Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non

doc 16 trang sangkien 12461
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non

  1. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt của người Việt xưa, trong đó tích tụ cả trí tuệ và cả niềm vui sống của biết bao thế hệ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè. Đồng thời nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em; tuổi thơ của các em sẽ có những kỉ niệm quý báu mà không bao giờ bị lãng quên trong suốt cuộc đời. Với những chức năng đặc biệt ấy, trò chơi dân gian rất cần thiết được giữ gìn, lưu truyền và các em chính là những người gìn giữ những di sản quý báu ấy của dân tộc. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học được nhiều điều thông qua các cuộc chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều các trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta không thể phủ định rằng các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển, nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn len lỏi trong tâm trí của các em, các em thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Vì vậy việc đưa các em trở về với sự hồn nhiên trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn trăn trở ấy tôi đã suy nghĩ, Nguyễn Thị Ngọc Bích 1 Trường Mầm non Phụ Khánh
  2. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non tìm hiểu và tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất, để trò chơi dân gian thực sự đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ. Sau đây tôi xin đưa ra: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Nguyễn Thị Ngọc Bích 2 Trường Mầm non Phụ Khánh
  3. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các năm học tiếp theo Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa luôn đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền thống qua các trò chơi dân gian, hát xoan, hát ghẹo là một trong những nội dung trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là đối với các cô giáo Mầm non (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Chính vì vậy việc tổ chức trò chơi dân gian một cách hiệu quả và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ cần được giáo viên quan tâm và trú trọng. Bản thân tôi đã sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất mà tôi đang công tác. Chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt một thời gian dài. Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ Mầm non. Được trải qua nhiÒu n¨m công tác và đặc biệt là trải qua thực tế nhiều năm ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, tôi thấy rằng giáo viên cần phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi dân gian thì mới có thể tổ chức được những trò chơi một cách hiệu quả mang lại hứng thú cho trẻ. Từ những cơ sở nêu trên bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra Nguyễn Thị Ngọc Bích 3 Trường Mầm non Phụ Khánh
  4. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non những giải pháp tốt nhất để để có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng của vấn đề Hiện nay hoạt động vui chơi ở các trường Mầm non nói chung và trò chơi dân gian nói riêng còn chưa được chú trọng, chưa được giáo viên và các nhà quản lý quan tâm đúng mức, do vậy trẻ chưa thực sự có một khoảng không gian chơi chơi thật sự thoải mái, hứng thú và chủ động. Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa thực sự tự chủ trong việc tự học, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các hoạt động của trẻ theo kiểu lối mòn còn diễn ra nhiều, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Các tài liệu và vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian ở một số giáo viên còn hạn chế, do vậy việc tổ chức các trò chơi thường lặp đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán ở trẻ Trẻ Mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác Trong mỗi lớp thường có những trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Chính vì những lý do trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non ở các trường Mầm non nói chung và trường Mầm non Phụ khánh nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn Nguyễn Thị Ngọc Bích 4 Trường Mầm non Phụ Khánh
  5. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Từ thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: 3.1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên cần có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh đó, trong trường Mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. * Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: Khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ” C« vµ ch¸u cïng ch¬i “dung d¨ng dung dΔ. * Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn: Khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: - Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Nguyễn Thị Ngọc Bích 5 Trường Mầm non Phụ Khánh
  6. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. - Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ. - Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo: “Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Hát chuyền sỏi”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng đe”,“Trồng nụ trồng hoa”, “Ném còn”, “Cướp cờ”; “Đi cầu, đi quán” Trò chơi: “Rồng rắn lên mây” BÐ ch¬i “®i cÇu ®i qu¸n” 3.2. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. a) Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò chơi: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không Nguyễn Thị Ngọc Bích 6 Trường Mầm non Phụ Khánh