Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy văn miêu tả Lớp 4

doc 16 trang sangkien 27/08/2022 7420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy văn miêu tả Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_van_mieu_ta_lop_4.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy văn miêu tả Lớp 4

  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 Phần I: Lý do chän ®Ò tµi Giáo dục tiểu học là bậc học mà được mọi quốc gia quan tâm. Bậc học này giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thế, mĩ và các kĩ thuật cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh lên hoặc đi vào cuộc sống, để tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc. Xuất phát từ mục tiêu cụ thể của phân môn Tiếng Việt: Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được dạy thông qua các phân môn: Tập đọc, tự đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) Nhất là hiện nay nghành ta nói riêng cả nước núi chung đang chú trọng về việc dạy “Nét chữ - nết người ” để hoạt động và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, những hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội, con người về văn học của Việt Nam và của nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen gìn giữ sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học Tiếng Việt. Tập làm văn rèn luyện cho văn bản (nói, viết) góp phần thực hiện hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy học tiếng Việt, giúp các em sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học. Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc học Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện. Đây là nơi tiếp nhận và cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng và các kiến thức của các phân môn nói trên. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tiếng Việt. Bài tập làm văn là nơi các em thể hiện vốn sống, vốn văn học, khả năng cảm thụ văn học, các kỹ năng sử dụng tiếng Việt một cách tổng hợp.
  2. Dạy Tập làm văn là hình thành một cách liên tục, vững chắc cho học sinh một phương pháp làm bài có tính khoa học cao đối với phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung khâu quan trọng là rèn luyện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ Viết. ở Tiểu học hạn chế của học sinh đó là khả năng diễn đạt bằng lời nói. Khi học tiết làm văn miệng giáo viên yêu cầu học sinh nói học sinh còn lúng túng, câu văn không trọn vẹn, lời nói không lưu loát, chưa có sự sáng tạo. Qua thực tiễn dạy học cũng như qua các đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Để học sinh lớp 4 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung học tốt một tiết Tậplàm văn miệng theo yêu cầu là một công việc hết sức nặng nề đối với các em. Thường là trước lúc học tiết Tập làm văn miệng thì các em đã chuẩn bị bài sẵn ở nhà đến giờ học Tập làm văn miệng thì học sinh đưa bài chuẩn bị lên lớp đọc. Theo định hướng đổi mới chủ trọng rèn luyện cả 4 kỹ năng: đọc – nghe – nói – viết. Nhiệm vụ chính của giờ Tập làm văn miệng là rèn kỹ năng nói. Kỹ năng nói có tác dụng trực tiếp khi tham gia giao tiếp. Nói tốt thì hiệu quả giao tiếp càng cao. Do đó giáo viên cần phải dần dần tạo ra sự thoải mái nhẹ nhàng giúp học sinh thoải mái khi học tiết Tập làm văn dạng này. - Hơn thế nữa giáo viên còn rất lúng túng khi nhận xét và sửa chữa bài cho học sinh, thậm chí nhận xét qua loa đại khái. Bởi vậy với kiểm tra bài này đòi hỏi người giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh vận dụng tốt các kiến thức về tập đọc, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, biết vận dụng các biện pháp tu từ một cách linh hoạt cùng với khả năng quan sát, cảm thụ, óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, các em mới nói được, viết được một bài văn hay. Với thực trạng hiện nay, phân môn Tập làm văn là một phân môn khó dạy. Đặc biệt là khi dạy tiết Tập làm văn miêng. Do đó hầu như không có một giáo viên nào muốn chọn tiết Tập làm văn miệng để dạy thực tập thao giảng đối với học sinh môn Tập làm văn cũng là môn khó bởi nó là kiến thức tổng hợp các phân môn khác trong tiếng Việt. Vì vậy dẫn đến tình trạng giờ dạy Tập làm văn khô khan, học sinh không tích cực hoạt động, giáo viên không hứng thú dạy Tập làm văn. Vì thế giờ Tập làm văn không đạt yêu cầu như mong muốn. Làm thế nào để giờ dạy học Tập làm văn miệng lớp 4 đạt hiệu quả? Học sinh hứng thú học tập? Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt
  3. động của học sinh, hình thành cho các em khả năng học tập và giao tiếp như mục tiêu môn tiếng Việt đề ra. Với trăn trở băn khoăn đó, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp “phương pháp dạy văn miêu tả lớp 4” và coi đây là một vấn đề của tôi quan tâm hơn kiểu bài này với mong muốn góp một phần nhỏ của mình giúp học sinh và giáo viên lớp 4 có một giờ dạy – học Tập làm văn miệng đạt kết quả cao. Đặc biệt giúp học sinh nói được một đoạn văn, một bài văn đạt kết quả tốt hơn. Phân môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kiến thức sử dụng Tiếng Việt (Nghe nói đọc viết) để hình thành và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tri thức sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phân môn Tập Làm Văn lớp 4 chú trọng vào 2 loại văn kể chuyện và văn miêu tả trong đó văn miêu tả chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống như khi sáng tác văn chương, văn học truyện ngắn, truyện đài bút kí hay cả khi viết văn bản cũng như viết thư nhiều khi người ta cũng xen vào các đoạn miêu tả. Có thể nói rằng văn miêu tả là thể loại văn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với thiên nhiên và cuộc sống. Nhằm khêu gợi cho các em lòng yêu thích cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ. Muốn dạy tốt có hiệu quả các tiết Tập làm văn miêu tả ở lớp 4 không thể không nghiên cứu sâu về văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả.
  4. Phần II: Nội dung I. Thực trạng dạy và học tập làm văn lớp 4 ở trường tiểu học và học tập ở trường 1. Thuận lợi: * Về giáo viên : Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy đảm bảo trình độ chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, bám chặt nội dung trong sách giáo khoa, biết kệt hợp nhiều phương pháp dạy học. Biết tổ chức dưới mọi hình thức hoạt động cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Tham gia dự giờ thường xuyên. Sinh hoạt chuyên môn đúc rút kinh nghiệm. * Về phía học sinh : các em đi học đều đảm bảo đúng độ tuổi, ham học. Các điều kiện dạy học tương đối đạt, tài liệu học sinh đầy đủ. Chính quyền địa phương và phụ huynh quan tâm đến việc học của học sinh. 2. Những khó khăn hạn chế : * Đối với giáo viên : Một số giáo viên việc đổi mới phương pháp còn chậm.chưa linh hoạt trong dạy học. + Một số giáo viên còn làm việc một cách máy móc, chưa chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. * Đối với học sinh : + Trình độ học sinh không đồng đều, vốn từ ngữ và khả năng diễn đạt còn yếu. + Học sinh có nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin trong lúc học. + Khâu luyện viết học sinh còn làm theo mẫu, khả năng tự tìm ra cách đọc viết còn yếu, đặc biệt trong luyện đọc viết còn yếu + Học sinh học còn lệ thuộc vào giáo viên, tìm hiểu nội dung bài và giải nghĩa từ còn gặp nhiều khó khăn. + Một số học sinh viết chậm, chưa chưa thành câu.
  5. 3. Về SGK Mục tiêu của phân môn: Qua môn học này nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng làm văn. Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, tư duy lôgíc, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho học sinh. Được trực tiếp dạy lớp 4 tôi thấy về nội dung sách giáo khoa mới có những điểm mới so với sách giáo khoa cũ. Cấu trúc chương trình Tiểu học lớp 4 mới mỗi tuần 2 tiết cả năm 62 tiết còn lớp 4 cũ mỗi tuần 1 tiết kỳ 2: 2 tiết cả năm 49 tiết. Thời lượng học Tập làm văn mới tăng lên rất nhiều so với lớp 4 cũ. Lớp 4 mới không có thể loại thuật chuyện và tả cảnh như lớp 4 cũ nhưng thêm vào đó là loại văn bản khác phục vụ cho đời sống giao tiếp của học sinh. Bài Tập làm văn mới có nhiều kiểu dạng còn lớp 4 cũ chỉ có một kiểu dạng duy nhất đó là đề bài có sẵn. ở lớp 4 cũ trọng tâm là dạy nói viết thành một bài văn hoàn chỉnh còn ở lớp 4 mới được xây dựng từng công đoạn một cách chắc chắn rồi sau đó mới liên kết thành một bài văn hoàn chỉnh. Vì thế chú trọng của Tập làm văn lớp 4 mới là chú trọng dạng đoạn văn và dạy kĩ về các loại đoạn văn cho từng thể loại. Tuy dễ làm bài hơn song kiến thức về văn miêu tả của học sinh đang còn hạn chế nên kết quả làm bài của học sinh chưa cao. Về học sinh: Kiến thức kỹ năng phân môn Tập làm văn lớp 4 yêu cầu cao hơn rất nhiều so với lớp 1, 2, 3 nên đây cũng là khó khăn đối với học sinh. Hơn nữa các em hầu hết là con em nông dân nên điều kiện học tập của các em rất hạn chế. Sách vở các môn học chính chưa đủ cho các em chưa nói gì đến tài liệu tham khảo mà môn Tập làm văn thì rất cần thiết. Việc học văn miêu tả của đại đa số học sinh còn bị hạn chế rất nhiều kể từ việc nắm vững và vận dụng các kiểu bài miêu tả tới việc bố cục, hành văn, từ đặt câu đến lỗi chính tả.
  6. Khuyết điểm lớn nhất là bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực trong học văn miêu tả. Làm văn miêu tả học sinh thường vay mượn tình ý của người khác, thường là một bài văn mẫu nào đó. Nói cách khác, học sinh thường sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, đoạn văn mẫu nào đó, khi làm bài các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình. Các em miêu tả còn hời hợt, chung chung, không có một sắc thái riêng biệt của một đối tượng tả. Bài như thế đọc lên ta thấy nhợt nhạt, mờ mờ. Về giáo viên: Một số giáo viên khi dạy văn miêu tả để đối phó với học sinh làm bài kém để bảo đảm chất lượng khi kiểm tra thi cử nhiều giáo viên cho học sinh đọc bài làm văn mẫu để các em gặp đầu bài tương tự cứ thế mà chép ra. Ra đề bài Tập làm văn miêu tả không cần biết có thích hợp với học sinh hay không. Một thiếu sót khác nữa chú trọng dạy lý thuyết, coi nhẹ luyện kỹ năng. Từ thực trạng đó tôi luôn băn khoăn và lo lắng đầu năm tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng lớp tôi với đề bài: “Em hãy tả cái trống trường em”. Kết quả: Số Giỏi Khá TB Yếu bài SL % SL % SL % SL % 28 3 11 6 19,5 14 50 5 19,5 Với kết quả đó tôi thấy chất lượng môn Tập làm văn đang còn rất thấp. Tôi cố gắng tìm tòi học hỏi đồng nghiệp và tìm ra cho mình một biện pháp thích hợp.