Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi Toán Lớp 3

doc 22 trang sangkien 13184
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_toan_lop_3.doc
  • docxFile sửa edit.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi Toán Lớp 3

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi toán lớp 3 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ ĐỂ GIẢI QUYẾT. Cùng với môn Tiếng Việt và những môn học khác toán là môn học rất quan trọng đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3. Đó là môn học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Dạy toán lớp 3 giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản về phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia, bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5; tên gọi, mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của từng phép tính Đây chính là những kiến thức nền tảng giúp các em có thể học tiếp chương trình toán ở các lớp sau. Thế nhưng toán lại là một môn học đòi hỏi học sinh phải tập trung tư duy, suy nghĩ nhiều trong giờ học phần đông học sinh nhất là những học sinh chậm hiểu thường không thích học toán. Muốn học sinh tiểu học học tốt được môn toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK, SGV một cách rập khuôn, máy móc lâu ngày tiết học cũng trở nên đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em trở thành những con người tự tin, năng động, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới đang diễn ra hằng ngày. Hiện nay đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới – Thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chủ trương của Đảng và chính phủ ta là phấn đấu cho tới năm 2020 đưa đất nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay là cần những con người có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Vậy những nhân tài đó được đào tạo ở đâu? Đó chính là sản phẩm của giáo dục mà chỉ qua giáo dục mới có. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi toán lớp 3 Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em, lôi cuống các em tham gia vào các hoạt động học tập. Qua gần tám năm giảng dạy, với những kinh nghiệm được tích lũy, tôi nhận thấy rằng: Việc lồng ghép trò chơi vào dạy học toán đã làm cho học sinh hăng say học tập, giờ học trở nên sinh động hẳn lên.Thông qua trò chơi các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê và hứng thú học tập. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao. Chính vì lẻ đó đã thôi thúc tôi đến với đề tài: “Một số trò chơi toán lớp 3.” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Điền lư II năm học 2014 – 2015 . - Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Điền lư II năm học 2015 – 2016. - Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Điền lư II năm học 2016 – 2017 2. Phạm vi nghiên cứu - Phân môn toán lớp 3. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp sư phạm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung dạy học môn toán lớp 3, chương trình SGK, để đưa ra những trò chơi phù hợp, hiệu quả để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi toán lớp 3 Năm học 2016 – 2017 này tôi được BGH nhà trường phân công phụ trách giảng dạy lớp 3/3. Với tổng số học sinh là 42 em trong đó có 19 nữ. Qua quá trình theo dõi và tìm hiểu tôi nhận thấy lớp tôi có một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: Phòng học được trang bị đầy đủ bàn, ghế, đèn quạt, có tủ đựng đồ dùng học tập và vui chơi . Bên cạnh đó, do địa bàn trường thuộc trung tâm thị trấn xã huyện nên rất được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban Giám Hiệu, của Hội cha mẹ học sinh cũng như địa phương xã nhà Kế hoạch của nhà trường, của Ban Giám Hiệu đề ra rất rõ ràng, thiết thực Đa số học sinh có ý thức học tập tốt cộng với sự quan tâm đúng mực của gia đình, các em đều rất ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô. b. Khó khăn: Tuy vậy vẫn còn một số gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, mải bận công việc chưa quan tâm nhiều đến các em, việc học tập của các em dường như phó mặc cho nhà trường. Các em không được sự rèn luyện thêm từ phía gia đình nên kết quả học tập còn chưa cao. Cũng vì lí do trên mà sự kết hợp giữa các bậc phụ huynh với giáo viên còn nhiều hạn chế . - Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy: TSHS Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới 5 TS % TS % TS % TS % 42 7 16,6 14 33,3 15 35,7 6 14,2 - Tỉ lệ HS khá giỏi toán không cao. - 15 học sinh trung bình và còn 6 học sinh yếu. Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của lớp mình tôi đã bắt tay ngay vào việc đề ra biện pháp giúp học sinh có hứng thú và học tốt hơn môn toán. 1. Tìm hiểu về tâm lý học sinh tiểu học: 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi toán lớp 3 - Ở lứa tuổi học sinh tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu. Dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh hoặc ở môi trường thiếu dưỡng khí. - Học sinh tiểu học nghe giảng bài rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên khi dạy phải tạo được những hứng thú trong học tập và phải thường xuyên cho các em thực hành, luyện tập. - Học sinh tiểu học rất dễ xúc động, thích tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng nào đó nhất là hình ảnh gây cảm xúc mạnh. - Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em cũng chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ, nhầm củng cố khắc sâu kiến thức giúp học sinh hiểu bài nhanh và nhớ bài lâu hơn. 2. Tìm hiểu về vị trí của môn toán trong trường tiểu học. - Môn toán ở trường tiểu học là môn học độc lập chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. - Môn toán có tầm quan trọng to lớn, nó là một môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người . - Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để các em có thể phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 3 Thế nào là trò chơi học tập? Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của mỗi con người ở mọi lứa tuổi. Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trò chơi cần chú ý đặc tính: Vui – Khỏe – An toàn – Bổ ích. Trong đó bao gồm cả giải trí, thư giãn được xem là mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi toán lớp 3 nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học. Giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập còn có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức. 4. Tác dụng của trò chơi học tập: Bàn về giáo dục, nhắc tới thiếu nhi Bác Hồ có lời dặn tới các cán bộ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong: “ Trong lúc học nên làm cho chúng vui, trong lúc vui cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học.” Và ngày nay tâm lý học cũng đã chứng minh: Trẻ ở lứa tuổi tiểu học, nhất là lứa tuổi học sinh lớp 3 thích thú đặc biệt với những trò chơi và việc ý thức đối với kết quả của trò chơi chính là yếu tố thúc đẩy các em chơi hăng say quên cả mệt mỏi. Nhưng ở đây chúng ta cũng hiểu một điều rằng hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm ở chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. Trò chơi học tập là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi. Nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và qua đó học sinh sẽ được luyện tập, thực hành, củng cố, mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy thông qua trò chơi học tập thì các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi một cách nhẹ nhàng. Như chúng ta đã biết chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi toán lớp 3 Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em cảm thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung hết sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Tuy ở lứa tuổi này hoạt động vui chơi mặc dù đã chuyển thành hàng thứ yếu sau học tập, song vui chơi vẫn là hoạt động không thể thiếu được đối với các em. Chính vì thế việc lồng ghép trò chơi vào hoạt động học tập để nâng cao hiệu quả giờ học là hết sức cần thiết và đây cũng là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ thật nhiều. Bởi cần phải tổ chức trò chơi như thế nào cho phù hợp với tiết dạy, phù hợp với hứng thú của các em nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập. Thế đấy, trò chơi quan trọng đối với lứa tuổi các em biết nhường nào! Nó giúp cho giờ học trở nên sinh động hẳn lên, học sinh hứng thú và tiếp thu bài nhanh hơn. Điều đó góp phần làm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN a. Thực trạng chung của nhà trường. Qua tìm hiểu một số giáo viên dạy lớp3 , tìm hiểu học sinh , tài liệu tham khảo ở trường tiểu học Điền Lư 2 ,tôi nhận thấy: Các đồng chí giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học toán vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi học toán vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng . Sở dĩ có tình trạng trên 6