SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

doc 26 trang sangkien 05/09/2022 11200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_nham_nang_cao_cha.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

  1. I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì việc đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu, nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là chất lượng đội ngũ giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non, vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia tích cực các hoạt động. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ giáo viên mạnh. Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức, đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ để đón đầu sự phát triển của xã hội.
  2. Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 5 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Nhà tâm lý học người Nga Ma Ca Ren Cô đã nói: Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo. Trẻ ở tuổi mầm non, ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình, thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non. Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao lãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.vì vậy bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là điều kiện tiên quyết nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường. Trường Mầm non Trung Mầu nằm trên địa bàn xã Trung Mầu được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân xã Trung Mầu - Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Gia Lâm đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ tương đối đầy đủ, môi trường giáo dục tốt, đáp ứng nhu cầu trẻ phát triển toàn diện.Trường được xây dựng khang trang sạch đẹp. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình, đoàn kết với nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn gặp nhiều khó khăn: đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường nên ít kinh nghiệm giảng dạy. Mặt khác một số ít giáo viên đã có thâm niên trong nghề việc thực hiện chương trình cải cách đã hình thành thói quen từ soạn giảng đến các hoạt động trên lớp, vì vậy khi tiếp cận chương trình giáo dục Mầm non mới là một trở ngại lớn, từ đó trường cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Đa số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non, từ đó chưa nhiệt tình kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm lo giáo dục các cháu. Chính vì vậy cho nên tôi đã tìm “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” Mục đích là để cho nhiều giáo viên của nhà trường học tập rút kinh nghiệm và tự phấn đấu để có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm và trong các tiết dạy luôn đạt kết quả cao.
  3. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là: giúp cho đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc nội dung và phương pháp giảng dạy, phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ 3. Thời gian và địa điểm: */Thời gian: - Xây dựng đề cương từ ngày 9/10/2016 - Viết đề tài từ ngày 2/2/2017 - Hoàn thành đề tài ngày 20/3/2017 */ Địa điểm: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, do thời gian và điều kiện không cho phép nên tôi chỉ nghiên cứu về: Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại nơi tôi đang công tác. 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn: Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh đó giáo viên được bồi dưỡng trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng sư phạm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu liên ngành, đề tài này góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu trên. Bên cạnh đó nó góp phần không nhỏ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự học tập của giáo viên trong trường.
  4. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đối với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là cả quá trình tác động tới tập thể, cá nhân giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ xung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực sư phạm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. 1. Cơ sở lý luận: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non và thực hiện lời dạy của Bác Hồ đã để lại: “Dạy mẫu giáo tức là làm mẹ thay trẻ, Muốn làm được thì trước hết yêu trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt, công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau là cùng chung một mục đích là đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ Quốc ”. Ngành học mầm non lấy phương thức giáo dục là người mẹ, tình cảm của mẹ để giáo dục các cháu. Thật đúng như vậy; Giáo viên mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà là ca sĩ, nghệ sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, lứa tuổi mầm non còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh cho nên chúng ta phải có một vốn kiến thức cơ bản để hướng các cháu đi đúng mục tiêu giáo dục đề ra là chăm sóc trẻ trước 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, một hệ thống trường lớp phù hợp với các loại hình đa dạng và một cơ sở giáo dục mầm non chuẩn mực, một mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ đến từng gia đình. Muốn thực hiện được như vậy, đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về năng khiếu như đàn, hát, múa, vẽ, và phương pháp nghệ thuật giảng dạy trên lớp để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập một cách , tích cực, nhẹ nhàng, qua các biện pháp giáo dục linh hoạt, khéo léo thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi, lồng ghép các môn học vào chương trình một cách phù hợp, Đặc biệt là giáo viên phải dịu dàng, giàu tình cảm, ngôn ngữ phải dễ hiểu, biết thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như con em của chính mình. Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, nhất là đối với các trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật; giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục đối với mọi đứa trẻ. Phải linh hoạt, thay đổi theo từng bài dạy của lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm chán. Giáo
  5. viên mầm non còn là một tuyên truyền viên giỏi, nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã hội hóa giáo dục đối với ngành học mầm non, giúp các bậc cha mẹ và cả cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của ngành học,vận động nhân dân ủng hộ về tinh thần và vật chất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho trường lớp, tạo điều kiện để đưa trường học phát triển đi lên cùng với các trường khác. Để thực hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt thật sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định. Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non. Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 2.Về mặt thực tiễn: Đảng và Nhà Nước ta đã đánh giá cao vai trò của giáo dục, luôn coi giáo dục đào tạo cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho con người là đầu tư cơ bản, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy đòi hỏi mỗi một người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm. Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường với nhận thức và hiểu biết của mình cũng xin được đưa ra “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên” 2.1. Thực trạng: 2.1.1 Thuận lợi: - Từ khi thành lập trường đến nay nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ phía phòng GD&ĐT đặc biệt là bộ phận chuyên môn, sự ủng hộ của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn trường đóng chân cả vật chất lẫn tinh