Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả Lớp 4

doc 11 trang sangkien 01/09/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả Lớp 4

  1. SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ LỚP 4. A. MỞ ĐẦU I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Phân môn Tập làm văn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng việt lớp 4 nói riêng, ở Tiểu học nói chung. Dạy Tập làm văn nhằm góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng việt, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách linh hoạt, có hệ thống. Qua miêu tả, học sinh thể hiện được tình cảm, bộc lộ cá tính, ngôn ngữ và khả năng nhìn nhận, cảm thụ sáng tạo của mỗi em. Tuy nhiên, văn miêu tả cũng là phần mà học sinh gặp nhiều khó khăn nhất. Chúng ta không khó để tìm ra các bài văn miêu tả của học sinh mang tính máy móc và chắp ghép một cách rời rạc, thiếu cảm xúc. Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết chiếm 50% thời lượng toàn bộ chương trình Tập làm văn. a. Thực trạng của giáo viên: Giáo viên có thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy , hiểu được nội dung, mục đích yêu cầu của bài, hình thành kỹ năng xây dựng tìm ý, dựng đoạn trong bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, nhưng chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ thuật dạy học mới vào từng bài học. Khi dạy viết văn, nhiều giáo viên chưa chú trọng hết khâu bồi dưỡng năng lực quan sát mà chỉ gợi ý mẫu hoặc dựa vào sách tham khảo. Do đó, bài viết của các em thường giống nhau về đối tượng miêu tả và cả cảm xúc cũng giống nhau. Đây là nguyên nhân khiến học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán. Nhiều em không hứng thú và cảm thấy khó khăn khi viết một bài văn miêu tả với các đối tượng khác. b. Thực trạng của học sinh: Học sinh ngại học Tập làm văn vì các em cảm thấy khó. Bài viết thiếu ý tưởng do học sinh ít quan sát thực tế; vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ còn hạn chế. Các em thấy khó về cách quan sát, về cách diễn đạt cũng chưa được linh hoạt, chưa có hình ảnh và thường là thiếu cảm xúc. Vì chưa được quan sát thực tế, chưa được trải nghiệm nên khi viết văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, các em phải lệ thuộc vào thầy cô giáo, sách mẫu nên bài viết khô khan, ý nghèo nàn, thiếu sáng tạo, thường là liệt kê nhiều hơn miêu tả. Từ thực trạng nói trên đòi hỏi cần phải có những giải pháp mới để giải quyết những vấn đề này. Đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học, năm học 2015 - 2016 tôi chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật cho học sinh lớp 4”
  2. SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 4 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới Thể loại văn miêu tả là thể loại chủ đạo trong chương trình Tiếng việt tiểu học. Do đó ý nghĩa của đề tài “Nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật cho học sinh lớp 4”. Trong dạy Tập làm văn lớp 4; là nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới một phương pháp học tập mới để học sinh phát huy hết năng lực của mình; biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc góp phần phát triển năng lực phân tích, tổng hợp của học sinh. - Qua miêu tả đồ vật, cây cối, con vật học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp cả nhiều đồ vật, cây cối, con vật trong thiên nhiên mà trước đây các em chưa hề để mắt tới. Nó sẽ góp phần mở rộng vốn sống của học sinh, nâng cao năng lực quan sát, yêu thích phân môn Tập làm văn, có động cơ học tập đúng đắn, muốn tìm tòi, khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ ở xung quanh mình và vẽ lên bức tranh ấy bằng sự cảm nhận của mỗi em thông qua ngôn ngữ viết. Một bài văn hay giàu ý nghĩa ươm mầm tài năng văn học cho các em. Ngoài ra, nếu dạy tốt văn miêu tả cây cối, đồ vật, con vật sẽ là nền tảng vững chắc để các em học tốt văn tả người, tả cảnh ở lớp 5 3- Phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu là chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4; phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật II - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lí luận thực tiễn và có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mĩ của người viết. Trong thực tế, Giáo viên có nhận thức về việc đổi mới phương pháp dạy học, có hướng dẫn học sinh cách viết văn miêu tả, chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường đã được nâng cao, xong vẫn còn hạn chế: học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học, chưa biết lựa chọn, chắc lọc hình ảnh miêu tả, bài viết học sinh có sự trùng lặp, học sinh thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài văn của mình. Với cách học ấy các em không quan sát, không có cảm xúc gì về đối tượng được tả. Không ít thầy cô còn chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm đối tượng trung tâm. Giáo viên chỉ hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ năng làm bài qua phân tích các bài mẫu ở sách giáo khoa, làm cho bài văn thiếu tính chân thực. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật cho học sinh lớp 4 là một vấn đề cần thiết, nhằm khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp a) Các phương pháp nghiên cứu đề tài:
  3. SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 4 - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp phỏng vấn điều tra - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Các phương pháp khác: phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, thống kê và sử lý các số liệu thu được b) Thời gian tạo ra giải pháp: - Thời gian tạo ra giải pháp: trong thời gian nhiều năm dạy học lớp 4 B. NỘI DUNG I - MỤC TIÊU: Nhằm: - Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra rà soát bài viết về nội dung, cách diễn đạt và cách trình bày. - Giúp học sinh thấy được cái hay, cái mới, điều lí thú khi học văn miêu tả, kích thích sự tìm tòi. Ham hiểu biết về khám phá thế giới xung quanh, góp phần mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. II - MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuyết minh tính mới Trước hết giáo viên cần cho học sinh biết thế nào là văn miêu tả? Nhận biết được câu văn miêu tả. Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. Vì vậy, khi dạy phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, giáo viên cần tích hợp cho học sinh nhận biết các biện pháp nghệ thuật cũng như câu văn tả nhằm giúp học sinh làm quen, học hỏi với cách miêu tả. Lớp Bốn là lớp đầu tiên học văn miêu tả với bài viết hoàn chỉnh. Vì thế các em còn bỡ ngỡ, chưa quen. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này học sinh đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn. Các em rất thích quan sát mọi vật xung quanh, rất nhạy cảm với các vẻ đẹp của thiên nhiên, nếu gợi ý và hướng dẫn, các em có thể nhớ được những gì mình quan sát. Song do vốn ngôn ngữ còn hạn chế, sắp xếp các ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc, nên giáo viên cần cho học sinh quan sát nhiều, đàm thoại nhiều và thực hành nhiều. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tập làm văn. Mỗi giáo viên muốn dạy tốt môn văn miêu tả bên cạnh những điều kiện như: Tư tưởng tình cảm tốt, kiến thức sâu và nắm chắc về ngôn ngữ, về văn học, đời sống, thì việc nắm vững phương pháp dạy học là hết sức quan trọng. Giáo viên chỉ là người tổ chức ra những tình huống học tập, có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy duy độc lập của học sinh; giúp học sinh phát hiện ra những cái mới lạ, cái đẹp ở thế giới xung quanh mình. Từ đó các em thích quan sát và thể hiện những gì mình quan sát được một cách có hệ thống giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và logic.
  4. SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 4 Muốn viết một bài văn miêu tả, người viết cần hiểu rõ đối tượng miêu tả. Để viết được bài hay, ngoài tình cảm, cảm xúc mà người viết gửi gắm trong bài văn thì việc tái hiện lại được chân dung đối tượng miêu tả cụ thể, chi tiết sinh động đó mới là thành công của một bài văn. Muốn thực hiện được điều này, chúng ta cần áp dụng các phương pháp dạy học sau: * PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC MỚI 1- Định hướng quan sát Trong văn miêu tả quan sát là khâu quan trọng nhất. Cần phân biệt nhìn và quan sát. Nhìn là nhận diện đối tượng đó là gì? Là cây dừa hay cây chuối, cây bưởi? Còn quan sát là ta sử dụng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, miêu tả kĩ đặc điểm cây này có điểm gì khác với những cây khác. Muốn vậy giáo viên cần cho học sinh được trải nghiệm thực tế + Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật + Quan sát bằng tai: âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc + Quan sát bằng mũi: những mùi vị tác động đến tình cảm + Quan sát bằng vị giác và xúc giác: nếm, sờ, cảm nhận của da Ví dụ : Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát Giáo viên cho học sinh tận mắt nhìn, hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, cây phượng hoặc cây me tây trên sân trường. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế. Khi học sinh tham quan hoặc quan sát, giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết cụ thể về những gì đã quan sát được, những gì đã được tham quan. Để viết câu văn hay, giàu hình ảnh, giáo viên cần gợi ý học sinh trả lời những câu hỏi nhỏ. Nhắc học sinh đưa thêm những gì mình cảm nhận được vào câu văn, bài văn và nêu cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau để gây cảm xúc cho người đọc. Kích thích học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa. Giáo viên có thể yêu cầu các em hãy quan sát và thi xem ai tìm nhiều hình ảnh so sánh nhất. Ví dụ: Nhìn từ xa em thấy cây bàng như thế nào? Giống cái gì? ( nhìn từ xa, cây bàng như một cái dù xanh khổng lồ che mát cả một góc sân / như một cái nấm to che bóng mát cho chúng em vui chơi / ) Tán lá như thế nào? ( Tán lá xanh um, mát rượi / một làn gió nhẹ thổi qua làm vài chiếc lá chao đảo rơi xuống cành / đâu đó một màn nhện giăng ngang cành cây / ) Hướng học sinh mở rộng các giác quan, ta có cảm nhận được điều mà từ trước giờ ta chưa biết, chưa khám phá. Chẳng hạn: Yêu cầu học sinh: Nhắm mắt lại em nghe thấy gì? Em cảm nhận được gì? - Đâu đó tiếng chim kêu ríu rít trên cành ( thính giác) - Tiếng gió thổi rì rào qua ngọn cây làm tóc em bay mát rượi ( thính giác, xúc giác ) - Thoang thoảng đâu đây mùi hương hoa phượng ( khứu giác )