác tại Trường Mầm non Yên Lập có nhiệm vụ nuôi – dạy các cháu. Hàng năm nhà trường đón nhận các cháu từ những gia đình khá, trung bình, nghèo, có khoảng hơn 50% số trẻ là dân tộc thiểu số. Trình độ văn hóa không đồng đều, thời gian dành nhiều cho công việc, một phần vì kinh tế khó khăn nên chắn chắc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chăm sóc, nuôi dạy con. Do nhận thức được trong giai đoạn lứa tuổi này đang dần hoàn thiện về tâm lý, nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt là tiền đề cho sự phát triển về sau của trẻ, tôi thiết nghĩ đây quả là một điều rất cần thiết khi tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở Trường mầm non Yên Lập”. II/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Qua cơ sở thực trạng về công tác nuôi – dạy những lí luận trên thực tế để phân tích tìm hiểu biện pháp khắc phục hạn chế, nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường mầm non yên Lập III/ PHẠM VI ĐỀ TÀI 1
  2. Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong ngành học mầm non. Phân tích thực trạng một số biện pháp Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị. Rút ra các bài học về Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. A/ Nội dung 1/ Cơ sở lí luận Dinh dưỡng là một quá trình phức tạp gồm việc đưa vào cơ thể, tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa trong cơ thể những thức ăn cần thiết để bù đắp hao phí năng lượng, trong quá trình hoạt động của cơ thể con người tạo ra và đổi mới các tế bào, các mô, cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể. Dinh dưỡng hợp lí là đảo bảo dữ cho cơ thể đủ thức ăn cần thiết một cách tối ưu, tức là với số lượng và cơ cấu hợp lí nhất phù hợp với từng người, phù hợp với từng lứa tuổi. Cơ thể luôn biến động và phát triển không ngừng, tốc độ phát triển rất cao ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em Việt Nam trung bình mỗi năm cao thêm 6.33cm đối với cháu trai, 6.24cm đối với cháu gái. Vì vậy cơ thể các cháu đòi hỏi được cung cấp hằng ngày đầy đủ năng lượng và chất cần thiết ở mỗi thời kì khác nhau, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý và đòi hỏi chất dinh dưỡng khác nhau. Công tác nuôi dưỡng và giáo dục lứa tuổi mầm non có tầm quan trọng đặc biệt. Ngày nay xu hướng giáo dục tiến bộ đều coi trọng việc nuôi - dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non coi đó là khâu đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng con người mai sau. * Khái niệm về dinh dưỡng: Dinh dưỡng là ngành khoa học nghiên cứu về vấn đề xây dựng cơ thể, duy trì và bồi dưỡng sự phát triển của sinh vật. Sinh vật có thể là con người, cây cỏ, xúc vật, nấm mốc, Giữa sinh vật và môi trường sống tiến trình dinh dưỡng tạo ra một sự trao đổi và một thể cân đối đi liền với sự sống. Riêng đối với con người dinh dưỡng là một ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người, và xác định nhu cầu có thể và chất dinh dưỡng nhằm giúp cho con người phát triển khỏe mạnh, sinh sản, duy trì nòi giống. Dinh dưỡng theo nghĩa thông thường là cung cấp thực phẩm những nguyên liệu cần thiết cho sự sống để trưởng thành và phát triển. * Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng: Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng. 2
  3. * Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng: Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng có thể. Từ lâu người ta đã biết giữa dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe có liên quan chặt chẽ với nhau. * Tầm quan trọng của dinh dưỡng: Dinh dưỡng là nhu cầu hằng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Dinh dưỡng học nghiên cứu mối quan hệ thiết yếu giữa thức ăn và cơ thể con người, tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống, đây là nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu cấp bách bức thiết không thể không có, chứ không phải chỉ là để giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, nếu thiếu hoặc thừa những chất nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Chình vì thế đối với trẻ, dinh dưỡng là vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt đúng theo yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực phát triển cân đối, trí tuệ phát triển hài hòa, trẻ sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh, học giỏi. Bởi vì trẻ đang tuổi cơ thể phát triển mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần đột do thiếu iốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A, ). Do đó, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc cần thiết, dinh dưỡng hợp lí đó là: “ Khẩu phần ăn hằng ngày” phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng. * Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả những điều kiện cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến bảo quản, phân phối đến nấu nướng cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm đó được sạch sẽ, an toàn và phù hợp với điều kiện người tiêu dùng. 2/ Cơ sở pháp lý: Luật bảo vệ sức khỏe dân nhân, ban hành ngày 30/06/1989. Thông tư số 4 hướng dẫn về việc thực hiện quản lí an toàn thực phẩm trong kinh doanh. dịch vụ ăn uống, Bộ y tế ban hành ngày 23/03/1988. Luật giáo dục căn cứ điều 18,19,20 “ Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”. “ Giáo dục mầm non phải đảm bảo hài hòa giữa môi trường, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn”. 3
  4. Điều lệ trường mầm non ban do Bộ GD&ĐT ban hành. Luật bảo vệ chăm sóc – giáo dục trẻ em ngày 12/08/1991. B/ Thực trạng và một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non Yên Lập 1/ Khái niệm về tình hình nhà trường: 1.1/ Cơ sở vật chất: Trường Mầm non Yên Lập nằm trên địa bàn huyện Yên Lập. Trường được thành lập từ rất lâu cho đến nay trường có 9 lớp, trường sạch sẽ, thoáng mát phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, thu hút trẻ yêu thích đến trường. Có bếp ăn một chiều, đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình chế biến thức ăn. Ngoài ra trường còn vận động phụ huynh trang bị được các phương tiện phục vụ nuôi dưỡng thuận lợi cho giáo viên và cấp dưỡng tổ chức các bữa ăn cho trẻ. 1.2 /Đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Cấp dưỡng: Ban giám hiệu nhà trường có trình độ đại học sư phạm mầm non, có năng lực, được tiếp thu những chương trình mới về nội dung dinh dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ nên có nhiều thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đoàn kết, biết cầu tiến, nhiều sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ, 100% có kiến thức về công tác nuôi - dạy trẻ. Cấp dưỡng rất nhiệt tình trong công tác, sạch sẽ, chịu khó, tận tâm với công việc. 1.3/ Phụ huynh và trẻ: Phần lớn phụ huynh đã được tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ nên rất quan tâm đến việc ăn uống của trẻ tại trường và tại gia đình. Với trẻ: Đầu năm đến trường tỷ lệ suy dinh dưỡng là 17,62%, cuối năm còn 8,3%. 2/ Những biện pháp trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non Yên Lập 2.1/ Xây dựng kế hoạch Là một biện pháp rất quan trọng nó trở thành nghị quyết soi sáng xuyên suốt trong cả năm học. Vì thế, việc đầu tiên tôi phải lên kế hoạch cụ thể cho năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và từng ngày một cách nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện kế hoạch tôi luôn rà soát đối chiếu để tìm ra nguyên nhân rút ra kinh nghiệm và kịp thời bổ sung vào kế hoạch đề làm tốt. Đồng thời tôi luôn trao đổi với các đồng nghiệp, cấp dưỡng để đem lại thành công trong quá trình thực hiện, làm tốt điều này sẽ giúp tôi làm việc có khoa học, chủ động, xử lý nhanh và đạt năng xuất trong công tác. 2.2/ Quy trình xây dựng kế hoạch năm học: * Chỉ tiêu cụ thể: 4
  5. Từng năm học giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng vào giữa năm và cuối năm không còn cháu suy dinh dưỡng ở kênh C. 100% trẻ đến trường được tiêm chủng đầy đủ, không để xảy ra dịch bệnh trong trường 100% trẻ được khám sức khỏe định kì 2 lần/ năm. Trên 50% trẻ được ăn tại trường. 100% trẻ được theo dõi biểu tăng trưởng. 100% các lớp có các góc tuyên truyền theo quy định. 100% trẻ được uống vaxcin, vitaminA. * Xây dựng kế hoạch năm học Để thực hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đưa ra các biện pháp: Trường thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý: 10 lời khuyên về “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc” cũng được đưa ra để nhà trường thực hiện. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới 5 độ C Lưu mẫu thức ăn hàng ngày ( bằng tủ lạnh) Cấp dưỡng phải mặt tạp dề, đeo bao tay, đeo khẩu trang, đội mũ khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ. Giáo viên phải mặc trang phục, đội ngũ, đeo khẩu trang, bao tay khi chia thức ăn cho trẻ. Tổ chức cho các cháu ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuyên truyền đến các phụ huynh cho các cháu ăn uống các thức ăn có đầy đủ các chất bổ dưỡng ( tại các góc tuyên truyền phụ huynh, trong các buổi họp phụ huynh, ). Thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng ở các độ tuổi 3, 4, 5 tuổi lồng ghép trong các môn học, hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ, Thực hiện khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ theo định kì, từ đó phân loại thể lực và đề ra biện pháp kết hợp nhắc nhở phụ huynh quan tâm chọn mua thực phẩm đứng nhu cầu của mỗi cháu. Họp phụ huynh có các cháu suy dinh dưỡng để có chế độ ăn thêm trái cây và uống thêm sữa vào buổi tối, Giảm chất tinh bột và ăn thêm rau cho các cháu béo phì. Thức ăn phải được nấu chín để diệt các vi trùng có thể gây bệnh, nâng cao tỉ lệ sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Thực hiện tốt quy chế vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng ăn uống. Tăng cường cơ sở vật chất về vệ sinh và nâng cao kiến thức cho giáo viên về vệ sinh phòng bệnh. * Xây dựng thực đơn Xây dựng khẩu phần thực đơn hợp lí cho bữa ăn của trẻ: 5