SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non

doc 26 trang sangkien 26/08/2022 11885
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_phat_trie.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Vận động là chức năng đặc biệt của con người nói riêng và động vật nói chung, cuộc sống của con người luôn không ngừng vận động, vận động để làm việc, để học tập, để vui chơi giải trí và đặc biệt vận động giúp con người lớn lên hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tinh thần. Phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cơ thể, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, tung, bắt, ném, bò, trườn Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa. Nội dung phát triển vận động đã được Bộ giáo dục đưa vào chương trình giáo dục Mầm non và thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường Mầm non Tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động chỉ mới mang tính hình thức, thụ động, trẻ chưa được vận động thực sự, giáo viên lên lớp hướng dẫn chưa có sự sáng tạo, đồ dùng, thiết bị phục vụ cho phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế, chưa tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh và các ban nghành đoàn thể cùng tham gia. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” nhằm tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đến các bậc phụ huynh và cộng đồng để từ đó tranh thủ được các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi thực hiện nội dung phát triển vận động cho trẻ. Mặt khác giúp cho một số giáo viên biết cách lên lớp sáng tạo hơn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vận động một cách tốt nhất. 1
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non 2. Đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối với trẻ mẫu giáo khi thực hiện các bài tập phát triển vận động trong trường MN Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015. Nâng cao chất lượng phát triển vận động thông qua các hoạt động vui chơi, giáo dục cho trẻ trong trường mầm non 3. Xác định mục đích nghiên cứu Tìm hiểu một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động, để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phát triển giáo dục vận động thông qua các hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non Tạo ra các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ thực sự lôi cuốn hấp dẫn và gây ấn tượng giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, các kỹ năng vận động một cách nhanh nhất. 4. Xây dựng giả thiết khoa học Nếu đề tài này được áp dụng thì sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của một người giáo viên, nắm vững kiến thức trong công tác chăm sóc giáo dục. Giúp giáo viên nắm vững phương pháp có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục trẻ. Giúp trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. 5. phương pháp nghiên cứu - Nghiêm cứu kỹ các tài liệu liên quan đến đề tài - Điều tra thực trạng học sinh trong nhóm lớp - Điều tra những biện pháp phù hợp với trẻ trong lớp để có thêm kinh nghiệm 6. Những đóng góp mới của đề tài - Nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Giúp cho bản thân có trí tưởng tượng phong phú trong quá trình dạy, làm đồ dùng, đồ chơi. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng sự phạm vào bài dạy. - Huy động phụ huynh tham gia đóng góp các phế liệu để làm đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động phát triển giáo dục vận động cho trẻ thông qua các hoạt động. 2
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non - Phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc phát triển giáo dục vận động cho trẻ thông qua các hoạt động. - Tạo cho trẻ thói quen nề nếp, mạnh dạn, tự tin, sự hứng thú, sáng tạo linh hoạt cho trẻ vào các hoạt động, giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) - Làm tốt công tác tuyên truyền vận động tốt phụ huynh để huy động trẻ ra lớp II. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò 1. Cơ sở khoa học. 1.1Cơ sở lý luận: Phát triển vận động là phát triển bộ xương, khớp và cơ ngày càng hoàn thiện, phát triển vận động ở con người là phát triển các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô. Phát triển kỹ năng vận động tinh là khả năng trẻ sử dụng các cơ nhỏ đặc biệt là các bàn tay và các ngón tay để cầm các vật nhỏ, cầm muỗng, lật các trang sách, để vẽ, viết, tô màu Phát triển kỹ năng vận động thô là khả năng sử dụng các cơ lớn, một trẻ 6 tháng có thể học ngồi, một trẻ 12 tháng học đi, hay trẻ 5 tuổi có thể nhảy lò cò. Thực hiện phát triển vận động cho trẻ nhằm mục tiêu chung giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non. Phát triển vận động là một trong hai nội dung của mặt phát triển thể chất, vì vậy phát triển vận động đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: Nhân thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không 3
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non gian. Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. 2.Thực trạng trường lớp 2.1. Thuận lợi: Trường Mầm non tôi công tác luôn nhận thức được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng với ủng hộ của ngành để nhà trường thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết phụ huynh luôn quan tâm, chia sẻ và phối hợp cùng nhà trường trong tất cả các hoạt động, phong trào Đội ngũ giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng nổ, luôn cố gắng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo qua trường lớp và qua nhiều năm trực tiếp tham gia chăm sóc giáo dục trẻ nên tôi cũng đã đúc rút được một số kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng trong mọi hoạt động. Đặc biệt là thường xuyên được học tập các chuyên đề của Phòng, của Sở giáo dục và sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp. Trẻ ngoan ngoãn hứng thú tham gia vào các hoạt động 2.2. Khó khăn Môi trường hoạt động của trẻ cũng như trang thiết bị đồ dùng, đồ dùng, đồ chơi phục vụ phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự coi trọng việc phát triển vận động cho trẻ, chưa chú ý phối hợp với nhà trường, giáo viên thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 4
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Một số giáo viên chưa coi trọng công tác phát triển vận động cho trẻ còn thực hiện một cách miễn cưỡng, thụ động, thiếu sự sáng tạo trong quá trình lên lớp. 2.3 Khảo sát điều tra ban đầu * Tình hình thực trạng trước khi thực hiện đề tài Trong những năm qua thì nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đã được triển khai thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước. Nhưng do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó ý thức của mỗi giáo viên, phụ huynh và bản thân trẻ chưa thực sự nhận thức được đây là vấn đề quan trọng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Khi chưa thực hiện đề tài này tôi thấy trẻ ở lớp tôi phụ trách nói riêng và trẻ trong trường nói chung chưa nhanh nhẹn, nhạy bén, chưa có thói quen và ý thức vận động một cách thường xuyên mà còn mang tính rập khuôn và nội dung vận động để vận dụng vào tất cả các hoạt động trong ngày, hoặc trong dạo chơi tham quan và các ngày lễ hội còn rất là hạn chế. Ví dụ: Chỉ đem nội dung giáo dục vận động trong giờ thể dục sáng, hoặc giờ thể dục chính khóa, chưa có ý thức giáo dục phát triển vận động trong một số hoạt động như: hoạt động góc, hoạt động chiều hoặc hoạt động ăn ngủ vệ sinh Thực tế cho thấy ở bảng sau: TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Trẻ hứng thú khi tham gia vận động 70% 2 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 65% 3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn có thể lực tốt 75% 4 Trẻ có kỹ năng, kỷ xảo vận động 65% III. CÁC GIẢI PHÁP 1. Nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng chuyên môn 5
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã mày mò nghiên cứu các tài liệu liên quan như Chương trình giáo dục Mầm non, Sách hướng dẫn thực hiện chuyên đề phát triển vận động trong trong trường Mầm non, xem băng hình, ti vi, tập san, tham gia các đợt chuyên đề của phòng, của Sở, qua các cuộc thi giáo viên giỏi. Từ đó bản thân tôi nắm được cách hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động cho trẻ một cách sáng tạo thu hút được sự hứng thú của trẻ. Từ đó giúp cho các bài tập phát triển vận động mà tôi đưa ra trẻ hứng thú thực hiện một cách chủ động và hiệu quả hơn. 2. Tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ thì trước hết trẻ phải có sức khỏe. Để có sức khỏe trẻ cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thật tốt. Trước hết tôi phối hợp với nhà bếp chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, thay đổi món theo ngày, tuần tháng và theo mùa và đặc biệt trong khâu chế biến cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi cho trẻ ăn tôi tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn xong tôi giúp trẻ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân như thường xuyên tắm rửa, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh Phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt với trẻ suy dinh dưỡng, cô giáo và phụ huynh cần thống nhất chế độ ăn cho trẻ để dần dần cải thiện tình trạng cho trẻ. 3.Tạo dựng cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò rất quan trong đối với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nội dung phát triển vận động cho trẻ nói riêng. Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương, trường lớp tôi tham mưu với ban giám hiệu đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo các đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ vận động. Đầu năm học tôi cùng với các giáo viên trong trường rà soát các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động cho trẻ, những đồ dùng nào đã có, đồ 6