Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu ở Lớp 4

doc 14 trang sangkien 26/08/2022 6481
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu ở Lớp 4

  1. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế phát triển toàn cầu như hiện nay, việc phát triển con người toàn diện là việc thiết thực. Là người Việt Nam sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ là việc thiết yếu. Mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) được hình thành trên cơ sở vận dụng những thành tựu giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với đặc điểm và định hướng đổi mới giáo dục tiểu học Việt Nam, phát triển toàn diện con người Việt Nam. Trải qua nhiều năm thực hiện mô hình VNEN, đổi mới sách giáo khoa (sách Hướng dẫn học) cùng với việc đổi mới các môn học khác thì đổi mới trong Tiếng Việt đã tạo ra tâm thế mới trong công tác giảng dạy. Với Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 (HDHTV4) thì mục tiêu của môn Tiếng Việt cũng có sự thay đổi. Đó là: - Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) và cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán ). - Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. - Góp phần hình thành nhân cách và nếp sống văn hóa của con người Việt Nam hiện đại: Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Với mục tiêu như trên, môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, nó làm cơ sở ban đầu cho trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, có được năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết sử dụng thành thạo Tiếng Việt. Trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 (HDH TV4), phân môn Luyện từ và câu không được tách riêng mà nó nằm trong mạch nội dung dạy – học kiến thức Tiếng Việt (bao gồm lí thuyết và thực hành). Mạch nội dung dạy – học kiến thức Tiếng Việt được phân bố trong nhóm Bài A và nhóm Bài C. Cùng với sự thay đổi về chương trình SGK (sách HDH TV4), 1
  2. việc đổi mới về phương pháp dạy học cũng là điều tất yếu. Sự đổi mới này phải theo hướng tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục . Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 (HDH TV4) nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học, tự thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh tri thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Tiếng Việt là môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu bởi nó cung cấp cho học sinh vốn tri thức Tiếng Việt ban đầu nhằm phục vụ cho việc tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, học Luyện từ và câu sẽ giúp các em hình thành, phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu ở lớp 4”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài được tiến hành nghiên cứu và vận dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp quan sát tổng kết các kinh nghiệm dạy học - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp dạy học tích cực: Trò chơi học tập, hoạt động nhóm. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Là người Việt Nam, ai cũng tự nhận thấy rằng ngôn ngữ của chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đến tuổi đi học đều hình thành cho mình vốn từ, quy tắc giao tiếp nhất định. Bởi vậy, để tăng nhanh được vốn từ, để chính xác hóa nội dung ngữ nghĩa của từ cũng 2
  3. như thúc đẩy việc hình thành kĩ xảo ngữ pháp diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi không thể không chú ý đến việc rèn luyện, trau dồi cho các em vốn kiến thức về Tiếng Việt qua việc dạy học kiến thức Tiếng Việt. Kiến thức Tiếng Việt là tên gọi của mạch nội dung dạy học về tiếng, từ, câu thực hiện nhiệm vụ mà phân môn Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt hiện hành đảm nhiệm. Trong sách HDH TV4, nội dung dạy học kiến thức Tiếng Việt hầu hết được thực hiện ở nhóm bài A và nhóm bài C. Nó được phân thành hai mảng lớn, ứng với hai nhóm hoạt động : Lí thuyết về tiếng, từ, và câu trong hoạt động cơ bản và thực hành về tiếng , từ, câu được trình bày ở hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng. Trong nội dung và chương trình sách HDH TV4, dạy học kiến thức Tiếng Việt gồm các nội dung sau: - Ngữ âm – chính tả. - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ. - Cấu tạo từ. - Từ loại. - Câu. - Dấu câu. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Về người dạy: Từ năm học 2012- 2013 đến nay, trường tôi tổ chức dạy – học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và dạy văn hóa lớp 4. Trong quá trình giảng dạy, dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, xem bài làm của học sinh, bản thân tôi thấy dạy và học kiến thức tiếng Việt giáo viên có những vướng mắc như sau: + Giáo viên dạy 2 buổi/ ngày nên thời gian nghiên cứu bài còn hạn chế. + Theo mô hình VNEN, sách HDH TV4 cã nh÷ng tr­êng hîp kh«ng thÓ sö dông theo logo trong bµi mµ ®ßi hái ph¶i cã sù ®iÒu chØnh cho phï hợp nªn gi¸o viªn nÕu kh«ng nghiªn cøu kÜ bµi sÏ dÉn ®Ðn kh«ng truyÒn t¶i hÕt néi dung kiÕn thøc cho häc sinh. + Vốn từ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ. + Cách dạy của giáo viên trong giờ Luyện từ và câu còn đơn điệu, ít sáng tạo, chưa cuốn hút học sinh. - Về học sinh: 3
  4. + Các nội dung kiến thức Tiếng Việt không được trình bày kế tiếp nhau mà đan xen với các mạch nội dung khác nên học sinh ít được củng cố, rèn luyện. + Mô hình VNEN đòi hỏi học sinh chñ yÕu tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu nên đôi lúc học sinh cũng chưa thực sự hiểu yªu cÇu của bài. + Khi lµm bµi nhiÒu häc sinh kh«ng ®äc kÜ bµi, suy nghÜ hÊp tÊp nªn lµm bµi ch­a ®óng. + Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để làm bài. Năm học 2018– 2019, tôi được phân công chủ nhiệm và dạy văn hoá lớp 4C trường Tiểu học Đông Cương. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm của phân môn Luyện từ và câu với kết quả như sau: Số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 38 SL TL SL TL SL TL SL TL 9 23,7% 15 39,5% 10 26,3% 4 10,5% Từ kết quả trên, tôi thấy cần có những biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 4 góp phần năng cao chất lượng dạy học . 2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Thiết kế bài học: Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học là những phương diện thể hiện sự thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Làm thế nào để có một giờ học tốt? Chuẩn bị và thiết kế một giờ học có vai trò và ý nghĩa quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy. Việc thiết kế bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi thiết kế bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. Việc thiết kế bài học gồm các bước: - Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. - Bước 2: Nghiên cứu sách HDH và các tài liệu liên quan. 4
  5. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. - Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. - Bước 5: Thiết kế bài học. 2. 3. 2. Chuẩn bị đồ dùng. Việc dạy học theo mô hình VNEN đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy đem lại hứng thú học tập cho người học. Ví dụ: Dạy HĐ cơ bản 2 bài 22A (Sách HDH TV4 tập 2A, trang 55) sẽ lôi cuốn học sinh hơn nếu sưu tầm tranh, ảnh về cây, hoa, quả sầu riêng. Ví dụ: Khi dạy HĐ thực hành 2 bài 24A (sách HDH TV4, tập 2A, trang 94) với yêu cầu Dùng câu kể Ai là gì? để giới thiệu các bạn trong lớp em ( hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em). Chắc chắn rằng, giờ học này sẽ sinh động hơn khi học sinh có tấm ảnh chụp cả gia đình, các em sẽ nhìn vào đó để giới thiệu thành viên của gia đình mình cho cả lớp nghe. 2. 3. 3. Hình thức tổ chức . Trong mô hình VNEN các hình thức tổ chức dạy học được thể hiện qua các logo. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng bài mà giáo viên điều chỉnh logo cho phù hợp. Các hình thức tổ chức bao gồm: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động cặp đôi. + Hoạt động nhóm. + Hoạt động cả lớp. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên bằng phiếu bài tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra còn có thể cho thi đua giữa các nhóm. Ví dụ: HĐ cơ bản 1 bài 5C (sách HDH TV4 tập 1A, trang 85). Cùng đọc đoạn văn sau: 5