Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh Lớp 4

doc 13 trang sangkien 26/08/2022 6020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_chat_luong_mon_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh Lớp 4

  1. ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4” Tác giả: Phan Thị Hương Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A- MỞ ĐẦU 3 I Đặt vấn đề 3 1. Thực trạng của vấn đề 3 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 3 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 II Phương pháp tiến hành 4 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu 4 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 4 B- NỘI DUNG 5 I Mục tiêu 5 II Giải pháp thay thế 5 1. Thuyết minh tính mới 5 2. Khả năng áp dụng 10 3. Lợi ích kinh tế- xã hội 11 C- KẾT LUẬN 11 Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh lớp 4 Trang 1
  2. Trang 2 Phan Thị Hương
  3. A. MỞ ĐẦU I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về của nhân cách con người .Trong các môn học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng . Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, nếu một kĩ năng hạn chế thì sẽ dẫn đến các kĩ năng khác không tốt được. Đặc biệt kĩ năng viết đúng, viết chuẩn chính tả có một vai trò hết sức quan trọng, nó giúp học sinh có tiền đề để thực hiện tốt các kĩ năng khác, cũng như học tốt các môn học khác. Ngoài ra việc viết đúng, viết chuẩn chính tả còn thể hiện tính cẩn thận, tính thẩm mĩ trong mỗi học sinh. Trong quá trình giảng dạy lớp 4 nhiều năm, cũng như dự giờ đồng nghiệp và qua các bài kiểm tra được chấm tập trung ở trường, tôi nhận thấy học sinh còn sai chính tả nhiều. Những lỗi sai chính tả của học sinh với nhiều mức độ khác nhau, nhiều dạng lỗi khác nhau và cũng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì những lí do đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu, chọn lọc qua kinh nghiệm giảng dạy để viết đề tài : “ Biện pháp nâng cao chất lượng môn Chính tả cho học sinh lớp 4.” 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Xuất phát từ thực tế nói trên và qua một thời gian dài tham gia giảng dạy lớp 4, bản thân tôi đã thu thập, tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Chính tả cho học sinh lớp 4. Với đề tài mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng sẽ đóng góp một phần nho nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh, đồng thời vạch ra một hướng mới, một con đường ngắn hơn dẫn đến thành công trong dạy và học phân môn Chính tả ở lớp 4. Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh lớp 4 Trang 3
  4. Đồng thời vận dụng đề tài vào giảng dạy chúng ta cũng sẽ thấy được sử dụng phương pháp dạy học là một nghệ thuật, để người thưởng thức nghệ thuật không bị nhàm chán thì chúng ta phải luôn không ngừng sáng tạo và đổi mới nghệ thuật, tức là chúng ta phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Với việc vận dụng giải pháp mới này, sẽ gây hứng thú cho học sinh trong học tập, làm cho chất lượng học sinh đại trà ngày càng cao hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 4 với hình thức dạy học cả lớp, lẫn hình thức dạy học theo nhóm và cả cá nhân. Đó là phương án dạy học dựa trên học lực, năng lực của mỗi cá nhân học sinh. Với hình thức dạy học này sẽ tạo điều kiện cho giáo viên kịp thời phát hiện, phân loại đối tượng học sinh để có thể sử dụng từng biện pháp giáo dục, giảng dạy riêng phù hợp. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận: Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập và lao động sản xuất. Khi giao tiếp trong cuộc sống, chúng ta không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Đề tài nghiên cứu dựa trên việc đổi mới các phương pháp dạy học theo chủ trương của Đảng, của Bộ GD & ĐT theo xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nghiên cứu kĩ ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp, để vận dụng tối đa mặt tích cực của từng phương pháp trong giảng dạy và loại bỏ những hạn chế của từng phương pháp. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đề tài cũng được nghiên cứu dựa trên thực tế tình hình học tập của học sinh ở lớp, ở đơn vị trường. Tùy theo lực học của học sinh và lỗi sai thực tế của mỗi học sinh mà vận dụng các giải pháp mới cho phù hợp. Đồng thời rút kinh nghiệm qua việc dự giờ tiết dạy của đồng nghiệp: Học tập những điều hay trong cách vận dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên và khắc phục những nhược điểm không đáng có. Điều thiết thực và cụ thể nhất là từ thực tế kết quả giảng dạy của bản thân qua các năm học mà tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 2.1. Các biện pháp tiến hành Trang 4 Phan Thị Hương
  5. Để đúc kết được một số kinh nghiệm vận dụng trong quá trình giảng dạy phân môn Chính tả, bản thân tôi đã tiến hành một số biện pháp như : • Khảo sát kết quả học tập của học sinh. • Thí điểm thử vận dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Chính tả vào giảng dạy một thời gian, sau đó kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh, đối chiếu so sánh kết quả trước và sau khi vận dụng đề tài. • So sánh kết quả học tập của học sinh giữa các lớp cùng khối, trao đổi về cách dạy với các giáo viên trong tổ. • Kiểm tra kết quả học tập của học sinh để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp Trải qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, từ năm học 2010 - 2011 bản thân tôi thử vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Chính tả và bước đầu đã đem lại hiệu quả. Do đó, năm học 2014-2015, tôi đã mạnh dạn vận dụng đề tài ngay từ đầu năm học cho đến nay (tháng 01 năm 2015). B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là giúp học sinh hạn chế lỗi khi viết chính tả. Từ đó học sinh ngày càng viết đúng và đẹp chính tả. Giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học bộ môn Tiếng Việt. Học sinh ngày càng tự tin hơn vào bài viết của mình khi viết văn. II. Giải pháp thay thế: 1. Thuyết minh tính mới: Để học sinh ngày càng viết đúng, viết chuẩn chính tả, tôi thực hiện như sau: - Chia những lỗi sai của học sinh theo từng nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả thì nhiều, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. - Với mỗi nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả tôi chọn một giải pháp riêng, phù hợp. Sau nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, cũng như thực tế học sinh tại địa bàn công tác, tôi phát hiện những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả và áp dụng những giải pháp như sau: 1.1- Nguyên nhân thứ nhất: Lỗi sai do từ địa phương (Địa phương ngữ ) Địa bàn công tác của tôi thuộc khu vực Nam Trung bộ, nơi đây có một số lượng từ địa phương rất lớn. Trong sinh hoạt, giao tiếp, học sinh sử dụng những từ này nên rất lệch chuẩn. Do đó khi viết chính tả, học sinh viết theo cách đọc, cách nói của mình nên dẫn đến sai chính tả. Ví dụ: Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh lớp 4 Trang 5
  6. Từ chuẩn Học sinh viết đi về đi dề - đi giề ngoài sân quài sân bà nội bà nậu ông ngoại ông quại hết rồi hết rầu tàu hỏa tèo hỏa cái chén cái chắn hoa huệ hoa quệ vui vẻ dui dẻ tươi tốt tư tốt mệt mỏi mệch mỏi hỏi thăm hỏi thêm bay đi bê đi ăn cơm ăn côm Cánh buồm Cánh bồm áo len áo lên Nhìn chung những lỗi này là do quá trình giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày trong môi trường mà số lượng từ địa phương được dùng rất lớn nên ảnh hưởng nhiều đến học sinh. Với lỗi này, tôi cho học sinh phát âm lại cho đúng. Trong lớp, tôi phát động phong trào thi đua: “Nói, viết đúng chuẩn” , bằng cách: + Yêu cầu học sinh trong sinh hoạt, hoạt động học tập cũng như vui chơi ở trường, ở lớp phải nói đúng chuẩn. + Học sinh tự phát hiện lỗi nói sai của bạn và yêu cầu bạn phải nói lại cho đúng chuẩn. + Bố trí ở góc lớp những từ địa phương cần sửa để hằng ngày học sinh có thể nhìn thấy mà tự sửa dần. + Phát động phong trào luyện phát âm chuẩn cho các em . Cuối mỗi tuần, mỗi tháng tôi sẽ tổ chức các buổi ngoại khóa Tiếng Việt như: thi đọc hay, đọc chuẩn; phát thanh viên tài năng của lớp, 1.2- Nguyên nhân thứ hai: Lỗi sai do không nắm được quy tắc chính tả Đa số học sinh không nắm vững các quy tắc chính tả, nhiều em viết theo thói quen tiện đâu viết đó. Các quy tắc chính tả được học ngay từ lớp 1 và được thực hành, tích lũy dần nhưng học sinh không để ý và đôi lúc các giáo viên cũng không kịp thời củng cố, chấn chỉnh cho học sinh. Các lỗi sai về quy tắc chính tả thường gặp như sau: a) Quy tắc viết hoa: - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, học sinh đều biết quy tắc viết hoa là viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng, nhưng với trường hợp âm đầu ghi bằng hai con chữ thì học sinh lại viết hoa cả hai chữ cái này, chẳng hạn: Trang 6 Phan Thị Hương
  7. Viết đúng Học sinh viết sai Trần Hưng Đạo TRần Hưng Đạo Lý Thường Kiệt Lý THường Kiệt Thanh Hóa THanh Hóa Khánh Hòa KHánh Hòa Nghệ An NGHệ An Với lỗi này, tôi cho học sinh phân biệt thế nào là âm đầu, thế nào là chữ cái đầu mỗi tiếng. Để từ đó, học sinh biết bộ phận nào cần phải viết hoa. Tôi cho học sinh thực hành viết lại những danh từ riêng này. - Khi viết tên các tổ chức cơ quan, học sinh thường viết hoa không đúng, các em chỉ thường viết hoa chữ cái đầu tên tổ chức, cơ quan đó và danh từ riêng nếu có. Ví dụ: Trường tiểu học số 2 Hoài Tân Trường mầm non Sao Mai Nhà máy phân bón Văn Điển Công ti may Nhà Bè Với lỗi này, nguyên nhân là do học sinh không nắm được quy tắc viết hoa. Do đó, tôi cho học sinh học thuộc quy tắc viết hoa và tăng cường luyện tập, làm mẫu để học sinh biết cách tách tên các cơ quan tổ chức thành các bộ phận để viết hoa chính xác. + Bộ phận thứ nhất: Tên loại cơ quan, tổ chức. + Bộ phận thứ hai: Tên loại hình hoạt động, cấp bậc của tổ chức, cơ quan đó. + Bộ phận thứ ba: Tên riêng của cơ quan, tổ chức. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Trường Mầm non Sao Mai Nhà máy Phân bón Văn Điển Công ti May Nhà Bè Khi học sinh viết hoa sai các danh hiệu, giải thưởng, tôi cũng tiến hành làm như vậy và nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. - Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, học sinh còn viết hoa lung tung, nên tôi cho học sinh học kĩ quy tắc, cho thực hành nhiều. b) Quy tắc viết phụ âm đầu: Đối với một số âm đầu có nhiều cách ghi âm ( cờ, ngờ, gờ) , học sinh còn nhầm lẫn nhiều do không nắm được quy tắc viết chính tả, không được nhắc nhở chấn chỉnh kịp thời và thường xuyên nên đã tạo thành một thói quen trong khi viết của học sinh. Chẳng hạn: Viết đúng Học sinh viết sai Nghề nghiệp ngề nghiệp Ngành Giáo dục Nghành Giáo dục Cái ghế Cái gế Một số biện pháp nâng chất lượng môn Chính tả cho học sinh lớp 4 Trang 7