Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi học tập

doc 19 trang sangkien 12880
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tro_choi_hoc_tap.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Trò chơi học tập

  1. 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn 2. Ngày tháng năm sinh : Ngày 25 tháng 10 năm 1976 3. Nam, nữ : Nam 4. Địa chỉ : xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai 5. Quê quán : Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An 6. Điện thoại : (Cơ quan) 0613.701.013 (Nhà riêng) ĐTDĐ : 0933486044 7. Fax : E-mail: quocnguyen1525@yahoo.com.vn 8. Chức vụ : Giáo viên 9. Đơn vị công tác : Trường tiểu học Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học Sư phạm lớp C4 K5 trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân GD Tiểu học - Năm nhận bằng : 2010 - Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy học Số năm có kinh nghiệm : 17 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây : + “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu toán cho học sinh lớp 5” + “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Ứng dụng công nghệ thông tin” + “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Rèn kỹ năng sử dung phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
  2. 2 Trò chơi học tập LỜI NÓI ĐẦU Tiểu học là bậc học nền tảng. Học xong chương trình tiểu học các em có thể nắm và vận dụng một số kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội vào đời sống của mình. Bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và đặc biệt ở chương trình phân môn Luyện Từ & Câu lớp 4 đã góp phần không nhỏ trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và Quốc tế. Không những thế bộ môn còn góp phần hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp đồng thời góp phần bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Với suy nghĩ và nhìn nhận trên tôi tập trung nghiên cứu hoạt động “Trò chơi học tập ”ở mỗi tiết học nhằm khắc sâu kiến thức, kĩ năng nói và viết một cách linh hoạt, đồng thời tạo sự hưng phấn cho học sinh trong quá trình học tập. “ Trò chơi học tập” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ & Câu là một phần kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình dạy học từ khi áp dụng phương pháp dạy học mới . Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết tôi xin trình bày những việc đã thực hiện ở lớp đạt hiệu quả . Trong quá trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm: “ Trò chơi học tập ” nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ Và Câu lớp4/2 của tôi không sao tránh khỏi thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học và đồng nghiệp đóng góp bổ sung để giúp tôi có thêm sự tự tin trong bước đường dạy học . I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được mọi người trong ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi “ Cách dạy - cách học ” nhằm tạo ra một thế hệ đáp ứng yêu cầu: “ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ”. Trong quá trình dạy học tôi đã phấn đấu thực hiện phương châm “ lấy học sinh làm trung tâm ” thầy chủ đạo, trò chủ động . Thiết kế bài học là một chuỗi hoạt động trong đó học sinh tích cực tham gia giải quyết các tình huống có vấn đề : Thầy hỏi trò; trò hỏi trò; trò hỏi thầy Học nhóm qua phiếu giao việc. Thế nhưng đối với học sinh tiểu học các hình thức học tập trên các em chưa thoát ra khuôn khổ gò ép tâm lí, “ Học mà chơi , chơi mà học” vẫn chưa đáp ứng được . Vậy phải làm gì để thoả mãn tâm lí đó và tạo ra một tiết học “Nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Trò chơi là một hình thức học tập góp phần làm sôi nổi các hoạt động dạy học . Chính vì vậy việc tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ & Câu là một yêu cầu thiết yếu góp phần nâng cao chất lượng học tập. Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không áp đặt, gò bó, căng thẳng. Xuất phát từ tình hình thực tế về chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp4/2 trường tiểu học Sông Nhạn còn chưa cao nhất là phân môn Luyện Từ Và Câu. Nhiều em chưa biết cách dùng từ đặt câu, dùng dấu câu. Tôi suy nghĩ cần tìm ra
  3. 3 giải pháp giúp các em phần nào khắc phục tình trạng trên.Chính vì thế tôi đã chọn đề tài :“ Trò chơi học tập ” nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện Từ Và Câu lớp4/2 trường tiểu học Phù Đổng. Trong đề tài này tôi xin trình bày một số trò chơi lồng ghép vào khi giảng dạy phân môn Luyện Từ và Câu để nâng cao chất lượng giảng của giáo viên và chỉ áp dụng cho học sinh lớp4/2 trường tiểu học Sông Nhạn do tôi phụ trách .-Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016. II.CƠ SỞ LÝ LUẬN Vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích hứng thú và nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân, cùng với các hoạt động khác như lao động, học tập , vui chơi là một dạng hoạt động giải trí, giao lưu xã hội, đặc biệt là để phát triển tính cộng đồng trách nhiệm, tình thương yêu đồng loại, qua đó có thể rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hoạt động, phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân. Vui chơi hợp lí, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em. Vui chơi trong và ngoài nhà trường góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập trong các giờ học chính khoá trên lớp. Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ. Vui chơi là một dạng hoạt động giải trí tự nguyện của mọi người, tạo ra sự sảng khoái, thư giãn về thần kinh, tâm lí, thì trò chơi là sự vui chơi có nội dung, có tổ chức của nhiều người, có quy định luật lệ mà người tự nguyện tham gia phải tuân thủ theo. Vui chơi của cá nhân được tổ chức dưới dạng trò chơi thì nó sẽ mang ý nghĩa giáo dục, rèn luyện đối với người chơi, đặc biệt là đối với thiếu niên nhi đồng và sẽ có tác dụng hình thành nên những phẩm chất nhân cách cho trẻ. Từ thực tế giảng dạy trên lớp đến những tiết thao giảng hội giảng tôi nhận ra rằng “Trò chơi học tập” là một vấn đề không thể thiếu được để tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng đem lại một tiết học “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Tiếng cười, tiếng vỗ tay của các em xoá đi sự gò bó, khuôn khổ, xoá đi ranh giới thầy và trò. Ấn tượng thật đẹp đẽ. “Trò chơi học tập” được sử dụng như một hình thức, một phương pháp, một biện pháp dạy học cho học sinh tiểu học. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ: Trường Tiểu học Sông Nhạn là một trong những trường nằm trên trục lộ 1A về mặt địa hình, kinh tế có phần thuận lợi hơn các trường khác trong huyện. May mắn hơn là trường có cơ sở vật chất kiên cố, ổn định, đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình. Hiện nay trường đang được đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn là 90% học sinh con em gia đình nông dân, việc đi lại khó khăn, đời sống đa số còn thiếu thốn. Do vậy việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày trường cũng còn nhiều vất vả. Sự quan tâm đầu tư của phụ huynh đối với con em chưa đồng đều. Mặt bằng trình độ học sinh còn chênh lệch lớn.
  4. 4 2. HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU: a.)Bước đầu lúc nhận lớp, nhìn chung học sinh còn nhỏ, tính cách ngây thơ nên việc nhận thức một vấn đề còn hạn chế. Đại bộ phận học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô giáo nhưng các em còn tật xấu ít tập trung chú ý nghe giảng, thường thụ động và ít ham thích học phân môn Luyện Từ & Câu, cho rằng phân môn Luyện Từ & Câu là môn không quan trọng. b.)Theo điều tra ban đầu: TSHS Các kĩ năng Số Tỉ lệ lượng *Chú ý lắng nghe a.Không tập trung nghe phổ biến cách 8 30,8% thực hiện trò chơi. b.Tập trung nghe phổ biến cách thực hiện 5 19,2% trò chơi không liên tục . c.Tập trung nghe phổ biến cách thực hiện 13 50% trò chơi tương đối liên tục . *Suy nghĩ a. Không chịu suy nghĩ trò chơi 3 11,5% b. Suy nghĩ trò chơi không liên tục 4 15,4% c. Suy nghĩ trò chơi nông cạn 6 23,1% d. Suy nghĩ trò chơi tương đối tốt 13 50% *Trí nhớ a. Khả năng nhớ trò chơi yếu 5 19,2% b. Khả năng nhớ trò chơi trung bình 6 23,1% c. Khả năng nhớ trò chơi khá 7 26,9% d. Khả năng nhớ trò chơi tốt 8 30,8% Chất lượng học tập của học sinh đầu năm phân môn Luyện Từ & Câu : TSHS Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Giỏi 3 11,5% 26 Khá 10 38,5% Trung bình 8 30,8% Yếu 5 19,2% 3. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA HỌC SINH: Chất lượng học tập của học sinh về phân môn Luyện Từ & Câu còn thấp do các nguyên nhân là: - Học sinh chưa biết cách học - Chưa có nhận thức đúng đắn về phân môn
  5. 5 - Tập trung chú ý trong học tập chưa cao hoặc tập trung kém. - Lười suy nghĩ, ngại phát biểu - Gia đình sống riêng lẻ, điều kiện tiếp xúc ít - Chưa có thói quen trình bày, phát biểu trước đám đông - Thiếu rèn luyện, không tự tin - Tác động của hoàn cảnh kinh tế gia đình - Tâm lý, sức khoẻ không ổn định. - Hiệu quả tiết dạy chưa cao là do một phần thiếu tổ chức trò chơi học tập để khắc sâu kiến thức . 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : 4-1. Thuận lợi : -Được sự cổ vũ, động viên thường xuyên của ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp . -Được sự đồng tình, phối hợp chặt chẽ của hầu hết phụ huynh học sinh trong quản lí và giúp đỡ tạo điều kiện mua sắm dụng cụ học tập cho học sinh . - Học sinh hầu hết ngoan ngoãn vâng lời. - 100% học sinh tham gia học 2 buổi/ ngày. 4-2. Khó khăn : - Mặt bằng trình độ học sinh không đồng đều - Điều kiện kinh tế, điều kiện sinh hoạt của đa số học sinh có sự khác biệt - Trình độ học vấn cũng như sự hiểu biết cho việc giáo dục học sinh của một bộ phận phụ huynh học sinh còn hạn chế. 5. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: “Trò chơi học tập” là một hoạt động nhằm giúp các em hưng phấn trong học tập, kích thích trẻ tư duy sáng tạo để mở rộng hiểu biết, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin, dễ hoà nhập với tập thể, cộng đồng, đồng thời củng cố vững chắc những kiến thức, kĩ năng mà học sinh học tập được. 6. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 6-1. Về phương pháp : Để thực hiện tốt các biện pháp đề ra. Trong quá trình thực hiện, áp dụng và tổng kết tôi đã phối hợp nhiều phương pháp, tập trung chủ yếu ở các khía cạnh : - Qua nhiều hình thức kiểm tra ( miệng, 10 phút đầu buổi học ) - Thu thập tài liệu, dữ liệu - Qua từng thời điểm kiểm tra của nhà trường, tổ chuyên môn thống kê kết quả học tập của từng thời kì của lớp.