SKKN Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói

doc 20 trang sangkien 12680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cho_tre_24_36_thang_tuoi_lam_quen_voi.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GD&ĐT .  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI LÀM QUEN VỚI MÔN NHẬN BIẾT TẬP NÓI Người thực hiện : Chức vụ : . Đơn vị công tác : Trường Mầm non SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Nhận biết tập nói , Năm học: 201
  2. Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta biết việc hướng dẫn và dậy cho trẻ ở lứa tuổi (24 – 36 tháng) làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói, nói chung và ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trong và cần thiết vì ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ con non nớt, vụng về, trẻ cần được chăm sóc về mọi mặt: cả về tinh thần lẫn thể chất. Nhất là trong giai đoạn trẻ đang còn tập nói và nói chưa đủ câu. Cô giáo có một trọng trách rất quan trọng đối với trẻ là người chịu trách nhiệm hướng dẫn bảo ban trẻ,chỉ bảo cho trẻ mọi điều và việc quan trọng hơn cả là cô giáo phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn về mặt câu từ trẻ có nói đúng ngữ pháp không? có đủ câu chưa? đã tròn âm chữ khi phát âm ra chưa? không những vậy là người giáo viên chúng ta còn dậy trẻ thêm những vốn kiến thức sơ khai, những chào hỏi lễ phép tưởng như đơn giản những không kém phần khó khăn vất vả ở đây. Qua đó trẻ được làm quen thêm về một số môn học khác ở lứa tuổi nhà trẻ trong đó có bộ môn Nhận biết tập nóilà bộ môn điển hình : + Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ +Trẻ phát âm chuẩn được các vốn từ về các hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ +Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi ở lớp qua mảng chủ đề, qua các giờ học,qua các tranh ảnh, hình ảnh và trẻ được tếp xúc ở bên ngoài với những sự vật hiện tượng Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho đủ câu, tròn trịa câu thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm củng cung cấp thêm vốn từ củng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cho đúng. Để làm tốt công việc giúp trẻ nắm được kiến thức cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của cô một cách mạch lạc to,rõ ràng,đủ câu là cả một quá trình Người thực hiện: . Trang 1
  3. Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói cô phải trau dồi kiến thức cũng như tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ tới các hình thức cũng như giúp trẻ hiểu nắm vững nội dung của bộ môn nhận biết tập nói. Tôi đã đầu tư suy nghĩ tìm hiểu để chọn đề tài này. Thông qua các hình thức đó sẽ giúp trẻ tiếp cận gần hơn với bộ môn Nhận biết tập nói để trẻ hiểu và hòa mình vào các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra các hình thức, biện pháp giúp trẻ có những giờ học sao cho có chất lượng nhất bổ ích nhất giúp trẻ phát triển tư duy cũng như vốn hiểu biết của trẻ Một cách tự nhiên và thoải mái. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ thì tư duy trực quan, trẻ tiếp thu các kiến thức được một cách dễ dàng nhất là thông qua các hình ảnh, trò chơi, mọi vật xung quanh trẻ Muốn việc tiếp thu các kiến thức mà cô cần cung cấp cho trẻ được dễ dàng thì hình thức truyền đạt gây sự chú ý của trẻ là vô cùng quan trọng, chính vì nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số hình thức, trò chơi để đưa vào thực hiện trong các tiết học Nhận biết tập nói theo từng chủ đề. Là giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ tôi hiểu được tầm quan trọng của bộ môn này chính vì vậy trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã chọn đề tài : 1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1.2.1. Thực trạng: * Về thuận lợi : + Trường Mầm non Quảng Đông nằm trên địa bàn xã Quảng Đông là cầu nối giữa khu du lịch Quảng Đông, có nhiều cơ quan, trường học đóng trên địa bàn thuận lợi cho nhân dân phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc huy động trẻ ra lớp. Trường đặt ở trung tâm xã thuận tiện cho các bậc phụ huynh, đưa và đón Người thực hiện: . Trang 2
  4. Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói trẻ. Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của địa phương và có được sự cố gắng của cán bộ giáo viên trong nhà trường do đó trường đã đạt chuẩn mức quốc gia, Đặc biệt là khuôn viên rộng lớn, sân trường xanh sạch đẹp là điều kiện để trẻ được tìm hiểu và khám phá về thiên nhiên như: Cỏ, cây, hoa, lá . + Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ và Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức xây dựng giờ dạy mẫu cho giáo viên dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm. + Ban Giám hiệu còn cung cấp đầy đủ các phương tiện hiện đại phục vụ cho công việc giảng dạy như: ti vi, đầu đĩa, loa, màn hình chiếu + Bản thân tôi là giáo viên mới vào nghề chưa lâu được đứng ở lớp nhà trẻ kinh nghiệm chưa nhiều chính vì vậy mà tôi đã dày công suy nghĩ về các phương thức và cách thức làm sao dậy trẻ tốt nhất và mang lại sự vui vẻ hòa đồng, tự tin cho trẻ khi ở lứa tuổi nhà trẻ. + Phía học sinh : năm 201 – 201 tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng: - Tổng số học sinh trong lớp có 32 cháu - Nam : 14 - Nữ : 18 100 % số trẻ ăn ở bán trú tại trường. Là học sinh mới còn rất non nớt, hồn nhiên vô tư, trong sáng trong các giờ học với cô một cách tự nhiên không gò ép điều đó đã tạo ra một lứa tuổi rất riêng trong môi trường mầm non. * Về khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn không ít những khó khăn: + Đồ chơi tự tạo của trẻ chưa nhiều, chưa được đa dạng và phong phú còn hạn chế để trẻ hoạt động cũng như gần gũi khám phá tổ chức các hoạt động Người thực hiện: . Trang 3
  5. Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói trong bộ môn Nhận biết tập nóichưa đạt kết quả cao. + Việc trang trí, tổ chức các hoạt động của trẻ còn sơ sài chưa có chiều sâu. + Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như nghệ thuật lên lớp ở lứa tuổi nhà trẻ còn nhiều hạn chế. + Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thức cho trẻ nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Vì các bậc phụ huynh chỉ coi trọng việc chăm sóc trẻ là chính còn việc học nhiều phụ huynh còn phó mặc hoặc không quan trọng nhiều tới trẻ khi còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ. Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 201 – 201 Lớp: Bóng xanh (24-36 tháng tuổi) BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐẠT CHƯA Trung Tốt Khá ĐẠT NỘI DUNG bình TT Tỷ Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Số lệ lệ trẻ lệ % trẻ lệ % trẻ trẻ % % Trẻ nói đủ câu, rỏ ràng, 1 8 24 10 30 11 33 4 12 mạch lạc 2 Trẻ mạnh dạn, tự tin 10 30,3 8 24,2 10 30,3 5 15 3 Trẻ nói ngọng 7 21,2 11 33,3 12 36,3 3 9 1.3. Kết quả : Những năm gần đây nền giáo dục nước nhà ngày càng đổi mới và không ngừng phát triển ngành học mầm non củng từng bước đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Bản thân tôi là giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ, luôn gần gũi, yêu thương và gắn bó với trẻ. Tôi nghĩ mình phải Người thực hiện: . Trang 4
  6. Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói làm gì đó để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói” nói riêng. Việc hướng dẫn và dậy trẻ ở lứa tuổi (24 – 36 tháng) “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói” nói chung và trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trọng và cần thiết nó giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói đủ câu, tròn âm chữ khi phát âm Thông qua hoạt động hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi của lớp, qua mảng chủ đề,qua các giờ học và qua cả tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng đó từ đó trẻ được làm quen quen và hinh thành những khả năng tư duy, tưởng tượng. Trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống làm cơ sở để trẻ lĩnh hội các nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập Có thể nói bộ môn nhận biết tập nói thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ đó là khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy, biết vận dụng hoạt động nhận biết tập nói vào trong cuộc sống. Qua một số tiết học chất lượng trên trẻ chưa cao, đa số trẻ còn thụ động khi tiếp thu kiến thức, trẻ chưa bộc lộ rõ tính ham hiểu biết,chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ vì vậy chất lượng của môn học chưa cao Từ nhận định trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các phương pháp, biện pháp để vận dụng vào các đề tài của môn học nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách đầy đủ, khoa học, giúp trẻ có vốn kiến thức khi học môn học này. Người thực hiện: . Trang 5
  7. Một số biện pháp cho trẻ 24-36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2.1. Các giải pháp thực hiện: 2.1.1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động: * Trẻ bước vào năm học đầu tiên của độ tuổi nhà trẻ,trẻ tàm thời rời gia đình (Những người thân bên trẻ) đến với vòng tay cô giáo với các bạn cùng lứa tuổi với đầy bỡ ngỡ. Trẻ chủ yếu quấy khóc, nhớ nhà và rất cần tình thương của từ cô giáo vỗ về,các cô cũng rất vất vả trong giai đoạn đầu trẻ đến lớp. Nhất là tạo lòng tin cho phụ huynh cũng như khích lệ trẻ thích đến lớp. * Tiếp theo là những hôm đầu tiên cho trẻ tập làm quen với quá trình học cũng gian nan không kém trẻ chưa có nề nếp chưa có thói quen ngồi vào chổ học bài trẻ thì đứng trẻ thi ngôi Cũng nhờ tình thương và thời gian cô cũng đã tạo cho trẻ có nề nếp học,nếp chơi, nếp ăn,nếp ngủ, đúng giờ giấc. Do đó mà giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn cũng như dậy bảo trẻ thêm nhiều điều và trao đổi với phụ huynh để có biện pháp chủ đạo nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức cho trẻ thông qua quá trình dậy học và làm quen các bộ môn trong lứa tuổi nhà trẻ nhất là bộ môn Nhận biết và tập nói. * Với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng thì nhận thức và phát âm đúng từ ngữ là việc khó khăn vì bản thân trẻ còn nói ngọng, chưa chuẩn cô là người củng cố, uốn nắn trẻ nói từng câu, từng từ, trẻ nói đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để trẻ phát triển được ngôn ngữ cũng như tư duy một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà phải cho trẻ có nhiều cơ hội được quan sát, được thỏa mãn trí tò mò, lòng ham muốn khám phá thế giới thông qua các giờ trẻ được hoạt động với đồ vật là chủ đạo trong suốt quá trình học ở mầm non. Tôi luôn suy nghĩ để tạo ra ở quanh trẻ một môi trường với nhiều hình ảnh bắt mắt nhất là ở các góc chơi của trẻ (Ví dụ : trang trí phù hợp với từng chủ điểm) và gợi mở đối với trẻ. Đối với bộ môn Nhận biết tập nói tôi tận dụng hầu hết các không gian trong góc chơi bởi trẻ hoàn toàn có thể lĩnh hội được kiến thức của bộ môn thông qua các hoạt động khác tại các góc hoạt động. Nhất là có Người thực hiện: . Trang 6