Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời

doc 36 trang sangkien 01/09/2022 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_thu_thuat_giup_tre_3_4_tuoi_hun.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 II.Thực trạng 5 III. Các giải pháp thực hiện 6 IV. Kết quả đạt được 13 PHẦN III: KẾT LUẬN 14 1. Kết luận 14 2. Bài học kinh nghiệm 14 3. Ý kiến đề xuất 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Lâm Thị Ánh Hồng Trường mầm non Phú Xuân A 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP TRẺ 3 - 4 TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào? và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. - Đối với trẻ em, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy lao động, nhất là lao động chân tay, bởi vì dù khoa học kĩ thuật có phát triển tới đâu đi nữa thì thiên nhiên vẫn cần phải được con người chăm sóc và bảo vệ, thông qua khám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ. Qua nhiều năm công tác tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên qua những giờ hoạt động ngoài trời: Phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và tích cực khám phá thiên nhiên, làm thế nào để trẻ hiểu rằng xung quanh chúng còn rất nhiều điều mới lạ mà chúng chưa khám phá hết được, làm thế nào để thế hệ trẻ thơ hiểu được những điều lớn lao mà thiên nhiên mang lại cho con người. Nên thông qua hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ được khám phá thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, tìm tòi khám phá nhiều điều kỳ thú, qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cảm tính, trẻ được trực tiếp nhìn thấy hiện tượng tự nhiên trong môi trường sống thực với tất cả những mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Trẻ được dạo chơi thoải mái tạo ra sự sung sướng, thỏa mãn khi được tiếp xúc với môi trường xung quanh. Lâm Thị Ánh Hồng Trường mầm non Phú Xuân A 2
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời” làm sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của các bạn đồng nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao, giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên, hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, hiểu về tầm quan trọng của việc phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng lớp mình dạy - Rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tìm ra giải pháp phát huy tính tích cực cho trẻ trong hoạt động ngoài trời IV. Đối tượng nghiên cứu: - Áp dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi trường mầm non Phú Xuân A. V. Phạm vi nghiên cứu : Một số biện pháp “Một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động ngoài trời” tại trường mầm non Phú Xuân A. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp quan sát điều tra. - Phương pháp thống kê phân loại. - Phương pháp khái quát tổng hợp. VII. Cấu trúc của SKKN Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Lâm Thị Ánh Hồng Trường mầm non Phú Xuân A 3
  4. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách . Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Chính trong khi trẻ chơi trẻ làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn, đồng thời cũng chính ở đây cái “tôi” của trẻ được hình thành, trẻ phân biệt được mình với người khác. Trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tinh thần trách nhiệm trước nhóm chơi, đôi khi biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm chơi và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả người thân mình. Nếu không có hoạt động vui chơi việc học làm người của trẻ sẽ rất khó khăn. Như vậy hoạt động ngoài trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị cho những bước phát triển sau này. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này. II. Thực trạng: 1. Tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh lớp 3 tuổi: STT Họ và tên Năm sinh TĐCM Thâm niên 1 Lê Thị Thủy 1976 ĐHSPMN 20 năm Lâm Thị Ánh Hồng Trường mầm non Phú Xuân A 4
  5. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 Lâm Thị Ánh Hồng 1988 ĐHSPMN 6 năm - Số lớp và học sinh: - Số lớp: 2 lớp - Số cháu: 61 cháu Thực trạng giáo viên và học sinh lớp 3 - 4 tuổi. Ưu điểm : + Giáo viên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng phục vụ cho tiết dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học + Trẻ hứng thú tham gia học tập, nghe lời cô giáo. Nhưng bên cạnh đó trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau : Nhược điểm: - Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn. - Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động. - Trẻ ít được thao tác thực hành trên đồ vật, trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao . - Trẻ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị từ những vấn đề đơn giản. - Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi với 61 trẻ ra lớp, chia làm 2 lớp, mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên, diện tích lớp chật hẹp. - Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động vui chơi đối với trẻ nên nhiều khi không tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình và việc trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế chủ yếu là cô cung cấp kiến thức cho trẻ. - Sân trường chưa có cây xanh bóng mát nên việc cho trẻ tham gia hoạt động còn khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh cùng với những thuận lợi khó khăn trên mà tôi đã đề ra một số thủ thuật giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với động ngoài trời. III. Các biện pháp: 1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Trên thực tế trường tôi có diện tích sân hẹp, sĩ số học sinh đông nên việc tổ chức hoạt động ngoài trời đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý, và tìm Lâm Thị Ánh Hồng Trường mầm non Phú Xuân A 5
  6. BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm gắn với mốc thời gian phù hợp để tạo cho trẻ những giờ hoạt động ngoài trời hiệu quả nhất. Ban giám hiệu đã bố trí thời gian hoạt động ngoài trời giữa các lớp so le nhau để trẻ được hoạt động thoải mái. Cụ thể như sau: Bảng 1 Lớp Mùa hè Mùa đông Nhà trẻ 8h35 – 9h05 8h45 – 9h15 Mẫu giáo bé 8h45 – 9h15 9h00 – 9h30 Mẫu giáo nhỡ 9h40 – 10h10 9h55 – 10h25 Mẫu giáo lớn 9h45 – 10h15 10h00 – 10h30 2. Tạo môi trường hợp lý và có tính phát triển Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường chơi hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Vì vậy biện pháp tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ xung.Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. a) Tổ chức cho trẻ quan sát: Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng trường hợp quan sát. Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan ở vườn hoa công viên, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ . Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế tôi đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh. b) Lấy trẻ làm trung tâm Lâm Thị Ánh Hồng Trường mầm non Phú Xuân A 6