Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 4

doc 25 trang sangkien 30/08/2022 10060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_tap_lam_van_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh Lớp 4

  1. PHÒNG GD - ĐT HUYỆN PHÚ XUYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỦY    === === Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 Người thực hiện: Phạm Thị Hạnh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tri Thuỷ - Phú Xuyên - Hà Nội NĂM HỌC 2011 - 2012 - 1 -
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4   SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên : PHẠM THỊ HẠNH - Ngày tháng năm sinh: 09/02/ 1978 - Năm vào ngành: 2000 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Tri Thuỷ - Phú Xuyên - Hà Nội Năm học: 2011 - 2012 - 2 -
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Dạy học tiếng Việt trong trường Tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là Tập làm văn là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc Tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Mục tiêu của cả người dạy và người học là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết học văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan. Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp. Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Để giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?”. Trả lời câu hỏi này, ngay từ đầu năm học nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4Đ Trường Tiểu học Tri Thủy. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4”. II. SƠ LƯỢC CƠ SỞ LÍ LUẬN. - Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học. - Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn. - Xuất phát từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá trình dạy Tập làm văn của cả - 3 -
  4. giáo viên và học sinh. - Xuất phát từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp. - Xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Học sinh lớp 4Đ- Trường Tiểu học Tri Thủy 2. Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4. IV.THỜI GIAN THỰC HIỆN Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi xác định mình phải giải quyết các nhiệm vụ sau: 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của giờ Tập làm văn. 2. Tìm hiểu thực trạng của việc dạy phân môn Tập làm văn. 3. Tổ chức dạy thực nghiệm . 4. Một số giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo. 2. Điều tra khảo sát thực tế. 3. Sử dụng các phương pháp khác: Phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, thống kê và xử lý các số liệu thu được. B. PHẦN NỘI DUNG THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH I.THỰC TRẠNG LÀM VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 4 HIỆN NAY. - Đầu năm học 2011-2012 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4. Qua quá trình giảng dạy và qua việc dự giờ, để học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp. Tôi nhận - 4 -
  5. thấy việc làm văn ở lớp 4 còn gặp một số khó khăn: 1.Về phía giáo viên . - Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học. 2. Về phía học sinh. - Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan nên việc làm văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn chưa cao. - Vốn sống và vốn kiến thức văn của học sinh nhất là học sinh vùng nông thôn quê chúng tôi còn hạn chế .Đa số các em là con trong những gia đình có bố mẹ làm nghề nông thuần túy nên số phụ huynh có điều kiện và có ý thức mua sách báo cho con em mình đọc còn rất ít . Hơn nữa không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác phẩm văn học. - Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn. Qua khảo sát chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi đầu năm học 2011- 2012 tôi đã thu được kết quả như sau với tổng số học sinh của lớp là 31 học sinh: Kết quả khảo sát đầu năm học 2011-2012 Bài điểm Bài điểm Bài điểm Bài điểm Bài điểm Khảo sát Sĩ số h/s 9-10 7- 8 5- 6 3- 4 1- 2 Đầu 31 2 10 16 2 1 năm Đây cũng chính là một thực trạng khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở về việc làm văn của học sinh lớp 4 và của cả những năm học trước. Trước thực tế ấy, tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi và tham khảo: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4? Cuối cùng tôi cũng tìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4. Tôi đã áp dụng những biện pháp này vào việc dạy làm văn cho học sinh lớp 4Đ trường Tiểu học Tri Thuỷ trong năm học 2011- 2012 và tiếp tục đưa vào áp dụng trong những năm học tiếp theo. Thật đáng mừng qua một năm áp - 5 -
  6. dụng chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi đã được nâng cao một cách rõ rệt. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp . II.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH. Để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn. Tôi đã tiến hành những biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng làm văn . 1. Cung cấp các kiến thức văn học. Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được. Bằng mọi cách phải bổ sung vào vốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của tiếng Việt. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc. Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi chốt lại một từ yêu cầu các em ghi vào “ sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình. Ví dụ: Ở bài Đường đi Sa Pa. ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 102), tôi yêu cầu các em sau giờ học phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và hình ảnh. - Trắng xóa tựa mây trời, - Lướt thướt liễu rủ. - Bồng bềnh huyền ảo. Bài Con chuồn chuồn nước ( Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 127). - Từ: Long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút. - Đặt câu: - Thân đa cao vút, đỉnh chót vót giữa trời xanh. - Trời xuân trải sắc xanh trên biển lúa mênh mông. Vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không hề nhỏ. Ngoài ra cuối mỗi tiết Tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu văn hay trong - 6 -
  7. bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em đưa vào văn bản của mình. Ví dụ: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng ( Đoàn thuyền đánh cá) Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. ( Đường đi Sa Pa) 2. Luyện điền từ, chọn từ. Song song với việc tích lũy vốn từ qua môn Tập đọc. Trong tiết luyện viết đoạn văn tôi thường xuyên cho các em củng cố về từ ngữ qua dạng bài luyện từ, từ dễ, từ khó. * Điền từ để câu văn giàu hình ảnh: - Nắng ban mai (hồng tươi) nhuốm chan hoà trên từng sắc lá. - Hoa hồng đẹp (lộng lẫy) cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung). - Mùa hè đến, hàng trăm, hàng nghìn cánh phượng như đang (phả lửa) lên trời. - Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi. - Cây cao (cao vút). - Gió thổi (rì rào) trong đám lá. - Mào của trống ta y hệt một bông hoa đỏ (chon chót) - Những quả cam (vàng óng), da (căng mọng) như mời gọi người đến thưởng thức. - Đôi mắt (long lanh như thuỷ tinh), lúc nào cũng (liến láu) nhìn quanh. Việc chọn từ điền vào câu văn, giáo viên nên để học sinh thoải mái, không ép hay áp đặt. Sau mỗi lần để học sinh chọn điền tôi cũng để học sinh khác bình luận, nhận xét xem câu nào hay hơn. Các em học chưa tốt môn văn có thể học hỏi được nhiều từ, câu của các bạn giỏi. Bài tập này đa dạng, dễ cho ví dụ. Giáo viên nên khuyến khích và động viên làm tốt. Nếu với những câu quá khó giáo viên có thể gợi ý. - 7 -
  8. Với dạng bài này tôi cho các em luyện tập ở các tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”, tiết “Hướng dẫn học” giúp các em lựa chọn các câu văn hay để viết đoạn văn, vừa khiến cho các em thoải mái trong giờ học, vừa nhớ lâu. 3. Dạy viết câu có kết cấu đơn giản. Tháp cao nào cũng phải xây dựng từ dưới mặt đất. Để viết được những câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên học sinh cần nắm được câu trong dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu học sinh đã được học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? câu khiến, câu hỏi, câu cảm. Dạy những loại câu này đối với học sinh không khó. Ta chỉ cần hướng dẫn tốt qua tiết Luyện từ và câu. Xác định các yêu cầu cơ bản học sinh cần nắm được, và thường xuyên củng cố thật nhiều. Câu phải có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ. - Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì? Đi đôi với việc dạy lý thuyết tôi cho học sinh luyện viết câu, phân tích thật nhiều, lấy ngay các từ học sinh tích luỹ được trong tiết Tập đọc để đặt câu: Ví dụ: Sau khi học xong bài Tập đọc “ Sầu riêng” Tiếng việt 4 tập 2: + Học sinh cần tích luỹ từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện. + Đặt câu và phân tích: Dạ hượng / ngọt ngào lan toả khắp khu vườn CN VN Vườn hoa / quyến rũ lũ ong bướm rập rờn bay đến CN VN Mít chín / thơm nồng, ngọt sắc như vị của trứng gà quyện với mật ong già CN VN - 8 -